Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN-PP dạy TN-XH Tiểu học

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN:  PHƯƠNG PHÁP DẠY TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIỂU HỌC

   Ngành: Sư Phạm Tiểu Học                                                         Thời gian: 30 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Câu 1:

Chương trình các môn TN-XH ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý) có những đặc điểm sau:

  1. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp.

 ” Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”.

Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp nhất các khoa học.

Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về TN – XH ở các khía cạnh sau:

– Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên- xã hội- con người trong một thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản.

– Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống.

– Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS  ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc cho phù hợp. Cụ thể:

+  Chương trình môn TN-XH (lớp1,2,3) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được mở rộng và nâng cao dần qua các lớp.

+ Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề : Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Chương trình môn Địa lý và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn, bao gồm các kiến thức về lịch sử và địa lý Việt Nam, sơ lược địa lý thế giới.

2.Trong chương trình môn cácTN-XH, kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó nhằm phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh.

  1. Chương trình các môn về TN-XH (Đặc biệt là môn TN-XH, Khoa học) được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể vận dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.

 

 

 

 

Câu 2:

 Theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin, các nhà giáo dục học vẫn sử dụng cách phân loại PPDH theo các nhóm:

– Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời.

– Nhóm các phương pháp dạy học  trực quan.

– Nhóm các phương pháp dạy học  thực hành.

Theo đặc điểm nhận thức:

Căn cứ vào đặc điểm các môn về TN-XH, vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, các phương pháp dạy học  được dùng phổ biến trong dạy học các môn về TN-XH là: các phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, thí nghiệm, Bàn tay nặn bột, kể chuyện, điều tra, thảo luận…

  Tác dụng của phương pháp quan sát:

Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thông qua việc tổ chức cho học sinh quan sát  mới hình thành  cho các em những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư  duy và  ngôn ngữ cho các em.

Cách thức sử dụng:

Có thể tổ chức cho học sinh tiến hành quan sát theo trình tự sau:

* Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng đang xảy ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật hay tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình… Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp.

* Xác định mục đích quan sát:

Trong một bài học không phải  mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều được rút ra từ quan sát, vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng quan sát cần xác định việc quan sát phải đạt những mục đích nào ?

Tổ chức và hướng dẫn quan sát:

– Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp là tuỳ thuộc vào số đồ dùng dạy học có được. Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đối tượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng.

*Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát: Kết thúc quan sát từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến.

* Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung.

 

 

  • Lưu ý : Học viên có thể diễn giải, lập luận thêm ý nhưng đảm bảo nội dung câu hỏi thì vẫn đạt điểm tối đa.
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .