Nghiệp vụ quản lý nhà hàng – Những kỹ năng cần biết.

Đối với ngành du lịch dịch vụ, việc bắt buộc có được những kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà hàng  là vô cùng cần thiết. Đây chính là yếu tốt quan trọng quyết định đến sự hài lòng của khách hàng và cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy hôm nay Học viện giáo dục I learning sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem nghiệp vụ quản lý nhà hàng là gì? Cần có những kỹ năng gì?

Nghiệp vụ khách sạn là gì?

Nghiệp vụ quản lý nhà hàng
Nghiệp vụ quản lý nhà hàng là gì?

Nghiệp vụ khách sạn chính là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cần có của mỗi nhân viên trong ngành khách sạn – nhà hàng. Những kỹ năng tăng theo những kiến thức kinh nghiệm có được theo thời gian, tuổi đời trong nghề.

Nghiệp vụ quản lý nhà hàng

Với nghiệp vụ quản lý nhà hàng, việc mà các bạn phải làm đó chính là điều hành và quản lý hệ thống của nhà hàng hoạt động theo một cách hiệu quả nhất. Việc này là vô cùng quan trọng với một của doanh nghiệp nhà hàng. Những nghiệp vụ cần có của một quản lý nhà hàng.

 

Nghiệp vụ quản lý nhân viên:

Đào tạo nhân viên.

– Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

– Phân công, nhiệm vụ cho từng bộ phận, nhân viên

– Theo dõi, giám sát, đốc thúc quá trình làm việc của nhân viên.

– Xây dựng, thực hiện và phát triển các chiến lược của công ty

Nghiệp vụ quản lý tài chính:

Sẽ quản lý mọi hoạt động thu chi của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính như: mua sắm, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.

Quản lý tài chính là một trong những công việc quan trọng hàng đầu bởi quản lý tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

Quản lý tài sản, hàng hóa:

  • Thường xuyên theo dõi việc thu mua hàng hóa, đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu cho nhà hàng, điều chỉnh định mức sử dụng cho phù hợp.
  • Kiểm soát công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc, thiết bị trong nhà hàng và tổ chức sửa chữa khi có hư hỏng phát sinh.
  • Chịu trách nhiệm về việc đổi mới, bổ sung các trang thiết bị, máy móc, nội thất, công cụ – dụng cụ… phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

 

Điều hành công việc:

Là sắp xếp thời gian làm việc, khối lượng công việc phù hợp với từng vị trí nhân sự; khả năng quan sát, điều động nhân viên thực hiện công việc một cách khoa học. Để làm được điều đó, bạn cần có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt.

Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng:

Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi được những sai sót, những tình huống phát sinh. Với nghiệp vụ quản lý hàng hàng có được. Thì đây sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể giải quyết vấn đề theo một cách nhẹ nhàng nhất.

Ở những trường hợp cần thiết, người quản lý sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng để giải quyết vấn đề.

Ngoài những công việc trên, người quản lý còn có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận để xây dựng và thực hiện chiến lực phát triển cho nhà hàng – khách sạn; báo cáo kết quả công việc với Ban giám đốc,…

 

Giải pháp nghiệp vụ quản lý nhà hàng một cách dễ dàng hơn

Các vấn đề mà nhiều chủ nhà hàng luôn gặp phải là không có thời gian quản lý, luôn vướng phải những sai sót do quy trình làm việc thủ công, không nhìn ra vấn đề nghiêm trọng của hoạt động kinh doanh.

Giải pháp hữu hiệu nhất mà bạn nên tìm tới là ứng dụng ngay phần mềm quản lý nhà hàng vào kiểm soát hoạt động kinh doanh, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu các sai sót.

Phần mềm sẽ hỗ trợ nhà hàng nâng cao chất lượng dịch vụ qua order tại bàn, thanh toán nhanh, tự động chuyển hóa đơn vào khu vực chế biến giúp giảm thiểu các nhầm lẫn khi gọi món. Ngoài ra, bạn sẽ nhận được các báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh mỗi ngày, chi tiết và đầy đủ.

Các công việc khác

  • Phối hợp với bếp trưởng lên thực đơn mới, thiết kế thực đơn theo chủ đề các dịp lễ trong năm để đáp ứng yêu cầu của thực khách.
  • Đảm bảo các vấn đề về an ninh, an toàn trong nhà hàng.
  • Theo dõi hoạt động kinh doanh của nhà hàng và đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Định kỳ, đột xuất tổ chức các cuộc họp với nhân viên nhà hàng để triển khai hoạt động kinh doanh hay giải quyết các vấn đề của nhà hàng.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Giám đốc, Ban quản lý Khách sạn – Nhà hàng khi được yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác khi có chỉ thị từ cấp trên.

 

Trên đây là những điều cần biết về nghiệp vụ quản lý nhà hàng do Học viện giáo dục I learning cung cấp. Nếu bạn quan tâm đến ngành học hay có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp nào xin vui lòng liên hệ về phòng đào tạo của Học việc giáo dục I learning.

==============================

HỌC TRỰC TUYẾN TỪ XA – I LEARNING


⭐ Đăng kí xét tuyển vào học trực tuyến
Chi nhánh 1: 323A Lê Quang Định, Phường 5, Bình Thạnh, HCM
Hotline CN1: 03 599 01110
Chi nhánh 2: 19 Đỗ Xuân Hợp,Phường Bình Trưng Đông, Tp Thủ Đức,HCM
Hotline CN2: 0399 680 009

==============================

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .