TC019-ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN-PHÁP LUẬT

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: PHÁP LUẬT

Câu 1: – Quyền của người lao động:

+ Làm việc tự do lựa chọn nghề và không bị phân biệt đối xử.

+ Hưởng lương phù hợp với kỹ năng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp.

+ Yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động.

+ Tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Đình công.

+ Làm việc trong điều kiện bảo đẩm an toàn lao động.

– Nghĩa vụ của người lao động:

+ Thực hiện Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động.

+ Thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Câu 2:

* Khái niệm:

Xử  phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháo khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

* Nguyên tắc  xử phạt vi phạm hành chính.

– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kip thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định.

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chống, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định:

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

* Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Trục xuất.

Câu 3:

  1. a) Tình huống : Hai cụ A và B là vợ chồng có khối sản chung trước khi chết là 30 tỷ VNĐ. Trước khi chết hai cụ không để lại di chúc. Hai cụ có 3 người con là C,D,Đ. Ông Đ chết trước 2 cụ A và B và ông Đ có 2 người con là E và G. Trước khi chết ông Đ không để lại di chúc.
  2. b) Hỏi: Di sản của 2 cụ A và B sẽ được chia như thế nào?

Trả lời: Hai cụ A và B chết không để lại di chúc nên di sản của 2 cụ được chia đều cho các con C, D,Đ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người được hưởng thừa kế là 10 tỷ, nhưng do ông Đ chết trước 2 cụ A và B nên 2 con của ông Đ là E và G sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông Đ, mỗi người 5 tỷ VNĐ. (Theo điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .