Đáp án – GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ – MN BẾN THÀNH

PHÒNG ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 

Môn: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

 

  1. Nêu định nghĩa vật chất và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin? Cho biết ý nghĩa của định nghĩa này? Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận.

 

  1. a) Định nghĩa vật chất của Lênin:

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chung ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

  1. b) Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin:

Vật chất là một phạm trù triết học: Vật chất không tồn tại cảm tính, nghĩa là không đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể; vật chất là cái vô sinh, vô diệt còn vật thể là cái có sinh có diệt, do đó, không thể đồng nhất vật chất với vật thể.

– Vật chất là phạm trù dùng để chỉ thực tại khách quan: Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan, tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, đây là tiêu chuẩn để phân biệt cái vật chất với cái không phải là vật chất (ý thức).

– Vật chất là cái được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại và phản ánh. Khi vật chất tác động vào giác quan thì gây nên cảm giác, điều đó cũng có nghĩa là vật chất có trước và con người có khả năng nhận thức được thế giới.

  1. c) Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin:

Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, V.I.Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.

Khi khẳng định vận chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết “không thể biết”; đồng thời cũng khắc phục được những khiếm khuyết trong quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật chất trong thế giới.

  1. d) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

*  Vật chất quyết định ý thức.

Vai trò quyết định của vật chất thể hiện ở những nội dung sau:

+ Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đồi, tồn tại, phát triển của ý thức.

+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.

+ Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành và phát triển đến đó.

+ Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo.

Như vậy, vật chất quyết định cả nội dung và khuynh hướng vận động, phát triển của ý thức. Vật chất cũng còn là điều kiện, môi trường để hiện thực hoá ý thức, tư tưởng.

* Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất

Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự tác động này thể hiện ở chỗ: Chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của con người. Ở đây, ý thức, tư tưởng có thể quyết định cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định.

* Ý nghĩa phương pháp luận:

Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải:

+ Nếu vật chất quyết định ý thứ thì trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Đồng thời phải khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí.

+ Nếu ý thức có thể tác động ngược trở lại vật chất thì trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quanPhải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.

Câu 2.  Trình bày những đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH  ở Việt Nam

+ Nước ta quá độ từ một nước xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, trong đó nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội .

+ Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh ác liệt, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư của chế độ cũ còn nhiều. Nền sản xuất nhỏ cũng để lại nhiều nhược điểm, tập quán lạc hậu. Nhưng nước ta cũng đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội .

+ Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền độc lập của dân tộc ta .

+ Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và anh dũng trong đấu tranh, có ý chí tự lực, tự cường để thực hiện công cuộc xây dựng CNXH.

 

 

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .