TC017-ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN-BÀO CHẾ DƯỢC 1+2

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: BÀO CHẾ DƯỢC 1+2

Câu 1:

Hỗn dịch thuốc:

Định nghĩa: Hd là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài, trong thành phần có các tiểu phân chất rắn không tan ở dạng nhỏ phân tán đều trong chất dẫn.

Về cảm quan: HD là chất lỏng đục, có khi là chất lỏng có lớp cặn ở đáy chai nhưng khi lắc nhẹ, cặn lắng này phải nhanh chóng phân tán đều trong chất dẫn cho chất lỏng đục.

ưu – nhược điểm:

Ưu điểm:

– Thích hợp cho trẻ em, người già khi uống thuốc chứa dược chất rắn ít tan / nước.

– Cải thiện vị đắng khi pha hỗn dịch cho trẻ em (cloramphenicol palmitat, erythromycin stearat…)

-Tăng độ ổn định của dược chất (oxytetracyclin, cloramphenicol…) hơn so với dạng dung dịch

-Điều chế các dược chất không tan hoặc ít tan trong dạng thuốc để uống, tiêm, dùng ngoài.

Nhược điểm

– Hệ phân tán dị thể thường không bền: tiểu phân dược chất rắn có xu  hướng tích tụ và lắng  đọng.

– Khó điều chế, không ổn định. Vì vậy, trên sản phẩm ghi dòng chữ:

“Lắc kỹ trước khi dùng”.

-Khó phân liều chính xác và khó đồng nhất hỗn dịch lỏng dùng uống.

-Không phù hợp với dược chất có hoạt lực mạnh.

Phân loại hỗn dịch thuốc

a.Hỗn dịch thô (hỗn dịch phải lắc):

-Tiểu phân chất rắn thường có kích thước 10 – 100 µm, trọng lực lớn nên thường lắng xuống đáy chai.

b.Hỗn dịch mịn (hỗn dịch đục):

Tiểu phân chất rắn thường có kích thước từ 0,1 – 1 µm, nhỏ gần như hạt keo nên tuân theo chuyển động Brown và các hiện tượng nhiệt động khác nên là hệ phân tán khá bền vững.

 

 

Câu 2:

*Quy trình bào chế nhũ tương theo phương pháp keo khô:

1.Làm mịn chất nhũ hóa trong cối sứ.

2.Cho dần từng lượng nhỏ pha nội vào cối sứ, dùng chày đánh đều hỗn hợp này để chất nhũ hóa thấm đều vào pha nội.

3.Khi hết pha nội, cho dần từng lượng nhỏ pha ngoại vào cối, dùng chày đánh mạnh, một chiều đến hết lượng pha ngoại để được nhũ tương đồng nhất.

Áp dụng ở phòng thí nghiệm, pha chế theo đơn.

 

*Các nguyên nhân gây thất bại trong bào chế nhũ tương?

-Lựa chọn chất nhũ hóa không thích hợp

-Dùng chất nhũ hóa vơi lượng không đủ

-Áp dụng phương pháp nhũ hóa đẻ sử dụng dụng cụ, thiết bị gây phân tán không thích hợp

-Nồng độ của 2 pha không tương xứng

-Tỷ trọng giữa 2 pha chênh lệch nhau quá lớn

-Môi trường phân tán không đủ nhớt

-Điều chế ở nhiệt độ không thích hợp

-Thêm vào nhũ tương những chất có thể làm biến chất tá dược nhũ hóa: acid, cồn, tanin, các chất điện ly mạnh

 

 

Câu  3: Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp trộn đều đơn giản. Điều kiện áp dụng, các giai đoạn chính. VD.

  • Điều kiện áp dụng:

– Dược chất:

+ Dược chất rắn, không tan hoặc ít tan trong tá dược.

+ Có thể xảy ra tương kỵ giữa các dược chất nếu trong công thức có nhiều dược chất.

– Tá dược: Có thể cả 4 nhóm (thân dầu, thân nước tá dược khan và tá dược nhũ tương).

Các giai đoạn chính:

  • Làm bột đơn hoặc bột kép dược chất rắn có trong công thức:

Để đảm bảo thuốc mỡ đồng nhất, dược chất dễ phân tán đều trong tá dược, nhất là khi nồng độ dược chất nhỏ, cần nghiền mịn dược chất.

Trong thực tế, nhiều dược chất được làm dưới dạng bột siêu mịn hoặc siêu siêu mịn. Nếu trong công thức có nhiều dược chất rắn, cần phải trộn bột kép các dược chất trước khi phối hợp với tá dược.

  • Chuẩn bị tá dược: Giống như đối với phương pháp hòa tan.
           Phối hợp hoặc đun chảy.. Tiệt khuẩn nếu cần thiết.

Chuẩn bị dược chất . Nghiền hoặc xay (nếu không phải là dạng microsize) . Rây trộn bột kép

  • Làm mỡ đặc: Phối hợp tá dược.Cán hoặc làm đồng nhất. Mục đích của giai đoạn này là:

+ Làm mịn thêm dược chất.

+ Dễ phối hợp và trộn đều với lượng tá dược còn lại.

  • Tiến hành: Cho dược chất đã mịn vào dụng cụ thích hợp (cối sứ hoặc máy) và đồng lượng tá dược đã xử lý, trộn kỹ làm thành mỡ đặc.
·     Đóng tuýp

 

·     Đóng gói

 

♦ Kiểm nghiệm thành phẩm

♦ Kiểm nghiệm bán thành phẩm

Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn sản xuất thuốc mỡ theo phương pháp trộn đều đơn giản

  • Phối hợp mỡ đặc với tá dược còn lại: Theo nguyên tắc đồng lượng, nếu điểu chê vối lượng nhỏ, cho vào cối, dùng chày đánh cho tới khi đồng nhất. Nếu sản xuất lớn, dùng các máy làm thuốc mỡ chuyên dụng, khuấy trong thời gian xác định.
  • Cán hoặc làm đồng nhất: Mục đích của giai đoạn này là làm cho chế phẩm đồng nhất hơn và mịn màng. Phương tiện sử dụng là máy cán 3 trục hoặc máy làm đồng nhất
  • Đóng gói: Hiện nay, thuốc mỡ chủ yếu được đóng trong các tuýp kim loại hoặc các tuýp chất dẻo với các máy đóng riêng hoặc liên hoàn.
  • Phương tiện, thiết bị dùng trong sản xuất thuốc mỡ:
  • Máy xay hoặc máy nghiền bi.
  • Rây hoặc máy rây với cỡ rây thích hợp.
  • Máy làm bột siêu mịn (Micropulverizer).
  • Máy trộn thuốc mỡ chuyên dụng
  • Máy cán 3 trục hoặc máy làm đồng nhất

Máy đóng tuýp với pittông chuyển động theo phương thẳng dùng hoặc theo phương nằm ngang

. Nếu dùng máy liên hoàn có thể thực hiện được các giai đoạn từ trộn, đóng tuýp, in số kiểm soát. (H.8.9)

Một số ví dụ:

Thuốc mỡ bemosali (Whitfield) – DĐVN II,T3. Công thức:

Acid salicylic 30g
Acid benzoic 60g
Tá dược nhũ hóa 910g

 

Tá dược nhũ hóa theo BP93,

Tiến hành:

  • Chuẩn bị được chất: Nghiền hoặc xay riêng acid benzoic và acid salicylic, rây bột mịn, trộn bột kép.
  • Chuẩn bị tá dược: Chế sáp nhũ hóa và thuốc mỡ nhũ hóa theo trình tự như sau:

Đun chảy alcol cetostearylic hoặc alcol cetylic ở nhiệt độ khoảng 95°c. Thêm natri laurylsulfat, trộn đều, thêm nước tinh khiết, tiếp tục đun tới nhiệt độ 115°c và duy trì ở nhiệt độ này, khuấy liên tục cho tới khi nguội hẳn (nên làm lạnh nhanh).

Đun chảy đồng thời sáp nhũ hóa, vaselin và dầu paraíin, lọc nếu cần thiết, khuấy liên tục cho tới khi nguội.

  • Làm thuốc mỡ đặc: Cho hỗn hợp acid benzoic và salicylic vào cối sứ hoặc máy tùy theo lượng yêu cầu, thêm đồng lượng hỗn hợp tá dược, khuấy, trộn, vét kỹ.
  • Phối hợp tá dược còn lại với thuốc mỡ đặc: Tiếp tục cho tá dược, trộn với mỡ đặc theo nguyên tắc đồng lượng, cho tới khi đồng nhất hoặc theo thời gian đã ghi trong quy trình sản xuất. Với các máy chuyên dụng có hệ thống điều nhiệt thì quá trình trộn, đảo sẽ thuận lợi hơn. Nếu máy khuấy,không có hệ thống điều nhiệt tự động, cần lắp thêm thiết bị này để thuốc có thể chất thích hợp trong quá trình sản xuất, nhất là vào mùa đông.
  • Trước khi lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm cần thiết phải cho thuốc mỡ qua máy cán 3 trục, nhằm mục đích làm đều và mịn thêm thuốc.
  • Đóng tuýp: Mỡ benzosali thường được đóng trong tuýp nhôm tráng vecni hoặc Silicon với khối lượng 10-20g.

Câu 4: Cách phối hợp dược chất vào tá dược thân nước để điều chế thuốc đặt(phương pháp đun chảy khuôn). Mỗi trường hợp cho 1 ví dụ.

Phương pháp đun chảy đổ khuôn được thực hiện theo hai giai đoạn

  1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên phụ liệu
  2. Phối hợp được chất vào tá dược và đổ khuôn

·      Chuẩn bị dụng cụ và nguyên phụ liệu:

Dụng cụ: ở quy mô bào chế nhỏ thường sử dụng các dụng cụ sau:

+ Dao bằng thép không gỉ, bàn mài hoặc cối chày sứ để làm vụn tá dược và làm mịn dược chất.

+ Bát sứ hoặc bát men để đun chảy cách thuỷ tá dược và phối hợp được chất vào tá dược trước khi đổ khuôn.

+ Các loại khuôn bằng kim loại: Đồng, nhôm hoặc thép không gỉ có hình viên thích hợp, có thể tháo lắp dễ dàng để lấy viên thuốc ra khỏi khuôn.

Ở quy mô công nghiệp người ta điều chế thuốc đặt bằng những máy tự động. Dán và ép khuôn bằng chất dẻo hoặc giấy thiếc có tráng plypropylen, sau đó rót khỏi thuốc đã đun chảy vào khuôn bằng những bơm chính xác, hàn kín khuôn và làm lạnh, cuối cùng in nhãn trên viên thuốc và cắt thành từng vỉ chứa 4, 6, 8… viên thuốc.

Để đảm bảo vệ sinh vô khuẩn các dụng cụ trong bào chế phải sạch, khô và được tiệt khuẩn bằng các phương pháp thích hợp: Sấy ở 140 – 160°c trong thời gian 2 giờ với các dụng cụ bằng kim loại, thủy tinh, sứ… hoặc lau bằng bông cồn với các dụng cụ bằng chất dẻo. Với khuôn thuốc thì sau khi rửa sạch và tiệt khuẩn, phải được bôi trơn trước khi đổ khuôn. Nếu thuốc đặt điều chế bằng tá dược béo thì phải bôi trơn khuôn bằng dung dịch xà phòng trong cồn, nếu điều chế bằng tá dược thân nước thì phải bôi trơn khuôn bằng dầu paraíin.

Ví dụ: Muốn điều chế 10 viên thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn phải tính lượng dược chất và tá dược cho 11 viên.

Trường hợp dược chất và tá dược có tỷ trọng khác nhau và lượng dược chất trong một viên lớn hơn 0.05g để bảo đảm mỗi viên thuốc chưa đúng lượng chất yêu cầu thì phải dựa vào hệ số thay thế của dược chất với tá dược để tính chính xác lượng tá dược cần lấy.

Rp: Decmatol 0,15g
Ichtyol 0,15g
Bơ cacao vđ 3,00g
M.F. Sup D.t.d

N°10

Đơn thuốc trên cho lượng dược chất và tá dược của một viên yêu cầu điều chế 10 viên

·     Phối hợp dược chất vào tá dược và đổ khuôn:

–      Phối hợp dược chất vào tá dược:

Để phối hợp dược chất vào tá dược cần phải dựa vào tính chất của dược chất và tá dược mà sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp các phương pháp hòa tan, trộn đều đơn giản hoặc trộn đều nhũ hóa.

Đối với tá dược béo và tá dược nhũ hóa thường gặp 4 trường hợp sau:

+ Trường hợp trong thành phần thuốc đặt có các dược chất dễ tan trong tá dược (cloral hydrat, anestesin…) hòa tan dược chất trong một phần tá dược đã đun chảy cách thủy, trộn với phần tá dược còn lại cho chảy đều.

+ Trường hợp trong thành phần thuốc đặt có các dược chất ở thể lỏng phân cực hoặc dễ tan trong dung môi trơ phân cực (các loại bạc keo, novocain hydrochlorid ) .Hòa tan dược chất trong một lượng tối thiểu dung môi trơ phân cực, sau đó nhũ hóa dung dịch đó vào tá dược đã được đun chảy cách thủy. Nếu như tá dược không có khả năng nhũ hóa thì phải thay một phần tá dược bằng chất nhũ hóa thích hợp (cholesterol, alcol cetylic hoặc lanolin khan nước…).

+ Trường hợp thuốc đặt chứa các dược chất không tan trong tá dược, cũng không tan trong nước (sulíamid, paracetamol, indometacin…): Nghiền được chất thành bột mịn, thêm một phần tá dược còn lại, cho hỗn hợp trên vào trộn đều.

+ Trường hợp thuốc đặt có thành phần dược chất phức tạp, thì phải kết hợp một cách hợp lý các phương pháp hòa tan, nhũ hóa và trộn đều đơn giản để phối hợp được chất vào tá dược rồi đổ khuôn.

Đối với tá dược thân nước (tá dược gelatin glycerin…) ta cũng gặp các trường hợp tương tự như trên.

+ Trường hợp thuốc đặt trong thành phần có các dược chất dễ tan trong nước (cao benladon, penicillin…). Hòa tan dược chất trong một lượng tối thiểu nước hoặc glycerin rồi phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc.

+ Trường hợp trong thành phần có các dược chất không tan trong dung môi trơ không phân cực (progesterron. vitamin D2…): Hòa tan dược chất vào một lượng tối thiểu dầu thực vật sau đó trộn đều nhũ hóa vào hỗn hợp tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc.

+ Trường hợp trong thành phần có các dược chất không tan trong nước cũng không tan trong dầu (cloramphenicol. sulfatazon…): Nghiền nhỏ dược chất trong cối. thêm một phần glycerin hoặc nước nghiền thành bột nhão mịn, sau phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc trộn đều.

– Trường hợp thuốc đặt có thành phần dược chất phức tạp ta phải phối hợp một cách hợp lý các phương pháp hòa tan, trộn đều đơn giản và nhũ hóa để phối hợp được chất vào tá dược rồi đổ khuôn.

Đổ khuôn:

Sau khi phối hợp được chất vào tá dược, phải chờ khối thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông đặc mới đổ vào khuôn đã được tiệt khuẩn và bôi trơn. Với tá dược bơ cacao thường đổ khuôn ở khoảng 27-28°C, với tá dược gelatin glycerin thường đổ khuôn ở 37-38°C.

Phải đổ nhanh và liên tục để tránh hiện tượng tạo ngấn trên viên thuốc và phải đổ sao cho khối thuốc cao hơn bề mặt khuôn l-2mm, để khi thuốc đông rắn, viên thuốc không bị lõm đáy.

Sau khi đổ, khuôn phải được để ở nơi mát 5-10°C chờ cho thuốc đông rắn hoàn toàn, dùng dao gạt phần thuốc thừa ở trên, tháo khuôn để lấy viên thuốc ra ngoài.     

 

 

 

 

Câu 5

+  Nêu ưu nhược, điểm của viên nén

– Ưu điểm

– Thường dùng để uống, rất thuận tiện với liều chính xác và an toàn.

– Viên có thể tích nhỏ và dễ che dấu mùi vị khó chịu của hoạt chất

– Dễ nhận biết qua hình dạng, màu sắc, logo, chữ số trên viên.

– Ở dạng rắn có tuổi thọ, độ ổn định cao hơn các dạng thuốc lỏng, dễ đóng gói, bảo quản.

– Khối lượng và thể tích nhỏ nên dễ vận chuyển.

– Dễ triển khai sản xuất trong quy mô công nghiệp, giá thành rẻ, dễ kiểm soát chất lượng.

– Nhược điểm

– Không phải dược chất nào cũng có thể điều chế dưới dạng viên nén.

– Khi uống, viên tan rã tạo ra vùng đậm đặc gây kích ứng, viêm loét, chảy máu niêm mạc đường tiêu hoá: Aspirin, vitamin C, ..

– Khó sử dụng cho trẻ em, người hôn mê, khó nuốt, người có vấn đề tại đường tiêu hoá.

– Sinh khả dụng của viên nén dùng nguyên vẹn dạng rắn thường kém, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy nếu không nghiên cứu kỹ thuật bào chế đầy đủ thì hiệu quả điều trị sẽ kém hoặc không ổn định.

1.2. Vẽ quy trình điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt

Sơ đồ quy trình điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt

 

 

 

 

Câu 1:

Hỗn dịch thuốc:

Định nghĩa: Hd là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài, trong thành phần có các tiểu phân chất rắn không tan ở dạng nhỏ phân tán đều trong chất dẫn.

Về cảm quan: HD là chất lỏng đục, có khi là chất lỏng có lớp cặn ở đáy chai nhưng khi lắc nhẹ, cặn lắng này phải nhanh chóng phân tán đều trong chất dẫn cho chất lỏng đục.

ưu – nhược điểm:

Ưu điểm:

– Thích hợp cho trẻ em, người già khi uống thuốc chứa dược chất rắn ít tan / nước.

– Cải thiện vị đắng khi pha hỗn dịch cho trẻ em (cloramphenicol palmitat, erythromycin stearat…)

-Tăng độ ổn định của dược chất (oxytetracyclin, cloramphenicol…) hơn so với dạng dung dịch

-Điều chế các dược chất không tan hoặc ít tan trong dạng thuốc để uống, tiêm, dùng ngoài.

Nhược điểm

– Hệ phân tán dị thể thường không bền: tiểu phân dược chất rắn có xu  hướng tích tụ và lắng  đọng.

– Khó điều chế, không ổn định. Vì vậy, trên sản phẩm ghi dòng chữ:

“Lắc kỹ trước khi dùng”.

-Khó phân liều chính xác và khó đồng nhất hỗn dịch lỏng dùng uống.

-Không phù hợp với dược chất có hoạt lực mạnh.

Phân loại hỗn dịch thuốc

a.Hỗn dịch thô (hỗn dịch phải lắc):

-Tiểu phân chất rắn thường có kích thước 10 – 100 µm, trọng lực lớn nên thường lắng xuống đáy chai.

b.Hỗn dịch mịn (hỗn dịch đục):

Tiểu phân chất rắn thường có kích thước từ 0,1 – 1 µm, nhỏ gần như hạt keo nên tuân theo chuyển động Brown và các hiện tượng nhiệt động khác nên là hệ phân tán khá bền vững.

 

 

Câu 2:

*Quy trình bào chế nhũ tương theo phương pháp keo khô:

1.Làm mịn chất nhũ hóa trong cối sứ.

2.Cho dần từng lượng nhỏ pha nội vào cối sứ, dùng chày đánh đều hỗn hợp này để chất nhũ hóa thấm đều vào pha nội.

3.Khi hết pha nội, cho dần từng lượng nhỏ pha ngoại vào cối, dùng chày đánh mạnh, một chiều đến hết lượng pha ngoại để được nhũ tương đồng nhất.

Áp dụng ở phòng thí nghiệm, pha chế theo đơn.

 

*Các nguyên nhân gây thất bại trong bào chế nhũ tương?

-Lựa chọn chất nhũ hóa không thích hợp

-Dùng chất nhũ hóa vơi lượng không đủ

-Áp dụng phương pháp nhũ hóa đẻ sử dụng dụng cụ, thiết bị gây phân tán không thích hợp

-Nồng độ của 2 pha không tương xứng

-Tỷ trọng giữa 2 pha chênh lệch nhau quá lớn

-Môi trường phân tán không đủ nhớt

-Điều chế ở nhiệt độ không thích hợp

-Thêm vào nhũ tương những chất có thể làm biến chất tá dược nhũ hóa: acid, cồn, tanin, các chất điện ly mạnh

 

 

Câu  3: Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp trộn đều đơn giản. Điều kiện áp dụng, các giai đoạn chính. VD.

  • Điều kiện áp dụng:

– Dược chất:

+ Dược chất rắn, không tan hoặc ít tan trong tá dược.

+ Có thể xảy ra tương kỵ giữa các dược chất nếu trong công thức có nhiều dược chất.

– Tá dược: Có thể cả 4 nhóm (thân dầu, thân nước tá dược khan và tá dược nhũ tương).

Các giai đoạn chính:

  • Làm bột đơn hoặc bột kép dược chất rắn có trong công thức:

Để đảm bảo thuốc mỡ đồng nhất, dược chất dễ phân tán đều trong tá dược, nhất là khi nồng độ dược chất nhỏ, cần nghiền mịn dược chất.

Trong thực tế, nhiều dược chất được làm dưới dạng bột siêu mịn hoặc siêu siêu mịn. Nếu trong công thức có nhiều dược chất rắn, cần phải trộn bột kép các dược chất trước khi phối hợp với tá dược.

  • Chuẩn bị tá dược: Giống như đối với phương pháp hòa tan.
           Phối hợp hoặc đun chảy.. Tiệt khuẩn nếu cần thiết.

Chuẩn bị dược chất . Nghiền hoặc xay (nếu không phải là dạng microsize) . Rây trộn bột kép

  • Làm mỡ đặc: Phối hợp tá dược.Cán hoặc làm đồng nhất. Mục đích của giai đoạn này là:

+ Làm mịn thêm dược chất.

+ Dễ phối hợp và trộn đều với lượng tá dược còn lại.

  • Tiến hành: Cho dược chất đã mịn vào dụng cụ thích hợp (cối sứ hoặc máy) và đồng lượng tá dược đã xử lý, trộn kỹ làm thành mỡ đặc.
·     Đóng tuýp

 

·     Đóng gói

 

♦ Kiểm nghiệm thành phẩm

♦ Kiểm nghiệm bán thành phẩm

Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn sản xuất thuốc mỡ theo phương pháp trộn đều đơn giản

  • Phối hợp mỡ đặc với tá dược còn lại: Theo nguyên tắc đồng lượng, nếu điểu chê vối lượng nhỏ, cho vào cối, dùng chày đánh cho tới khi đồng nhất. Nếu sản xuất lớn, dùng các máy làm thuốc mỡ chuyên dụng, khuấy trong thời gian xác định.
  • Cán hoặc làm đồng nhất: Mục đích của giai đoạn này là làm cho chế phẩm đồng nhất hơn và mịn màng. Phương tiện sử dụng là máy cán 3 trục hoặc máy làm đồng nhất
  • Đóng gói: Hiện nay, thuốc mỡ chủ yếu được đóng trong các tuýp kim loại hoặc các tuýp chất dẻo với các máy đóng riêng hoặc liên hoàn.
  • Phương tiện, thiết bị dùng trong sản xuất thuốc mỡ:
  • Máy xay hoặc máy nghiền bi.
  • Rây hoặc máy rây với cỡ rây thích hợp.
  • Máy làm bột siêu mịn (Micropulverizer).
  • Máy trộn thuốc mỡ chuyên dụng
  • Máy cán 3 trục hoặc máy làm đồng nhất

Máy đóng tuýp với pittông chuyển động theo phương thẳng dùng hoặc theo phương nằm ngang

. Nếu dùng máy liên hoàn có thể thực hiện được các giai đoạn từ trộn, đóng tuýp, in số kiểm soát. (H.8.9)

Một số ví dụ:

Thuốc mỡ bemosali (Whitfield) – DĐVN II,T3. Công thức:

Acid salicylic 30g
Acid benzoic 60g
Tá dược nhũ hóa 910g

 

Tá dược nhũ hóa theo BP93,

Tiến hành:

  • Chuẩn bị được chất: Nghiền hoặc xay riêng acid benzoic và acid salicylic, rây bột mịn, trộn bột kép.
  • Chuẩn bị tá dược: Chế sáp nhũ hóa và thuốc mỡ nhũ hóa theo trình tự như sau:

Đun chảy alcol cetostearylic hoặc alcol cetylic ở nhiệt độ khoảng 95°c. Thêm natri laurylsulfat, trộn đều, thêm nước tinh khiết, tiếp tục đun tới nhiệt độ 115°c và duy trì ở nhiệt độ này, khuấy liên tục cho tới khi nguội hẳn (nên làm lạnh nhanh).

Đun chảy đồng thời sáp nhũ hóa, vaselin và dầu paraíin, lọc nếu cần thiết, khuấy liên tục cho tới khi nguội.

  • Làm thuốc mỡ đặc: Cho hỗn hợp acid benzoic và salicylic vào cối sứ hoặc máy tùy theo lượng yêu cầu, thêm đồng lượng hỗn hợp tá dược, khuấy, trộn, vét kỹ.
  • Phối hợp tá dược còn lại với thuốc mỡ đặc: Tiếp tục cho tá dược, trộn với mỡ đặc theo nguyên tắc đồng lượng, cho tới khi đồng nhất hoặc theo thời gian đã ghi trong quy trình sản xuất. Với các máy chuyên dụng có hệ thống điều nhiệt thì quá trình trộn, đảo sẽ thuận lợi hơn. Nếu máy khuấy,không có hệ thống điều nhiệt tự động, cần lắp thêm thiết bị này để thuốc có thể chất thích hợp trong quá trình sản xuất, nhất là vào mùa đông.
  • Trước khi lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm cần thiết phải cho thuốc mỡ qua máy cán 3 trục, nhằm mục đích làm đều và mịn thêm thuốc.
  • Đóng tuýp: Mỡ benzosali thường được đóng trong tuýp nhôm tráng vecni hoặc Silicon với khối lượng 10-20g.

Câu 4: Cách phối hợp dược chất vào tá dược thân nước để điều chế thuốc đặt(phương pháp đun chảy khuôn). Mỗi trường hợp cho 1 ví dụ.

Phương pháp đun chảy đổ khuôn được thực hiện theo hai giai đoạn

  1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên phụ liệu
  2. Phối hợp được chất vào tá dược và đổ khuôn

·      Chuẩn bị dụng cụ và nguyên phụ liệu:

Dụng cụ: ở quy mô bào chế nhỏ thường sử dụng các dụng cụ sau:

+ Dao bằng thép không gỉ, bàn mài hoặc cối chày sứ để làm vụn tá dược và làm mịn dược chất.

+ Bát sứ hoặc bát men để đun chảy cách thuỷ tá dược và phối hợp được chất vào tá dược trước khi đổ khuôn.

+ Các loại khuôn bằng kim loại: Đồng, nhôm hoặc thép không gỉ có hình viên thích hợp, có thể tháo lắp dễ dàng để lấy viên thuốc ra khỏi khuôn.

Ở quy mô công nghiệp người ta điều chế thuốc đặt bằng những máy tự động. Dán và ép khuôn bằng chất dẻo hoặc giấy thiếc có tráng plypropylen, sau đó rót khỏi thuốc đã đun chảy vào khuôn bằng những bơm chính xác, hàn kín khuôn và làm lạnh, cuối cùng in nhãn trên viên thuốc và cắt thành từng vỉ chứa 4, 6, 8… viên thuốc.

Để đảm bảo vệ sinh vô khuẩn các dụng cụ trong bào chế phải sạch, khô và được tiệt khuẩn bằng các phương pháp thích hợp: Sấy ở 140 – 160°c trong thời gian 2 giờ với các dụng cụ bằng kim loại, thủy tinh, sứ… hoặc lau bằng bông cồn với các dụng cụ bằng chất dẻo. Với khuôn thuốc thì sau khi rửa sạch và tiệt khuẩn, phải được bôi trơn trước khi đổ khuôn. Nếu thuốc đặt điều chế bằng tá dược béo thì phải bôi trơn khuôn bằng dung dịch xà phòng trong cồn, nếu điều chế bằng tá dược thân nước thì phải bôi trơn khuôn bằng dầu paraíin.

Ví dụ: Muốn điều chế 10 viên thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn phải tính lượng dược chất và tá dược cho 11 viên.

Trường hợp dược chất và tá dược có tỷ trọng khác nhau và lượng dược chất trong một viên lớn hơn 0.05g để bảo đảm mỗi viên thuốc chưa đúng lượng chất yêu cầu thì phải dựa vào hệ số thay thế của dược chất với tá dược để tính chính xác lượng tá dược cần lấy.

Rp: Decmatol 0,15g
Ichtyol 0,15g
Bơ cacao vđ 3,00g
M.F. Sup D.t.d N°10

 

Đơn thuốc trên cho lượng dược chất và tá dược của một viên yêu cầu điều chế 10 viên

·     Phối hợp dược chất vào tá dược và đổ khuôn:

–      Phối hợp dược chất vào tá dược:

Để phối hợp dược chất vào tá dược cần phải dựa vào tính chất của dược chất và tá dược mà sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp các phương pháp hòa tan, trộn đều đơn giản hoặc trộn đều nhũ hóa.

Đối với tá dược béo và tá dược nhũ hóa thường gặp 4 trường hợp sau:

+ Trường hợp trong thành phần thuốc đặt có các dược chất dễ tan trong tá dược (cloral hydrat, anestesin…) hòa tan dược chất trong một phần tá dược đã đun chảy cách thủy, trộn với phần tá dược còn lại cho chảy đều.

+ Trường hợp trong thành phần thuốc đặt có các dược chất ở thể lỏng phân cực hoặc dễ tan trong dung môi trơ phân cực (các loại bạc keo, novocain hydrochlorid ) .Hòa tan dược chất trong một lượng tối thiểu dung môi trơ phân cực, sau đó nhũ hóa dung dịch đó vào tá dược đã được đun chảy cách thủy. Nếu như tá dược không có khả năng nhũ hóa thì phải thay một phần tá dược bằng chất nhũ hóa thích hợp (cholesterol, alcol cetylic hoặc lanolin khan nước…).

+ Trường hợp thuốc đặt chứa các dược chất không tan trong tá dược, cũng không tan trong nước (sulíamid, paracetamol, indometacin…): Nghiền được chất thành bột mịn, thêm một phần tá dược còn lại, cho hỗn hợp trên vào trộn đều.

+ Trường hợp thuốc đặt có thành phần dược chất phức tạp, thì phải kết hợp một cách hợp lý các phương pháp hòa tan, nhũ hóa và trộn đều đơn giản để phối hợp được chất vào tá dược rồi đổ khuôn.

Đối với tá dược thân nước (tá dược gelatin glycerin…) ta cũng gặp các trường hợp tương tự như trên.

+ Trường hợp thuốc đặt trong thành phần có các dược chất dễ tan trong nước (cao benladon, penicillin…). Hòa tan dược chất trong một lượng tối thiểu nước hoặc glycerin rồi phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc.

+ Trường hợp trong thành phần có các dược chất không tan trong dung môi trơ không phân cực (progesterron. vitamin D2…): Hòa tan dược chất vào một lượng tối thiểu dầu thực vật sau đó trộn đều nhũ hóa vào hỗn hợp tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc.

+ Trường hợp trong thành phần có các dược chất không tan trong nước cũng không tan trong dầu (cloramphenicol. sulfatazon…): Nghiền nhỏ dược chất trong cối. thêm một phần glycerin hoặc nước nghiền thành bột nhão mịn, sau phối hợp vào tá dược mới điều chế ở gần nhiệt độ đông đặc trộn đều.

– Trường hợp thuốc đặt có thành phần dược chất phức tạp ta phải phối hợp một cách hợp lý các phương pháp hòa tan, trộn đều đơn giản và nhũ hóa để phối hợp được chất vào tá dược rồi đổ khuôn.

Đổ khuôn:

Sau khi phối hợp được chất vào tá dược, phải chờ khối thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông đặc mới đổ vào khuôn đã được tiệt khuẩn và bôi trơn. Với tá dược bơ cacao thường đổ khuôn ở khoảng 27-28°C, với tá dược gelatin glycerin thường đổ khuôn ở 37-38°C.

Phải đổ nhanh và liên tục để tránh hiện tượng tạo ngấn trên viên thuốc và phải đổ sao cho khối thuốc cao hơn bề mặt khuôn l-2mm, để khi thuốc đông rắn, viên thuốc không bị lõm đáy.

Sau khi đổ, khuôn phải được để ở nơi mát 5-10°C chờ cho thuốc đông rắn hoàn toàn, dùng dao gạt phần thuốc thừa ở trên, tháo khuôn để lấy viên thuốc ra ngoài.     

 

 

 

 

Câu 5

+  Nêu ưu nhược, điểm của viên nén

– Ưu điểm

– Thường dùng để uống, rất thuận tiện với liều chính xác và an toàn.

– Viên có thể tích nhỏ và dễ che dấu mùi vị khó chịu của hoạt chất

– Dễ nhận biết qua hình dạng, màu sắc, logo, chữ số trên viên.

– Ở dạng rắn có tuổi thọ, độ ổn định cao hơn các dạng thuốc lỏng, dễ đóng gói, bảo quản.

– Khối lượng và thể tích nhỏ nên dễ vận chuyển.

– Dễ triển khai sản xuất trong quy mô công nghiệp, giá thành rẻ, dễ kiểm soát chất lượng.

– Nhược điểm

– Không phải dược chất nào cũng có thể điều chế dưới dạng viên nén.

– Khi uống, viên tan rã tạo ra vùng đậm đặc gây kích ứng, viêm loét, chảy máu niêm mạc đường tiêu hoá: Aspirin, vitamin C, ..

– Khó sử dụng cho trẻ em, người hôn mê, khó nuốt, người có vấn đề tại đường tiêu hoá.

– Sinh khả dụng của viên nén dùng nguyên vẹn dạng rắn thường kém, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy nếu không nghiên cứu kỹ thuật bào chế đầy đủ thì hiệu quả điều trị sẽ kém hoặc không ổn định.

1.2. Vẽ quy trình điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt

Sơ đồ quy trình điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt

 

 

 

 

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .