TC010-ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN-HÓA DƯỢC-DƯỢC LÝ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: HÓA DƯỢC-DƯỢC LÝ

Câu1.
a)Thuốc an thần gây ngủ là thuốc dùng khắc phục chứng mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, căng thẳng tạm thời hoặc mạn tính do rối loạn thần kinh trung ương

– Phân loại dựa theo cấu trúc:

·       Dẫn chất Barbituric (Các Barbiturat): ….barbital

·       Dẫn chất Benzodiazepin: ….zepam

·       Thuốc có cấu trúc khác: Carbamazepin, clopromazin,…

b) Cho công thức cấu tạo của diazepam.

– Lý tính: Tinh thể hoặc bột kết tinh trắng, không tan trong nước

– Hóa tính:

·       benzodiazepin: nhân thơm và tính base → ĐT, ĐL, PC, BQ

·       Cl hữu cơ (vô cơ hóa) → ĐT

– Chỉ định: Dùng chống bồn chồn, an thần, gây ngủ, chống động kinh, phối hợp làm giãn cơ vân.

Câu 2.
      a) Thuốc giảm đau opioid Là những thuốc có tác dụng trực tiếp và chọn lọc lên thần kinh trung ương, có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau. Ngoài ra thuốc còn gây ngủ, cảm giác khoan khoái, dễ chịu dẫn đến tình trạng lệ thuộc hay gây nghiện

– Phân loại thuốc giảm đau opioid: dựa vào cấu trúc hóa học

·       Morphin và dẫn chất: Morphin; Heroin; Codein; Nalorphin…

·       Dẫn chất của piperidin: Pethidin, Fentanyl…

·       Dẫn chất của benzomorphan: Benzomorphan, Pentazocin

·       Methadon và dẫn chất: Methadon; Proxyphen

b) Morphin hydroclorid

– Công thức:

– Lý tính: Bột kết tinh trắng, dễ bị biến màu, thăng hoa; tan trong nước và glycerin; Góc quay cực : -110o đến -115o (dd 0,5g/25ml nước)

– Hóa tính:

·       nhân thơm → ĐT, ĐL, BQ, PC

·       Amin bậc 3 (tính base) → ĐT, ĐL, PC

·       Cả phân tử (tính khử )→ ĐT, BQ,

·       acid kết hợp → ĐT

– Chỉ định: Đau nhiều: đau quặn do sỏi thận, sỏi mật, đau do ung thư, nhồi máu cơ tim hoặc dùng trong phẫu thuật; Mất ngủ do đau; Điều trị tiêu chảy( thuốc làm giảm nhu động ruột); Trong phẫu thuật, thuốc được dùng để gây mê, giảm đau và giảm lo lắng

Câu 3.
a) 5 thuốc kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin: Cef…..; Ceph…..
b) Cephalexin

– Công thức:

.Lý tính: Bột kết tinh trắng, hơi có mùi lưu huỳnh; Hơi tan trong nước, không tan trong ethanol; tan trong dd kiềm loãng

– Hóa tính:

·  Nhân thơm: → ĐT, ĐL, BQ

· Khung Cephem ( tác nhân ái nhân, ái điện tử, oxy hóa) → ĐT, ĐL, BQ, PC

· Acid carboxylic → ĐT, ĐL, PC

·  α- amin → bền trong acid , sử dụng đường uống được

-Chỉ định: Nhiễm khuẩn tiết niệu; Nhiễm khuẩn hô hấp trên

PHẦN II: DƯỢC LÝ

Câu 1:  Trình bày đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chỉ định, liều dùng của các thuốc sau:  salbutamol

Gợi ý

Dược động học của thuốc phụ thuộc vào cách dùng.

Dùng đường uống, một lượng thuốc lớn qua gan roi vào máu, do đó sinh khả dụng tuyệt đối của salbutamol khoảng 40%. Nồng độ trong huyết tương đạt mức tối đa sau khi uống 2 – 3 giờ. Chỉ có 5% thuốc được gan vào các protein huyết tương. Thời gian bán thải từ 5 đến 6 giờ. Khoảng 50% lượng thuốc được chuyển hóa thành các dạng sulfo liên hợp (không có hoạt tính). Thuốc được đào thải chủ yêu qua nước tiểu (75 – 80%) dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính.

Tác dụng và cơ chế tác dụng:

Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các receptor β2-adrenergic; (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng, tới các thụ thể beta; trên cơ tm nên có tác dụng làm giãn phế quản và ít tác dụng trên tim

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run đầu ngón tay.

Hiếm gặp: Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng, hạ kali huyết, chuột rút, dễ bị kích thích, nhức đầu, phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch, buồn nôn, nôn

 

Chỉ định

Trong nội khoa:

Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.

Điều trị hen, ngăn co thắt phế quản do gắng sức.

Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.

Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.

Trong sản khoa:

Thuốc được chỉ định một thời gian ngắn trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra từ tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ, mục đích làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp corticosteroid có tác dụng đối với phát triển của phổi thai nhi hoặc để có thể chuyển người mẹ đến một đơn vị có chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh.

Chống chỉ định :

Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Liều dùng

Trong nội khoa hô hấp:

Người lớn: 2 – 4 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 8 mg/ lần. Người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích Beta 2 thì nên bắt đầu với liều 2 mg/ lần x  3 – 4 lần/ ngày.

Trẻ em 2 – 6 tuổi: 1 – 2 mg/ lần x 3 – 4 lần / ngày

Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày

Để đề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 2 mg trước khi vận động 2 giờ.

Trong sản khoa:

Đối với chuyển dạ sớm: Liều thông thường 16 mg / ngày chia làm 4 lần. Trong quá trình điều trị có thể điều chỉnh liều uống tùy theo tiến triển lâm sàng. Tần số tim của người bệnh không được quá 120 – 130 nhịp/ phút.

Đối với cơn đau co hồi tử cung hậu sản: 8 mg/ ngày chia làm 4 lần

Câu 2:  Trình bày và phân tích ưu nhược điểm khi tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch? Cho ví dụ?

Gợi ý

 

 

  Tiêm tĩnh mạch Tiêm bắp Tiêm dưới da
 

Đặc điểm

– Đưa thẳng thuốc vào máu -> hthu h.toàn, tgian tiềm tàng rất ngắn, có thể = 0  

– Thuốc hthu nhanh, hoàn toàn hơn so vs đường uống, ít rủi ro hơn đường tiêm TM

– Tốc độ hthu phụ thuộc vào: độ tan của thuốc, nồng độ dd tiêm, vị trí tiêm (sự p.bố MM, lưu lượng máu đến nơi tiêm)

– Bắp có hệ thống MM nhiều hơn, S t.xúc lớn hơn 4-6 lần, k.năng thiết lập lại c.bằng về P thẩm thấu nhanh hơn dưới da -> hthu nhanh hơn

-Dưới da nhiều ngọn dây TK c.giác hơn -> tiêm đau hơn

 

– Tiêm thuốc thể tích trung bình, thuốc dạng dầu, 1 số chất kích ứng – Thường dùng khi cần thuốc kéo dài t/dụng: insulin, morphin…
Ưu điểm – Hay gặp nhất, t/dụng nhanh

– K qua chuyển hóa

– Liều c/xác, k/soát đc

– Dùng trg TH cần có sự can thiệp nhanh của thuốc: giải độc khi bị ngộ độc, truyền máu trg mất máu cấp…

– Dùng đc thuốc gây hoại tử khi tiêm bắp: CaCl2, Uabain…

– Dùng đc vs các hoạt chất dễ kích ứng vì k/lượng tuần hoàn lớn, nhanh pha loãng lượng thuốc đưa vào

– Thích hợp vs thuốc mùi vị khó chịu, khó hthu qua đường uống

– Liều nhỏ

– Hthu nhanh. Có các BP làm giảm hthu để có t/dụng tại chỗ hoặc t/dụng kéo dài:

·      Thuốc gây tê + thuốc cường giao cảm gây co mạch: adrenalin

·      Thêm vào dd thuốc chất cao p.tử -> tăng độ nhớt, hạn chế sự k.tán của thuốc

– K chuyển hóa b1 qua gan, SKD cao

– Thích hợp vs thuốc mùi vị khó chịu, khó hthu qua đường uống

– Ít gây tan huyết, tạo huyết khối hơn tiêm bắp

– K chuyển hóa b1 qua gan, SKD cao

– Liều nhỏ

– Thích hợp vs thuốc mùi vị khó chịu, khó hthu qua đường uống

Nhược điểm – Tốc độ tiêm k đc quá nhanh -> có thể gây sốc, trụy tim, hạ HA, tử vong

– K đc tiêm TM các chất k tan trg máu: hỗn dịch, dd dầu, chất gây kết tủa huyết tương -> tạo huyết khối -> tắc mạch

– K tiêm các chất gây tan máu hoặc độc vs tim

– Đòi hỏi ĐK vô trùng, xâm nhập k an toàn, có thể gây nhiễm khuẩn chỗ tiêm, HIV

– Chi phí đắt, cần ng có chuyên môn

– Có thể gây hoại tử khi tiêm: CaCl2, uabain…

– Dễ gây tụ máu, tạo huyết khối

– Đòi hỏi ĐK vô trùng

– Chi phí đắt, cần ng có chuyên môn

– K dùng vs thuốc dễ kích ứng

– Có thể gây hoại tử nơi tiêm -> k tiêm 1 chỗ nhiều lần

– Đòi hỏi ĐK vô trùng

– Chi phí đắt, cần ng có chuyên môn

 

Câu 3:  Kể tên các  cách tác dụng của thuốc?  Trình bày khái niệm tác dụng  chính, tác dụng phụ của thuốc? Cho ví dụ?

Gợi ý

Các cách tác dụng của thuốc:

  • Tác dụng chính , tác dụng phụ
  • Tác dụng tại chỗ, tác dụng toàn thân
  • Tác dụng chọn lọc, tác dụng đặc hiệu
  • Tác dụng hồi phục, tác dụng không hồi phục
  • Tác dụng trực tiếp, tác dụng gián tiếp

Khái niệm :

  • Tác dụng chính là tác dụng mong muốn đạt được trong điều trị
  • Tác dụng phụ : Là tác dụng không mong muốn khi điều trị nhưng vẫn xảy ra khi dùng thuốc
  • Ví dụ :

–  Điều trị cho bệnh nhân sốt 40 độ, đau sau chấn thương thì tác dụng giảm đau hạ sốt của Aspirin là tác dụng chính – còn tác dụng gây loét dạ dày tá tràng và  gây chảy máu là tác dụng phụ

– Điều trị cho bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch  thì tác dụng chống kết tập tiểu cầu ( gây chảy máu) của Aspirin lại là tác dụng chính.

 

Câu 4 Trình bày đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chỉ định, liều dùng của các thuốc sau: Morphin

Gợi ý

Dược động học:

– Morphin hấp thu ở cả đường uông, đường tiêm, đường hô hấp. Tuy nhiên đường tiêm hấp thu nhanh và  mạnh hơn, vì đường uống chuyển hóa qua gan lần đầu lớn, sinh khả dụng thấp

– Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một phần qua phân, 90% thuốc thải trừ trong 24h đầu

– Thời gian bán thải là 2-3h ở người bình thường, kéo dài ở người suy thận và trẻ sơ sinh (6-30h)

Cơ chế tác dụng và tác dụng

Morphin tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương và trên ruột qua thụ thể muy (1) ở sừng sau tủy sống. Mặc dù morphin có tác dụng tương đối chọn lọc trên thụ thể muy, nhưng có thể tác động trên các thụ thể khác, đặc biệt ở liều cao. Tác dụng rất đa dạng, bao gồm giảm đau, buồn ngủ, thay đổi tâm trạng, ức chế hô hấp, giảm nhu động dạ dày ruột, buồn nôn, nôn, thay đổi về nội tiết và hệ thần kinh tự động.

Tác dụng giảm đau do thay đổi nhận cảm đau và một phần do tăng ngưỡng đau.

Hoạt tính giảm đau qua trung gian nhiều là do tác dụng khác nhau trên hệ thần kinh trung ương.

Morphin ức chế hô hấp là do ức chế tác dụng kích thích của CO2 trên trung tâm hô hấp ở hành não. Trong số các tác dụng của morphin trén tam thần, tác dụng rõ nhất là gây sảng khoái, nhưng cũng có người bệnh trở thàn trầm cảm hoặc ngủ gà, mất tập trung và giảm trí nhớ. Morphin làm tăng giải phóng hormon chống bài niệu, làm giảm lượng nước tiểu.

Morphin làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ trơn dọc và tăng trương lực sợi cơ vòng đường tiêu hóa (cơ thắt môn vị, hậu môn, Oddi, bàng quang).

Morphin có thể trực tiếp gây giải phóng histamin, do đó làm giãn mạch ngoại vi đột ngột, như ở da, thậm chí gây co thắt phế quản. Tác dụng trên tim mạch thường rất yếu, nhưng đôi khi, ở một số người bệnh, có thể xảy ra hạ huyết áp rất rõ.

Morphin gây nghiện rất nghiêm trọng. Sự quen thuốc cũng phát triển, người bệnh đau nhiều, cần điều trị lâu dài, thường cẩn liều tăng dần mới khống chế được đau.

CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp đau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác:

Đau sau chấn thương.

Đau sau phẫu thuật.

Đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư.

Con đau gan, đau thận (nhưng morphin có thể làm tăng co thắt).

Đau trong sản khoa.

Phối hợp khi gây mê và tiền mê.

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG

Dùng theo sựchỉdẫn của thầy thuốc

Liều uống trung bình là 1 viên 30 mg, cứ 12 giờ một lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau. Nếu đau nhiều hoặc đã quen thuốc, liều có thể tăng lên 60 mg, 90 mg hoặc phối hợp morphin với thuốc khác để được kết quả mong muốn.

Đợt điều trị thông thường không quá 7 ngày.

Đối với người bệnh đã tiêm morphin, liều uống phải đủ cao để bù cho tác dụng giảm đau bị giảm đi khi uống. Liều có thể tăng 50 – 100%. Cần thay đổi liều theo từng người bệnh, do có khác nhau lớn giữa các cá thể.

CHỐNGCHỈ ĐỊNH

Suy hô hấp.

Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.

Suy gan nặng.

Chấn thương não hoặc tăng áp

Trạng thái co giật. ?

Nhiễm độc rượu cấp hoặc mê sản rượu cấp.

Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Khoảng 20% người bệnh buồn nôn và nôn. Phần lớn tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều dùng.

Nguy cơ các phản ứng kiểu phản vệ là do morphin có tác dụng giải phóng trực tiếp histamin.

Nghiện thuốc có thể xuất hiện sau khi dùng liều điều trị 1 – 2 tuần. Có những trường hợp nghiện chỉ sau khi dùng 2 – 3 ngày.

Hội chứng cai thuốc: Xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ngừng một đợt điều trị dài và đạt tới đỉnh điểm trong vòng 36- 72 giờ.

Thường gặp, ADR> 1/100

Toàn thân: ức chế thần kinh.

Nội tiết: Tăng tiết hormon chống bài niệu.

Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn (khoảng 20%), táo bón.

Tiết niệu: Bí đái.

Mắt: Co đồng tử.

Ít gặp, 1⁄1000<adr< 1=”” 100<=”” h4=”” style=”box-sizing: border-box;”>

Thần kinh: ức chế hô hấp, bồn chồn, khó chịu, yếu cơ.

Gan: Co thắt túi mật.

Hôhấp: Co thắt phế quản. Tiết niệu: Co thắt bàng quang.

Da: Ngứa.

Hiếm gặp, ADR< 1/1000

Tuần hoàn: Hạ huyết áp thế đứng

Câu 5 . Kể tên các đường hấp thu thuốc? Phân tích ưu nhược điểm  khi ngậm thuốc dưới lưỡi và đặt hậu môn?

Gợi ý

 

  1. Hấp thu qua đường tiêu hóa (đường uống):

2.Hấp thu qua hô hấp

  1. Hấp thu qua da
  2. Hấp thu qua đường tiêm truyền.

 

Ưu nhược điểm khi ngậm thuốc dưới lưỡi

  1. Đặc điểm các vị trí hấp thu:

* Dưới lưỡi:

– Mạch máu phong phú, tưới máu nhiều

– NM mỏng                                                   -> thuốc k/tán trực tiếp vào hệ MM vào hệ

– Chênh lệch nồng độ 2 bên màng lớn              tuần hoàn chung -> hthu nhanh

– K chuyển hóa bước 1 qua gan, k bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa

– Hạn chế:

  • Giữ lâu trg miệng gây khó chịu -> k dùng vs thuốc có mùi vị khó chịu, dễ kích ứng NM
  • Liều dùng p nhỏ

– Cơ chế hthu: k.tán thụ động

– ƯD:

  • Dạng bào chế: viêm ngậm, nhai, xịt
  • Dược chất:
    • Cần phát huy t/dụng nhanh
    • Bị phân hủy nhiều bởi hiệu ứng qua gan lần đầu
    • Bị dịch vị phá hủy
    • Liều sd thấp
  • VD: thuốc chống đau thắt ngực (nitro glycerin), hạ HA, thuốc chống co thắt PQ…

* Ưu nhược điểm khi dùng thuốc đặt hậu môn, trực tràng.

– Nhiều mạch máu, hệ TM phong phú

– NM mỏng                                                             -> hthu nhanh

– Chênh lệch nồng độ 2 bên màng lớn

– Phụ thuộc KTh đặt thuốc:

  • Ở 2/3 dưới của trực tràng ~ dưới lưỡi: k chuyển hóa bước 1 qua gan (do TM trực tràng dưới và giữa đổ máu về TM chủ dưới -> tim)
  • Ở 1/3 trên ~ ruột già: chuyển hóa bước 1 qua gan (máu TM trực tràng trên nhập vs tuần hoàn màng treo ruột -> TMC -> gan)

– Cơ chế k.tán thụ động

– Ưu điểm:

  • K chuyển hóa b1 qua gan nếu đặt ở 2/3 trực tràng dưới
  • K bị phá hủy bởi enzym đường tiêu hóa và pH dạ dày
  • Thích hợp vs thuốc khó uống, mùi vị khó chịu
  • Bệnh nhân hôn mê, có dị vật đường tiêu hóa trên k uống đc (tắc ruột, co thắt thực quản…)
  • Lượng dịch ít -> nồng độ thuốc đậm đặc -> hthu nhanh
  • ƯD: Chủ yếu vs thuốc có MĐ t/dụng tại chỗ (trị táo bón, trĩ…), 1 số toàn thân (giảm đau, hạ sốt, thuốc ngủ…)

– Hạn chế:

  • Hthu k hoàn toàn, SKD thất thường
  • Dễ gây kích ứng tại chỗ NM trực tràng

 

 

Câu 6: Nêu phân loại nhóm thuốc giảm đau hạ sốt , chống viêm không steroid ( nhóm NSAID)? Trình bày cơ chế tác dụng chung của nhóm NSAID?

Gợi ý

Dẫn chất Thuốc cụ thể Tác dụng
1.Acid salicylic Aspirin, methylsalicylat, diflunisal o      ¯ Đau

o      ¯ sốt

o      chống

   viêm

2.Pyrazolon Phenylbutazon, metamizol, noramidopyrin
3.Indol Indomethacin, sulindac, etodolac tolmentin
4.Oxicam Piroxicam, tenoxicam, meloxicam
5.Acid propionic Ibuprofen, ketoprofen, naproxen, fenoprofen
6.A.phenylacetic Diclofenac
7. Acid fenamic Acid mefenamic, acid meclofenamic
8.Coxib Celecoxib, rofecoxib, valdecoxib
9.Aminophenol Acetaminophen o      ¯ đau

o      ¯ sốt

10.A. floctafenic Floctafenin Giảm đau

Cơ chế tác dụng

NSAID giảm đau và chống viêm nhờ tác dụng ức chế một loại enzyme có vai trò quan trọng trong tổng hợp prostaglandin, có tên gọi là cyclooxygenases (COX). Có hai dạng chính của enzyme COX là COX-1 và COX-2, trong đó COX-2 chỉ xuất hiện trong các phản ứng viêm. Bằng cách ức chế COX, các thuốc NSAIDs tạo ra tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.

 

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .