Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN-PP dạy TN-XH Tiểu học

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN:  PHƯƠNG PHÁP DẠY TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIỂU HỌC

   Ngành: Sư Phạm Tiểu Học                                             Thời gian: 90 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm:

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung:
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù:
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Nhận thức khoa học:

  • Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,…
  • Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,…
  • Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
  • So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.

Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

 Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

 Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tựn hiên và xã hội xung quanh.

 Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

 Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

 Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.

 Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.

 Câu 2: PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiễn của HS.

Trong chương trình hiện nay có bài học áp dụng cả bài, có bài chỉ áp dụng một phần.

Ví dụ minh họa về áp dụng PP bàn tay nặn bột .

Học viên thiết kế được một hoạt động trong một bài dạy có sử dụng PP Bàn tay nặn bột theo tiến trình 5 bước sau:

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức

( Mẫu: Tự nhiên xã hội : LÁ CÂY – TN –XH lớp 3

I/ Mục tiêu:  Học sinh biết được:

Cấu tạo ngoài của lá cây.

– Sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.

II/ Đồ dùng dạy học:

GV:  sưu tầm 1 số loại lá cây khác nhau… bảng nhóm

HS: Giấy, bút chì, bút màu

III. Hoạt động dạy học

  1. Bài cũ: 3 phút

Mỗi cây thường có các bộ phận nào?

HS nhận xét, GV nhận xét

  1. Bài mới
  2. Giới thiệu bài : 2 phút

Các em đã được học về rễ cây, thân cây. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu một bộ phận nữa của cây là lá cây

Gv ghi mục bài lên bảng – Lá cây

HS nhắc lại hôm nay ta học bài gì?

  1. Hoạt động dạy học: 28 phút

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề :

Các em được biết rất nhiều loại lá . Bây giờ mỗi em hãy nhớ lại xem lá cây có màu gì, lá cây có những bộ phận nào, lá cây có hình dạng và độ lớn như thế nào ? các em suy nghĩ và nêu dự đoán của mình.

Chia nhóm theo chỗ ngồi

Bước 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

GV: Trước khi thảo luận nhóm, các em mô tả bằng hình vẽ (hoặc bằng lời) những hiểu biết ban đầu của mình về màu săc, hình dạng, cấu tạo của lá cây

– Sau đó tổ  chức thảo luận nhóm 4 để đưa ra dự đoán.

*Cho các nhóm đưa ra dự đoán trước lớp

Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:

a, Đề xuất câu hỏi :

Cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu

Chúng ta đã quan sát và nghe các nhóm trình bày, ai có thắc mắc gì về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây?

GV tổng hợp các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về hình dạng, màu sắc, kích thước, cấu tạo của lá cây:

? Các loại lá cây có màu sắc như thế nào?

? Các loại lá cây có hình dạng như thế nào?

? Các loại lá cây có kích thước ra sao?

? Lá cây gồm những bộ phận nào?

b, Đề xuất phương án thực nghiệm.

Để trả lời các câu hỏi này nhằm tìm hiểu về màu sắc, hình dạng, kích  thước  và cấu tạo của lá cây có thể lựa chọn phương án nào?

Có nhiều cách……. nhưng ở đây cô đã có sẵn một số lá cây, ta chọn phương án nào thuận lợi nhất ?

Cho HS lên bàn cô lấy lá cây về quan sát

Bước 4.Thực hiện phương án tìm tòi

– Lần lượt tổ chức cho HS  tiến hành quan sát vật thật và viết nội dung trả lời các câu hỏi thắc mắc ở trên.

Y/cầu trình bày kết quả thảo luận.

+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được..

+ Chỉ đâu là cuống lá, phiến lá

Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu

Gv : Qua đó các con rút ra kết luận gì ?

Gv nói đây chính là nội dung bài học hôm nay-

Gọi 2 học sinh nhắc lại kết luận:

Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá cây có màu đỏ hoặc vàng. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá,phiến lá; trên phiến lá có gân lá.

Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau.

Đây là kết luận SGK trang 87

Y/C mở SGK đọc

Y/C HS Viết vào vở

  1. Củng cố, dặn dò : 2 phút

Liên hệ:Gv : ở vườn nhà em, bố mẹ em trông cây gì ? cây đó có lá màu gì ?

Vẻ đẹp của lá cây…

Gv : Để cho lá cây luôn tươi tốt chúng ta phải làm gì ?

GV nhận xét giờ học.

 

Câu 3: Căn cứ vào các tiêu chí sau:

– Đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.

– Sự tiến bộ của học sinh

– Căn cứ các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn học. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường đánh giá thái độ của học sinh trong học tập; chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong học tập môn học.

–  Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng.

– Đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,…); đánh giá thông qua quan sát (quan sát học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngoài thực địa, tham quan,… bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,…); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh;…

 

  • Lưu ý : Học viên có thể diễn giải, lập luận thêm ý nhưng đảm bảo nội dung câu hỏi thì vẫn đạt điểm tối đa.
4.8/5 - (11 bình chọn)
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .