LÝ THUYẾT TỔNG HỢP- ĐỀ 02

ĐỀ SỐ 02

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

                                      MÔN:  LÝ THUYẾT TỔNG HỢP

Ngành: Y SĨ                                                                                    Thời gian: 75 phút

Hướng đẫn bổ sung :

·      Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 60 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Vết thương nhiễm trùng lan rộng đe doạ nhiễm trùng huyết trong gãy xương hở:

  1. Không nên can thiệp vào vết thương
  2. Sử dụng ngay, cố định ngoài, không cần cắt lọc
  3. Phải mổ cắt lọc khẩn cấp vết thương
  4. Chỉ sử dụng kháng sinh

Câu 2: Số lượng máu mất trung bình sau gãy cẳng chân:

  1. 300ml
  2. 400ml
  3. 500ml
  4. 600ml

Câu 3: Các nguyên nhân nào sau đây là tắc ruột cơ học:

  1. Tắc ruột do dính sau mổ
  2. Tắc ruột do phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em
  3. Tắc ruột do viêm phúc mạc
  4. A và B đúng

Câu 4: Các điểm khác nhau giữa tắc ruột cao và tắc ruột thấp là:

  1. Bệnh nhân tắc ruột cao thường nôn sớm hơn và nhiều hơn
  2. Bệnh nhân tắc ruột càng cao, bụng càng chướng
  3. Mức hơi-dịch trong tắc ruột cao dạng đáy hẹp và vòm cao
  4. A và C đúng

Câu 5: Các phương pháp điều trị thoát vị đùi bao gồm:

  1. Băng ép
  2. Cho bệnh nhân mặc quần lót chật
  3. Phẫu thuật
  4. A và B đúng

Câu 6: Nghiên cứu tiêu chuẩn cơ cấu , số lượng biên chế cán bộ trong toàn ngành và trong tất cả các cơ sở y tế; bồi dưỡng, đào tạo, qui hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo ngành y tế là nội dung nghiên cứu về :

  1. Cơ sở khoa học ủa công tác y tế về tài chính y tế
  2. Cơ sở khoa học của công tác y tế về thiết bị y tế
  3. Cơ sở khoa học của công tác y tế về dược
  4. Cơ sở khoa họcc của công tác y tế về nhân lực y tế

Câu 7: Nghiên cứu lịch sử phát triển y học và y tế Việt nam và các địa phương qua các giai đoạn lịch sử để rút ra các bài học kinh nghiệm, các qui luật và lý luận vận dụng vào việc :

  1. Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh
  2. Phát huy y học phòng bệnh
  3. Tăng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân
  4. Tăng cường quan hệ quốc tế trong khám chữa bệnh

Câu 8: Động mạch nào cấp máu cho hầu hết vùng chi dưới?

  1. Động mạch chậu trong
  2. Động mách chậu ngoài
  3. Động mạch khoeo
  4. Động mạch chày

Câu 9: Cơ quan nào đóng vai trò nội tiết và ngoại tiết:

  1. Tuyến tuỵ
  2. Bàng quang
  3. Niệu quản
  4. Ống dẫn tinh

Câu 10: Tử cung có vai trò chính nào sau đây?

  1. Tử cung là xoang cơ vân rỗng co bóp giúp trứng rụng
  2. Tử cung là nơi trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển của thai nhi
  3. Là khối cơ trơn rỗng , dẫn trứng từ buồng trứng xuống âm đạo
  4. Tử cung là cơ quan tiết ra hormone estrogen quan trọng của nữ giới

Câu 11: Hormone TSH do tuyến nội tiết nào tiết ra?

  1. Tuyến thượng thận
  2. Tuyến yên
  3. Tuyến giáp
  4. Vùng dưới đồi

Câu 12: Câu nào sau đây sai?

  1. Tuyến yên là tuyến điều hoà hoạt động các tuyến đích
  2. Tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ tiêu hoá đa dạng các nhóm chất thức ăn
  3. Tuyến thượng thận nằm sau hai quả thận.
  4. Tuyến cận giáp nằm ngay sau tuyến giáp

Câu 13: Não bộ và tủy sống được nối với nhau qua cơ quan nào sau đây:

  1. Tiểu não
  2. Gian não
  3. Hành não
  4. Đoan não

Câu 14: Câu nào sau đây đúng:

  1. Đoan não là phần não có trọng lượng nhỏ nhất của não bộ
  2. Dịch não tủy bao quanh não bộ, tủy sống và trong các não thất
  3. Tủy sống có chất xám bên ngoài, chất trắng bên trong
  4. Có duy nhất 1 não thất

Câu 15: Dây thần kinh não điều khiển vận động các nhóm cơ vùng mặt :

  1. Dây thần kinh số I
  2. Dây thần kinh số II
  3. Dây thần kinh số VIII
  4. Dây thần kinh số VII

Câu 16: Nhu cầu năng lượng của cơ thể bao gồm?

  1. Chuyển hoá cơ bản, hoạt động thể lực, năng lượng khi ngủ
  2. Chuyển hoá cơ bản, năng lượng khi làm việc, năng lượng khi gắng sức
  3. Chuyển hoá cơ bản. hoạt động thể lực, năng lượng chuyển hoá hấp thụ thức ăn
  4. Chuyển. hoá cơ bản, năng lượng khi làm việc, năng lượng khi ngủ

Câu 17: Khi đốt cháy hoàn toàn 1gam Lipid trong cơ thể, sẽ cung cấp (Kcal)

  1. 5
  2. 6
  3. 9
  4. 8

Câu 18: Thực phẩm nào sau đây giàu Lipid nhất?

  1. Thịt heo
  2. Trứng
  3. Đậu nành

Câu 19: Nhu cầu VTM D trong một ngày của trẻ em là:

  1. 10 mcg.
  2. 20 mcg
  3. 30 mcg
  4. 49 mcg

Câu 20: Ở vùng dân cư ăn Bắp thay các thực phẩm cung cấp Glucid khác dễ bị thiếu chất nào?

  1. VTM A
  2. VTM B1
  3. VTM PP
  4. VTM D

Câu 21: Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng dịch cơ thể

  1. Tuổi 2. Chấn thương nặng 3. Bỏng         4. Điều trị
  2. 1,2 đúng
  3. 1,2,3 đúng
  4. 1,2,3,4 đúng.
  5. 3,4 đúng

Câu 22: Những vị trí nào có thể dùng để tiêm trong da:

  1. Bả vai 2. Ngực trên 3. Mu bàn tay       4. Mặt trước trong cẳng tay.
  2. 1,2,3.
  3. 2,3,4
  4. 1,3,4
  5. 1,2,4

Câu 23: Khối lượng thuốc tiêm của đường tiêm trong da là?

  1. 0,01-0,1ml.
  2. 0,1-0,15ml
  3. 0,1-0,2ml
  4. 0,1-0,5ml

Câu 24: Số lượng thuốc tiêm của đường tiêm dưới da là?

  1. không quá 2ml
  2. Không quá 1,5ml
  3. không quá 1ml.
  4. không quá 2,5 ml

Câu 25: Vị trí TIÊM TĨNH MẠCH ở……. Tuy nhiên thường tiêm các tĩnh mạch ở nếp gấp khuỷu tay ít bị di động, tĩnh mạch ở cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, tĩnh mạch mắt cá trong. Ở trẻ nhỏ, tiêm ở tĩnh mạch đầu, trán, tĩnh mạch cổ.

  1. Tất cả các tĩnh mạch chi
  2. Tất cả các tĩnh mạch lớn
  3. Tất cả các tĩnh mạch
  4. Tất cả các tĩnh mạch nhìn thấy được

 

  1. Câu 26: Định nghĩa GDSK bao gồm :
    A. 2 lĩnh vực
    B. 1 lĩnh vực
    C. 4 lĩnh vực
    D. 3 lĩnh vực
  2. Câu 27: Chính nhờ sự hiểu biết được lý do của hành vi, ta có thể :
    A. Thay đổi các tập quán văn hóa
    B. Thay đổi hành vi của một cá thể
    C. Đưa ra đề tài thay đổi và những giải pháp hợp lý cho vấn đề đó
    D. Điều chỉnh hành vi trở thành có lợi cho sức khỏe
  3. Câu 28: Để người dân có kiến thức về BVSK, một số bệnh tật, phòng bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe để dự phòng, nhà nước cần phải :
    A. Nâng cao trình độ văn hóa
    B. Phát triển kinh tế xã hội
    C. Nâng cao trình độ văn hóa và tiến hành công tác tuyên truyền GDSK
  1. Tuyên truyền GDSK rộng khắp
  1. Câu 29: Để tạo được sức khỏe cho con người, cần phải :
    A. GDSK và phối hợp các ngành, đoàn thể xã hội
    B. Nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khỏe cho mọi người
    C. GDSK, hợp tác liên ngành với ngành y tế và gây sự chuyển biến quan tâm của toàn xã hội
    D. Xã hội hóa ngành y tế
    Câu 30: Thuốc nào sau đây có tác dụng thuốc hạ sốt-giảm đau-chống viêm:
  2. A.
  3. B. Panadol .
  4. C.
  5. D.

Câu 31: Thuốc nào sau đây không có tác dụng chống viêm:

  1. A- Aspirin.
  2. B- Morphin.
  3. C- Panadol.
  4. D- Dolargan .

Câu 32: Vitamin tan trong dầu :

  1. A- Vitamin A.
  2. B- Vitamin C.
  3. C- Vitamin B.
  4. D- Vitamin PP.

Câu 33: Vitamin tan trong nước :

  1. A- Vitamin A.
  2. B- Vitamin B.
  3. C- Vitamin D.
  4. D- Vitamin E.

Câu 34: Vitamin B6 được chỉ định trong bệnh :

  1. A- Viêm dây thần kinh , suy nhược cơ thể .
  2. B- Co giật.
  3. C- Ngộ độc rượu.
  4. D- Nhiễm trùng kéo dài.

Câu 35: Dung dịch NaCl 0.9% (dung dịch đẳng trương) dùng để :

  1. A- Rửa vết thương , vết mổ thông thường .
  2. B- Rửa vết thương , vết mổ có mủ.
  3. C- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  4. D- Lợi tiểu ,giải độc.

Câu 36: Dung dịch Glucose 5% (dung dịch đẳng trương) dùng để:

  1. A- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  2. B- Bù nước và điện giải cho cơ thể.
  3. C- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  4. D- Giải độc cho cơ thể.

Câu 37: Những thuộc tính sau thuộc dương, NGOẠI TRỪ:

  1. Bên trong
  2. Bên phải
  3. Phân tán
  4. Bên ngoài

Câu 38: Cặp phạm trù “Trong dương có âm. Trong âm có dương” nằm trong quy luật nào của học thuyết âm dương:

  1. Âm dương đối lập
  2. Âm dương hỗ căn
  3. Âm dương tiêu trưởng
  4. Âm dương bình hành

Câu 39: Cặp phạm trù “thật, giả” được giải thích dựa vào quy luật nào của học thuyết

âm dương:

  1. Âm dương hỗ căn
  2. Âm dương bình hành
  3. Âm dương tiêu trưởng
  4. Âm dương đối lập

Câu 40: Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC thuộc tính âm:

A: Tỳ

  1. Phế
  2. Thận
  3. Bàng quang

Câu 41: Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC thuộc tính dương:

  1. Đại trường
  2. Tiểu trường
  3. Đởm
  4. Tỳ

Câu 42: Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC triệu chứng âm thắng:

  1. Trong người thấy lạnh, ỉa chảy
  2. Chân tay lạnh, sợ lạnh
  3. Rêu lưỡi trắng dày, chất lưỡi nhợt
  4. Mạch trầm vô lực

Câu 43: Vật chủ chính là:

  1. Những sinh vật có KST sống nhờ
  2. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản
  3. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản hữu giới
  4. D. Những sinh vật mang KST hoặc ở thể trưởng thành hoặc ở giai đoạn sinh sản hữu giới

 Câu 44: Sự tương tác qua lại giữ ký sinh trùng và vật chủ trogn quá trình ký sinh sẽ dẫn đến các kết quả sau ngoại trừ:

  1. Ký sinh trùng bị chết do thời hạn
  2. Ký sinh trùng bị chết do tác nhân ngoại lai
  3. Vật chủ chết
  4. Cùng tồn tại với vật chủ (hoại sinh)

Câu 45: Bệnh ký sinh trùng có đặc điểm sau ngoại trừ:

  1. Bệnh phổ biến theo vùng
  2. Có thời hạn
  3. C. Âm thầm, lặng lẽ
  4. D. Thường xuyên gây các biến chứng nghiêm trọng

Câu 46: Ký sinh trùng muốn sống, phát triển và duy trì nòi giống nhất thiết phải có các điều kiện cần và đủ ngoại trừ

  1. Môi trường thích hợp
  2. Nhiệt độ cần thiết
  3. Vật chủ tương ứng và khối cảm thụ
  4. Độ ẩm cần thiết

Câu 47: Chu kỳ đơn giản nhất của ký sinh trùng là chu kỳ:

  1. Kiểu chu kỳ 1: mầm bệnh từ người ra ngoại cảnh vào 1 vật chủ trung gian rồi vật chủ trung gian đưa mầm bệnh vào người.
  2. Kiểu chu kỳ 1: Mầm bệnh từ người thải ra ngoại cảnh 1 thời gian ngắn rồi lại xâm nhập vào người
  3. Kiểu chu kỳ 2: Mầm bệnh từ người hoặc động vật vào vật chủ trùng gian rồi VCTG đưa mầm bệnh vào người
  4. Mầm bệnh ở người hoặc động vật được thải ra ngoại cảnh, sau đó xâm nhập vào vật chủ trung gian truyền bệnh (các loại giáp xác hoặc thuỷ sinh) nếu người hoặc động vật ăn phải các loại giáp xác hoặc thực vật thuỷ sinh sẽ mang bệnh

Câu 48: Ký sinh trùng muốn sống, phát triển và duy trì nòi giống nhất thiết phải có các điều kiện cần và đủ ngoại trừ

  1. Môi trường thích hợp
  2. Nhiệt độ cần thiết
  3. Vật chủ tương ứng và khối cảm thụ
  4. Độ ẩm cần thiết

Câu 49: Thiếu máu cấp tính ở động mạch cánh tay có thể do nguyên nhân nào sau

đây:

  1. U nhầy nhĩ trái
  2. Loạn nhịp tim
  3. Huyết khối trong túi phình động mạch chủ – bụng
  4. A, B đúng

Câu 50: Huyết khối cấp gây tắc mạch cấp tính chi có thể là:

  1. Hẹp 2 lá khít
  2. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
  3. C. Phình động mạch chủ bụng
  4. U nhầy nhĩ trái

Câu 51: Trong các vị trí sau, vị trí nào bị tắc mạch cấp chiếm tỷ lệ cao nhất:

  1. Động mạch cánh tay
  2. Động mạch chủ – chậu
  3. Động mạch đùi
  4. Động mạch khoeo

Câu 52: Phân độ nặng của thiếu máu cấp ở chi trên lâm sàng dựa vào:

  1. Giảm/ mất cảm giác và vận động ở chi
  2. Mất mạch, tím và lạnh chi
  3. Mất mạch, tổn thương da-cơ ở chi
  4. A, B đúng

Câu 53: Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào không đặc trưng cho tắc mạch cấp

tính ở chi dưới:

  1. Giảm/ mất cảm giác vận động
  2. Phù ở chi
  3. Đau khi ép vào khối cơ ở chi
  4. Lạnh ở chi

Câu 54: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào chứng tỏ tổn thương không hồi phục do

thiếu máu cấp:

  1. Sưng và căng cứng khối cơ ở chi
  2. Tím chi
  3. Phù chi ngày càng tăng
  4. Mạng tĩnh mạch nông dẹt

Câu 55: Đối với cộng đồng, bệnh viện có vai trò gì:

  1. Cơ sở khám chữa bệnh
  2. Cơ sở dự phòng
  3. Cơ sở đào tạo
  4. Chổ dựa về kỷ thuật, phòng bệnh, CSSKBĐ, tuyến trên của y tế cộng đồng

Câu 56: Hệ thống y tế Việt nam hiện nay hoạt động theo cơ chế:

A. Bao cấp

  1. Vừa nhà nước, vừa tư nhân vừa bảo hiểm y tế, vừa thu phí, miễn phí
  2. Dựa trên bảo hiểm y tế

D. Tư nhân

Câu 57: Thông thường, hiện nay các bệnh viện nhà nước căn cứ vào vấn đề gi để tìm nguồn nhân lực:

A. Cấu trúc và trang thiết bị

  1. Vốn đầu tư
  2. Nhu cầu của bệnh viện
  3. Loại hình và số giường bệnh

Câu 58: PH của máu duy trì ổn định ở mức nào sau đây?

  1. 7,15 – 7,25
  2. 7,25 -7,35
  3. 7,35 – 7,45
  4. 7,45 – 7,55

Câu 59: Khi cơ thể bị mất nước, tỷ lệ khối hồng cầu( Hematocrit- Hct) sẽ thay đổi như thế nào?

  1. Không biết được vì tỷ lệ Hct ở các mạch máu không giống nhau
  2. Giảm tùy theo lượng nước bị mất
  3. Giữ nguyên không thay đổi
  4. Tăng tùy theo lượng nước bị mất

Câu 60: Câu nào sau đây sai?

  1. Hồng cầu là tế bào có nhân, hình đĩa, lõm 2 mặt để dẽ dàng vận chuyển khí và thay đổi hình dạng
  2. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính của cơ thể con người
  3. Màu đỏ của máu là do Fe2+ ở nhân Hem của hồng cầu tạo nên
  4. Hồng cầu có tuổi thọ khoảng 120 ngày và được tiêu hủy chủ yếu ở tạng Lách

 

 

 

 

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                      GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                       (Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .