TC012-ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN-DƯỢC LIỆU 1+2

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: DƯỢC LIỆU 1+2

Câu 1: Alcaloid là những hợp chất hữu cơ chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm thường gặp trong thực vật, đôi khi có trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho những phản ứng hoá học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid.

  • Lý tính

– Thể chất: phần lớn alcaloid trong thiên nhiên công thức cấu tạo có oxy nghĩa là trong công thức có: C,H,N,O và ở nhiệt độ thường nó thường ở thể rắn, như morphin (C17H19NO3), codein (C18H21NO3), quinin (C20H24N2O2). Những alcaloid thành phần cấu tạo không có oxy thường ở thể lỏng.

– Mùi vị: đa số alcaloid không có mùi, có vị đắng và một số có vị cay như Capsaicin,…

– Màu sắc: hầu hết các alcaloid đều không màu trừ một số ít có màu vàng như berberin, palmatin…

– Độ tan: nói chung các alcaloid  bazơ không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ. Trái lại các muối alcaloid tan trong nước hầu như không tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực.

Hóa tính

– Hầu hết các alcaloid đều có tính base yếu và một số ít có tính base mạnh làm xanh giấy quỳ đỏ như nicotin, cá biệt có alcaloid không có phản ứng kiềm như theobromin, có alcaloid có phản ứng acid yếu như arecaidin.

– Tác dụng với các acid, alcaloid cho muối tương ứng.

– Alcaloid kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pt) tạo muối phức.

– Các alcaloid cho phản ứng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid. Nhưng phản ứng chung này chia làm 2 loại  : phản ứng tạo tủa, tạo màu.

Công dụng

  • Nhiều alcaloid có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ức chế như morphin, codein, reserpin hoặc gây kích thích như strychnin, cafein, lobelin.
  • Nhiều chất tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích như ephedrin, làm liệt giao cảm như ergotamin hoặc kích thích phó giao cảm như pilocarpin, eserin; có chất gây liệt phó giao cảm như atropin, có chất phong bế hạch giao cảm như nicotin, spartein.
  • Trong alcaloid có chất gây tê tại chỗ như cocain, có chất làm giãn cơ trơn chống co thắt như papaverin.
  • Có alcaloid làm tăng huyết áp như ephedrin, hydrastin, có chất làm hạ huyết áp như reserpin của cây ba gạc
  • Có alcaloid có tác dụng diệt kí sinh trùng như quinin đối với kí sinh trùng sốt rét, emetin và conexin đối với amip dùng chữa lỵ amip; arecolin, isopelletierin dùng để trị sán.

 

Ví dụ : thuốc phiện, cà độc dược, cankina, hoàng liên, ma hoàng.

Câu 2  Trình bày tên khoa học, tên khác, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng cây Sen.

Gợi ý

TKH: Nelumbium speciosum Willd

Họ sen (Nelumbonaceae)

Đặc điểm thực vật

  • Thân rễ hình trụ (ngó sen).
  • Lá hình tròn có cuống dài đính vào giữa lá (liên diệp).
  • Hoa to đều, lưỡng tính, mầu trắng hoặc hồng, nhị màu vàng, nhiều.
  • Quả tự gồm nhiều quả đóng, có vỏ cứng màu đen (liên thạch), trong quả chứa cây mầm màu xanh (liên tâm).

Phân bố

  • Mọc hoang và được trồng ở khắp mọi miền đất nước, ao hồ, đầm lầy.

Được trồng nhiều ở: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Huế, Đồng Tháp

– Cây sen dùng được tất cả các bộ phận : liên thạch, liên tâm, liên phòng, liên diệp

Liên thạch: là quả già phơi hoặc sấy khô.

  • Thu hái : tháng 7- 9, lấy từ gương sen già, tách lấy quả có màu tím, đem phơi khô
  • Bóc bỏ vỏ, mầm à liên nhục
  • TPHH chính của liên nhục: tinh bột, đường, chất béo, một ít Ca, P, Fe
  • Liên tâm: là cây mầm lấy trong quả sen.
  • TPHH chính của liên tâm: Alcaloid

Công dụng và cách dùng

  Liên thạch:

  • Vị đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh tâm
  • Chữa lỵ, cấm khẩu
  • Cách dùng: uống với liều 5-10g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên

Liên tâm:

  • Vị đắng, tính lạnh
  • Thanh tâm, thanh nhiệt, an thần
  • Chữa bệnh tâm phiền ( tức ngực, đau nhói ở tim), nôn ra máu, mất ngủ, di mộng tinh
  • Sắc uống 1,5-3g
Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .