Đề MÔN CHÍNH TRỊ ĐỀ 3

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

                                      MÔN:  GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐỀ SỐ : 03                                                                                      Thời gian: 75 phút

Hướng đẫn bổ sung :

·      Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 60 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Ba phát minh trong khoa học tự nhiên: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Lý thuyết tiến hoá; Lý thuyết tế bào đã cung cấp cơ sở khoa học cho sự phát triển cái gì?

A/ Phát triển phương pháp tư duy siêu hình

B/ Phát triển phép biện chứng tự phát

C/ Phát triển tính thần bí của phép biện chứng duy tâm

D/ Phát triển tư duy biện chứng tách khỏi tính tự phát thời cổ đại và thoát khỏi cái vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm

 

Câu 2: V.I. Lênin bổ sung và phát triển Chủ nghĩa Mác trong điều kiện nào?

A/ Chủ nghĩa tư bản thế giới chưa ra đời

B/ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

C/ Chủ nghĩa tư bản độc quyền

D/ Chủ nghĩa tư bản đã diệt vong

 

Câu 3: Toàn bộ hoạt động nghiên cứu khoa học của Các Mác và Ph. Ăngghen trong giai đoạn từ 1849 đến 1895 đuợc thể hiện tập trung ở tác phẩm nào?

  1. Hệ tư tưởng Đức
  2. Tư bản
  3. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
  4. Những nguyên lý của Chủ nghĩa cộng sản

 

Câu 4: Chính sách kinh tế mới ở Nga đầu thế kỷ XX do ai đề xuất?

A/ Plêkhanốp          B/ V.I. Lênin           C/ Xtalin                 D/ Pultin

 

Câu 5: Đặc điểm của giai đoạn từ 1842 đến 1844 trong quá trình hình thành Chủ nghĩa Mác là:

A/ Vẫn đứng trên lập trường duy tâm về triết học

B/ Thực hiện bước chuyển biến về lập trường tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật

C/ Kế thừa những tinh hoa của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật

D/ Bổ sung và hoàn thiện chủ nghĩa Mác

 

Câu 6: Đặc điểm của giai đoạn từ 1842 trở về trước trong quá trình hình thành Chủ nghĩa Mác là:

A/ Vẫn đứng trên lập trường duy tâm về triết học

B/ Thực hiện bước chuyển biến về lập trường tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật

C/ Kế thừa những tinh hoa của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật

D/ Bổ sung và hoàn thiện chủ nghĩa Mác

 

Câu 7: Đặc điểm của giai đoạn từ 1849 đến 1895 trong quá trình hình thành Chủ nghĩa Mác là:

A/ Vẫn đứng trên lập trường duy tâm về triết học

B/ Thực hiện bước chuyển biến về lập trường tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật

C/ Kế thừa những tinh hoa của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật

D/ Bổ sung và hoàn thiện chủ nghĩa Mác

 

Câu 8: Những cống hiến của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa Mác?

  1. Phê phán, khắc phục và chống lại những qua điểm sai lầm xuất hiện trong thời đại đế quốc: chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy tâm vật lý học, bệnh ấu trĩ tả khuynh trong triết học, chủ nghĩa giáo điều …
  2. Hiện thực hóa lý luận chủ nghĩa Mác bằng sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga.
  3. Bổ sung và hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề lý luận về cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản, chính sách kinh tế mới…
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 9: Sự kiện xã hội nào lần đầu tiên đã chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác – Lênin trong lịch sử?

  1. Công xã Pari
  2. Cách mạng Tháng Mười Nga 1917
  3. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
  4. Chiến tranh thế giới lần thứ II

 

Câu 10: Thành tựu vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện là gì?

  1. Xây dựng phép biện chứng duy vật, chấm dứt sự thống trị của phép biện chứng duy tâm Hêghen.
  2. Xây dựng chủ nghĩa duy vật về lịch sử, làm sáng rõ lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
  3. Phát hiện ra lịch sử xã hội lòai người là lịch sử đấu tranh giai cấp, và đấu tranh giai cấp sẽ dẫn đến cách mạng vô sản nhằm xóa bỏ xã hội có người bóc lột người.
  4. Phát minh ra giá trị thặng dư, giúp hiểu rõ thực chất của xã hội tư bản chủ nghĩa.

 

Câu 11: Mở đầu thời đại hiện nay được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?

  1. Cách mạng tư sản Pháp 1789;
  2. Công xã Pari 1871;
  3. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
  4. Kết thúc chiến tranh thế giới Hai 1945

 

Câu 12: Mục đích học tập, nghiên cứu những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin ở nước ta hiện nay là gì?

  1. Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lí đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
  2. Giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
  3. Xây dựng niềm tin lý tưởng cho sinh viên
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 13: Thế giới quan của con người là gì?

  1. Quan điểm, cách nhìn về các sự vật cụ thể
  2. Toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người
  3. Quan niệm về vị trí của con người trong thế giới vật chất
  4. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống

 

Câu 14: Một cách chung nhất, người ta gọi phương tiện, cách thức, con đường để đạt tới mục đích đặt ra là gì?

  1. Giải pháp
  2. Phương hướng
  3. Công cụ
  4. Phương pháp

 

Câu 15: Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm CNDVBC.

A – Nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tượng do sự tương tác hay do sự tác động.

B – Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.

C- Nguồn gốc của sự vận động là ở trong bản thân sự vật hiện tượng do sự tác động của các mặt, các yếu tố trong sự vật hiện tượng gây ra.

D- Nguồn gốc của sự vận động là do “Cú hích của thượng đế”

 

Câu 16: Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ?

A – Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò gì đối vớithực tiễn.

B – Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

C – Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái năng động tích cực.

D – Cả a, b, c đều sai.

 

Câu 17: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian?

A- Cơ học                          B – Lý học               C- Xã hội      D – Hóa học

 

Câu 18: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các phân tử, các hạt cơ bản…?

A – Cơ học

B – Lý học

C – Xã hội

D – Hóa học

 

Câu 19: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải?

A – Cơ học

B – Lý học

C – Xã hội

D – Hóa học

 

Câu 20: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường?

A – Cơ học                 B – Lý học                       C – Xã hội                          D – Sinh học

 

Câu 21: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay thế các phương thức sản xuấttrong quá trình phát triển của xã hội loài người?

A – Cơ học                  B – Lý học                      C – Xã hội               D – Hóa học

 

Câu 22: Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong phạm trù nào?

A – Độ

B – Nhảy vọt

C – Điểm nút

D- Tất cả đều sai

 

 

Câu 23:  Phạm trù nào nói lên bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa đến thay đổi về chất?

A – Độ

B – Nhảy vọt

C – Điểm nút

D – Tất cả đều sai

 

Câu 24:   Theo chủ nghĩa MácLênin, phát triển là:

A – Khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng

B – Sự thay đổi về lượng trong quá trình vận động của vật chất

C- Sự thay đổi về chất trong quá trình vận động của vật chất

D – Vận động

 

Câu 25: Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng không thể bỏ qua yếu tố nào?

  1. Những thành tựu văn minh nhân loại đạt đuợc trong chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là khoa học công nghệ
  2. Những thành tựu của kinh tế thị trường
  3. Những tính qui luật của sự phát triển lực lượng sản xuất
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 26: Có mấy hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

A. 2                    B. 3                  C. 4                                   D. 5

 

Câu 27: Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa bắt đầu và kết thúc khi nào?

  1. Từ khi Đảng cộng sản ra đời và xây dựng xong chủ nghĩa xã hội
  2. Bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn phát triển cao của xã hội cộng sản
  3. Bắt đầu từ giai đoạn cao của xã hội cộng sản và kết thúc ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 28: Tại sao cho rằng con đường cách mạng Việt Nam là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan?

  1. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có đường lối đúng đắn
  2. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
  3. Vì nó phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế phát triển của thời đại
  4. Vì nó đáp ứng được nguyện vọng và mong muốn của nhân dân ta

 

Câu 29: Bản chất Giai cấp công nhân của Đảng Cộng Sản Việt Nam đuợc thể hiện  như thế nào?

  1. Số lượng đảng viên trong Đảng
  2. Trình độ đảng viên trong Đảng
  3. Nền tảng lí luận, mục tiêu, đường lối, nguyên tắc tổ chức của Đảng
  4. Cả ba đều đúng

 

Câu 30: Nói đến chất lượng Giai cấp công nhân là nói đến điều gì?

  1. Trình độ khoa học công nghệ
  2. Trình độ giác ngộ lí luận chính trị
  3. Trình độ chuyên môn kỷ thuật và kỷ luật lao động
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 31: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm Giai cấp công nhân đuợc hiểu như thế nào?

  1. Những người làm thuê trong các xí nghịêp công nghịêp
  2. Sản phẩm của nền công nghịêp tư bản chủ nghĩa, đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại và phương thức sản xuất tiến bộ
  3. Đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại và phương thức sản xuất tiến bộ
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 32: Những đặc trưng của Giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là gì?

  1. Chủ yếu là những người không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư
  2. Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích của Giai cấp tư sản
  3. Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có tinh thần quốc tế, tinh thần đoàn kết giai cấp và có tính tổ chức kỉ luật cao. Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình là Chủ nghĩa Mác – Lênin và có Đảng tiên phong của giai cấp mình đó là Đảng cộng sản
  4. Tất cả đều đúng

 

 

Câu 33: Đặc trưng của Giai cấp công nhân hiện đại là gì?

  1. Họ không chỉ bao gồm những người lao động làm thuê (ở các nước tư bản), mà còn là một bộ phận không nhỏ trở thành chủ, nắm quyền lãnh đạo xã hội (ở các nước đi theo con đuờng xã hội chủ nghĩa)
  2. Họ không chỉ bao gồm những người lao động chân tay, trực tiếp điều khiển máy móc cơ khí mà còn là những người lao động sản xuất với trình độ trí tuệ cao (công nhân – trí thức) nghiên cứu sáng chế
  3. Họ không chỉ bao gồm những người lao động công nghịêp trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội mà còn là những người lao động trong lĩnh vực dịch vụ công nghịêp, lao động của họ gắn liền với sản xuất công nghịêp, có tính chất công nghiệp
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 34: Nguyễn Ái Quốc tham dự hội nghị Vécxai, gửi bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?

  1. 1917                  B. 1919                            C.1920                               D. 1921

 

Câu 35: Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam tại Hương Cảng vào ngày, tháng, năm nào?

  1. Ngày 3 đến ngày 5/ 2/ 1930
  2. Ngày 3 đến ngày 6/ 2/ 1930
  3. Ngày 3 đến ngày 7/ 2/ 1930
  4. Ngày 3 đến ngày 8/ 2/1930

 

Câu 36: Điền vào chỗ trống

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có …, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

  1. Đạo đức
  2. Tài năng
  3. Trí tuệ
  4. Sức khoẻ

 

Câu 37: Trong thời kỳ bôn ba cứu nước, Bác Hồ đã từng làm những nghề nào?

  1. Phụ bếp, viết câu đối
  2. Cào tuyết, thông dịch
  3. Rửa ảnh làm báo
  4. Tất cả đều đúng

Câu 38: Theo Nguyễn Ái Quốc, phong trào cứu nước của dân ta muốn giành thắng lợi phải làm sao?

  1. Đi theo một con đường mới.
  2. Cứu viện của nước ngoài
  3. Đi theo con đường của các bậc tiền bối
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 39: Giá trị văn hóa Phương đông được Bác Hồ tiếp thu là gì?

  1. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
  2. Những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo
  3. Yêu nước thương dân
  4. Tinh thần yêu nước Việt Nam

 

Câu 40: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành từ nguồn gốc nào sau đây?

  1. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
  2. Phong trào công nhân thế giới
  3. Phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 41: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành từ nguồn gốc nào sau đây?

  1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
  2. Cách mạng tháng Mười Nga
  3. Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 42: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành từ nguồn gốc nào sau đây?

A.Phẩm chất của các vị Giêsu, Các Mác, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên

  1. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
  2. Phẩm chất các bậc cách mạng tiền bối
  3. Tất cả đều đúng

 

Câu 43: Giá trị văn hóa Phương tây được Bác tiếp thu để hình thành tư tưởng của mình là gì?

  1. Tư tưởng cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ
  2. Tư tưởng chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn
  3. Tư tưởng đoàn kết của dân tộc Việt Nam
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 44: Bắt đầu thời kỳ nào, ở Bác hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước?

  1. Trước 1911
  2. Từ 1911 – 1920
  3. Từ 1920 – 1930
  4. Từ 1930 – 1941

 

Câu 45: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm tư tưởng về đấu tranh giải phóng dân tộc được tính từ:

  1. Trước năm 1911
  2. Từ 1911-1920
  3. Từ 1921-1930
  4. Từ 1931-1941

 

Câu 46: Giai đoạn tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc được tính từ:

  1. Trước năm 1911
  2. Từ 1911-1920
  3. Từ 1921-1930
  4. Từ 1931-1941

 

Câu 47: Lúc nhỏ chủ tịch Hồ Chí Minh có tên là gì?

  1. Nguyễn Sinh Khiêm
  2. Nguyễn Sinh Sắc
  3. Nguyễn Sinh Cung
  4. Nguyễn Sinh Thành

 

Câu 48: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang Pháp?

  1. Vì hiếu kỳ
  2. Vì mưu sinh
  3. Vì nhận ra sự bế tắc của các con đường cứu nước trong thời gian đó.
  4. Vì muốn tìm hiểu nền văn minh Tây Âu.

 

Câu 49: Những yếu tố chủ quan nào của Hồ Chí Minh quyết định hình thành tư tưởng của Người?

  1. Tri thức uyên bác và kinh nghiệm phong phú về cách mạng thế giới.
  2. Tư duy độc lập, tự chủ và đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt.
  3. Có trái tim yêu nước nhiệt thành.
  4. Cả A,B,C đều đúng

 

Câu 50: Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh lịch sử nào?

  1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
  2. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đến đầu thế kỷ XX thất bại.
  3. Quốc tế cộng sản ra đời dẫn dắt phong trào cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc.
  4. Cả A,B,C đều đúng

 

Câu 51: Nguyễn Ái Quốc dự đại hội Tua tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp khi nào?

  1. 12/1918.
  2. 12/1919.
  3. 12/1920.
  4. 12/1923.

Câu 52: Tìm đáp án sai trong các câu sau đây:

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm

  1. Bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ CHí Minh.
  2. Nguồn gốc tư tưởng – lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
  3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
  4. Kết cấu tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

Câu 53: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố nào của Phật giáo?

  1. Lòng thương người.
  2. Tinh thần từ bi hỷ ái.
  3. Tinh thần cứu khổ, cứu nạn.
  4. Cả A,B,C đều đúng

 

Câu 54: Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là gì?

  1. Nước được độc lập.
  2. Dân được tự do.
  3. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
  4. Cả A,B,C đều đúng

 

 

 

Câu 55: Tìm điểm nhầm lẫn trong đoạn viết sau đây: “ Một trong những nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp thu văn hoá Phương Đông. Cụ thể là:

  1. Những mặt tích cực của Nho giáo.
  2. Kế thừa các giá trị văn hoá tiến bộ của thời kỳ Phục hưng.
  3. Tư tưởng vị tha của Phật giáo.
  4. Cả A,B,C đều đúng

 

Câu 56: Tìm điểm nhầm lẫn trong đoạn viết sau đây: “Một trong những nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Cụ thể là:

  1. Những mặt tích cực của Nho giáo.
  2. Tư tưởng vị tha của Phật giáo.
  3. Tiếp thu chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam.
  4. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.

 

Câu 57: Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở ngôi trường nào?

  1. Trường tiểu học Pháp – Việt ở Vinh.
  2. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế.
  3. Trường Quốc học Huế.
  4. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.

 

Câu 58: Hồ Chí Minh viết “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” vào thời gian nào? 

A.1950                 B. A. 1960                    C. 1970                  D. 1975

 

Câu 59: Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng có mấy phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản?

A.4                              . B. 5.                                              C. 6.                        D. 7

 

Câu 60: Kinh tế tri thức là gì?

  1. Nền kinh tế dựa vào trí tuệ của con người
  2. Nền kinh tế dựa vào tiềm năng của con người
  3. Nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  4. Nền kinh tế dựa vào nguồn lực con người và công nghệ cao

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .