Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN-PP dạy Thể Dục

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

    MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY THỂ DỤC TIỂU HỌC 

   Ngành: Sư Phạm Tiểu Học                                                                     Thời gian: 30 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Câu 1: Bạn hãy cho biết đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học ? Khi lên lớp giáo viên cần lưu ý điều gì? (6 điểm)

Câu 2: Ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT thường xuyên đối với hệ hô hấp? (4 điểm)

 

ĐÁP ÁN:

Câu 1: Bạn hãy cho biết đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học ? Khi lên lớp giáo viên cần lưu ý điều gì? (6 điểm)

TL: Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học:

HS tiểu học thuộc lứa tuổi từ 6 – 11 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó các đặc điểm tâm lý thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc…có những thay đổi cơ bản.

Đối với lứa tuổi HS tiểu học, học tập đã trở thành một hoạt động chủ đạo. Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xã hội, mà chủ yếu là từ các động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: được thầy cô, ông bà, bố mẹ, anh chị khen ngợi và động viên. Do đó các em cố gắng học tập vì tình yêu thương, chăm lo của ông bà, bố mẹ, anh chị… học tốt để được khen ngợi.

HS tiểu học ở các lớp đầu cấp, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. HS các lớp 3, 4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết, các phần kỹ thuật động tác, song còn giản đơn. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn kém, nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ.

Để hình thành các hiểu biết, kiến thức các em thường học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Để hình thành kỹ năng vận động các em thường bắt chước, cố gắng làm theo các động tác, điệu bộ, hành vi của GV Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5).

  • Khi lên lớp giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành GV cần chú ý:
  • Khâu chuẩn bị sân bãi, địa điểm học tập.
  • Dự kiến thời tiết của buổi học.
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp.
  • Trong giảng dạy GV minh họa hình ảnh trực quan.
  • Khi giảng dạy các động tác TDTT ngoài việc phân tích- giảng giải kỹ thuật động tác, nhất thiết GV phải làm mẫu động tác và sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác.
  • Hoạt động trò chơi đối với HS là một yêu cầu hết sức cần thiết, đây là nhu cầu tự nhiên và rất cấp thiết không thể thiếu được trong cuộc sống và trong học tập của trẻ, tạo nên các hình thức giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và hoàn thiện sự phát triển cơ thể của các em.
  • Về mặt tình cảm, thái độ cư xử trong sinh hoạt, học tập… của HS tiểu học chưa ổn định. Các em thường thay đổi tâm trạng, hay xúc động, sự vui-buồn thường gặp trong cùng một hoạt động, một thời điểm.

Vì vậy, trong hoạt động GDTC nói chung và giảng dạy TDTT nói riêng, GV cần có những phương pháp sư phạm thích hợp, có những biện pháp tổ chức tập luyện hợp lý để động viên kịp thời và phát huy tính tự giác- tích cực tập luyện của HS tạo cho các em sự tin tưởng vào GV và vào chính bản thân mình để sẵn sàng đón nhận các yêu cầu mới của bài tập và các hiểu biết khác. GV phải luôn luôn là tấm gương tốt về phẩm chất, hành động, lời nói, việc làm để các em theo đó học tập và củng cố lòng tin đối vời thầy- cô giáo, vời bạn bè, gia đình và xã hội.

Câu 2: Ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT thường xuyên đối với hệ hô hấp? (4 điểm)

TL: Dưới tác động của tập luyện TDTT sẽ làm tăng khả năng hoạt động của bộ máy hô hấp, do nhu cầu ôxy tăng lên để không những đốt cháy những chất mang năng lượng trong cơ thể nhằm lấy năng lượng cung cấp cơ hoạt động mà còn để đốt cháy các sản phẩm của quá trình trao đổi chất (ôxy hoá ni tơ, Axít lac tíc…), cụ thể là:

– Lồng ngực được nở ra cả 3 chiều.

– Tần số hô hấp thay đổi (tiết kiệm khi yên tĩnh, có khả năng hoạt động cao khi cần thiết)

– Độ hoạt động lên xuống của cơ hoành được tăng lên (từ 4,1 – 4,5 cm tăng lên 6,6 – 6,7cm), làm cho tính chất của hô hấp chuyển từ thở ngực sang thở bụng.

– Tăng độ co giãn của phổi, thở sâu hơn, làm cho phổi làm việc thong thả hơn, nên VĐV ít có hiện tượng thở gấp.

– Khi thực hiện cùng một công việc định lượng thì nợ dưỡng của VĐV ít hơn người thường và sau hoạt động thì VĐV trả nợ dưỡng nhanh hơn.

4/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .