ĐỀ THI LÝ THUYẾT-Ngành Pháp luật-Đề 2

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

 

ĐỀ SỐ 2

MÔN: Lý thuyết tổng hợp

NGÀNH: Pháp luật

Thời gian làm bài: 75 phút

————————————————————————————————-

Chọn câu đúng 

Câu 1: Nhà nước là một bộ máy …………………. do …………………… lập ra để duy trì việc thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng đối với …………………….

  1. Quản lý – giai cấp thống trị – toàn xã hội
  2. Quản lý – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
  3. Quyền lực – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
  4. Quyền lực – giai cấp thống trị – toàn xã hội

Câu 2: Nhà nước có mấy đặc trưng; đó là:

  1. 2 – tính xã hội và tính giai cấp
  2. 3 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia và đặt ra pháp luật
  3. 4 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế và đặt ra pháp luật
  4. 5 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế, đặt ra pháp luật và tính giai cấp

Câu 3: Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hình sự là:

  1. Thương lượng
  2. Mệnh lệnh
  3. Quyền uy
  4. Thỏa thuận, thương lượng

Câu 4: Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:

  1. Phân quyền
  2. Phân công, phân nhiệm
  3. Phân công lao động
  4. Tất cả đều đúng

Câu 5: Theo Bộ luật Dân sự 2015 “tài sản” được hiểu như thế nào và bao gồm những gì?

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản là bất động sản.
  3. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
  4. Tài sản là động sản.

Câu 6: Những nội dung của việc thực hiện hợp đồng:

  1. Thực hiện đúng điều khoảng về đối tượng. Thực hiện đúng điều khoảng về chất lượng. Thực hiện đúng điều khoảng về thời gian, địa điểm. Thực hiện đúng điều khoảng về giá cả, phương thức.
  2. Thực hiện đúng điều khoảng về đối tượng. Thực hiện đúng điều khoảng về phương thức thanh toán. Thực hiện đúng điều khoảng về số lượng, giá cả. Thực hiện đúng điều khoảng về thời gian.
  3. a,b, đều đúng
  4. a,b đều sai.

Câu 7:  Hành vi nào của người sử dụng đất không bị Luật Đất đai cấm?

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất
  2. Sử dụng đất không đúng mục đích
  3. Thực hiện giao dịch về quyềnsử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  4. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất

Câu 8: Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần các lĩnh vực của pháp luật

  1. Quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật
  2. Hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật
  3. Ngành luật, quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, chế định pháp luật
  4. Chế định pháp luật, quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật

Câu 9: Theo Luật Đất đai 2013, trường hợp nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?

  1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở
  2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếpsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định
  3. Tổ chứckinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê
  4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng

Câu 10: Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một Quan hệ pháp luật?

  1. Khi có Quy phạm pháp luật điều chỉnh Quan hệ xã hội tương ứng
  2. Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp không cụ thể
  3. Khi không xảy ra sự kiện pháp lý
  4. Cả B và C

Câu 11: Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào

  1. Xã hội không có tư hữu
  2. Xã hội không có giai cấp
  3. Xã hội không có nhà nước
  4. Cả A, B và C

Câu 12: Hãy chọn phương án đúng:

  1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện các thửa đất, được lập theo từng đơn vị hành chính.
  2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất, được lập theo từng đơn vị hành chính.
  3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
  4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện thể hiện các thửa đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.

Câu 13: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
  2. Nhà nước pháp quyền
  3. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
  4. Tất cả đều sai

Câu 14: Chọn nhận định ĐÚNG trong các nhận định sau:

  1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất, bao gồm đất liền, vùng biển và vùng trời.
  2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
  3. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
  4. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Câu 15: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

  1. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  2. Do Nhà nước ban hành.
  3. Luôn tồn tại trong mọi xã hội.
  4. Phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 16: Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:

  1. Quốc hội
  2. Chính phủ
  3. Tòa án nhân dân
  4. Viện kiểm sát nhân dân

Câu 17: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?

  1. Bản chất xã hội.
  2. Bản chất giai cấp.
  3. Bản chất nhân dân.
  4. Bản chất dân tộc.

Câu 18: Tội phạm ít nghiêm trọng có mức phạt cao nhất của khung hình phạt là đến:

  1. 3 năm
  2. 5 năm
  3. 7 năm
  4. 15 năm

Câu 19: Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  3. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.
  4. Tính quần chúng nhân dân.

Câu 20: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc mặt khách quan của tội phạm

  1. Thời gian phạm tội.
  2. Địa điểm phạm tội
  3. Lý trí của người phạm tội
  4. Công cụ phạm tội

Câu 21: Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính cụ thể về mặt nội dung.
  3. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  4. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 22: Xét về cấu trúc thì tội phạm là:

  1. Sự hợp thành từ nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội
  2. Sự hợp thành từ hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của nó
  3. Sự hợp thành từ 4 yếu tố, tồn tại không tách rời nhau
  4. Sự hợp thành từ người phạm tội và hành vi của họ

Câu 23: Văn bản quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Không chỉ là sản phẩm của hoạt động lập quy.
  2. Có thể không thể hiện tính quyền lực nhà nước.
  3. Được ban hành bởi tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
  4. Luôn chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính quy định về các biện pháp cưỡng chế hành chính.

Câu 24: Mệnh đề nào sau đây không có trong khái niệm chủ thể của tội phạm?

  1. Người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
  2. Người đạt độ tuổi theo luật định
  3. Người đã thực hiện hành vi phạm tội.
  4. Người có năng lực trách nhiệm hình sự.

Câu 25: Quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước.
  2. Luôn xác định rõ cả thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực.
  3. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
  4. Chỉ được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Câu 26: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

  1. Lỗi.
  2. Động cơ phạm tội
  3. Hoàn cảnh thực hiện tội phạm.
  4. Mục đích phạm tội

Câu 27: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:

  1. Không chỉ là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành.
  2. Luôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
  3. Có thể là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng xét xử các vụ án hành chính.
  4. Là quan hệ quản lý mà các bên tham gia quan hệ quản lý luôn mang quyền lực nhà nước.

Câu 28: Giá trị pháp lý của các loại văn bản pháp luật được xác định theo thứ tự:

  1. Hiến pháp – Pháp lệnh – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
  2. Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Pháp lệnh – Các văn bản dưới luật
  3. Các bộ luật, đạo luật – Hiến pháp – Pháp lệnh – Các văn bản dưới luật
  4. Pháp lệnh – Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật

Câu 29: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

  1. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
  2. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
  3. Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
  4. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Câu 30: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

  1. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
  2. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình
  3. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
  4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 31: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là:

  1. Các quan hệ vật chất
  2. Các quan hệ tài sản
  3. Các quan hệ nhân thân phi tài sản
  4. Cả câu b và c

Câu 32: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:

  1. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
  2. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
  3. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
  4. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu 33: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

  1. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
  2. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
  3. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì trong trường hợp nào chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường?

  1. Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
  2. Thay đổi địa điểm thực hiện so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
  3. Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng
  4. Cả a, b, c đều đúng

Câu 35: Tìm câu trả lời chưa chính xác trong các câu sau?

  1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường hằng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá.
  2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương/Việt Nam, tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả lại bằng tiền đồng Việt Nam.
  3. Số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường bằng tổng kinh phí thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường.
  4. Tiền kỹ quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chỉ được hoàn trả lại cho tổ chức, cá nhân khi đã hoàn thành toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường được duyệt

Câu 36: Những yêu cầu nào sau đây không được cho là yêu cầu phản tố:

  1. Yêu cầu của bị đơn để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  2. Yêu cầu của bị đơn được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  3. Giữa yêu cầu bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
  4. Yêu cầu của bị đơn là cơ sở để Tòa án bác đơn khởi kiện của nguyên đơn hoặc đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Câu 37: Quyền yêu cầu phản tố phải đưa ra:

  1. Trước thời điểm mở phiên tòa
  2. Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
  3. Trước khi Hội đồng xét xử ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm
  4. Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Câu 38: Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận định giá tài sản là: 

  1. Hội đồng định giá tài sản.
  2. Viện kiểm sát đã yêu cầu định giá tài sản.
  3. Cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản.
  4. Tòa án đã yêu cầu định giá tài sản.

Câu 39: Kết luận giám định:

  1. Là kết luận pháp lý về vụ án.
  2. Là kết luận có giá trị pháp lý trong mọi trường hợp.
  3. Là kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 40: Những quyết định nào sau đây có thể bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm:

  1. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
  2. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
  3. Tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
  4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Câu 41: Người chứng kiến là: 

  1. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
  2. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
  3. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
  4. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Câu 42: Mục đích của hình phạt là:

  1. Trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội.
  2. Ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới.
  3. Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
  4. Cả a, b và c.

Câu 43: Theo Hiến pháp năm 2013, quyền công dân được tổ chức nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

  1. Chính phủ
  2. Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nhà nước
  3. Nhà nước
  4. Quốc hội

Câu 44: Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của

  1. Mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.
  2. Từng người dân và của toàn xã hội.
  3. Một số đối tượng cụ thể trong xã hội.
  4. Những người cần được giáo dục, giúp đỡ.

Câu 45: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ, pháp luật được áp dụng

  1. Đối với tất cả mọi người.
  2. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
  3. Chỉ những người là công chức nhà nước.
  4. Đối với những người vi phạm pháp luật.

Câu 46: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

  1. Tính nghiêm túc.
  2. Tính quy phạm phổ biến.
  3. Tính nhân dân và xã hội.
  4. Tính quần chúng rộng rãi.

Câu 47: Pháp luật là phương tiện để công dân

  1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Bảo vệ mọi quyền lợi của mình.
  3. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.
  4. Bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.

Câu 48: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức ?

  1. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.
  2. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.
  3. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.
  4. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .

Câu 49: Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

  1. Bản chát giai cấp.
  2. Bản chất xã hội.
  3. Bản chất chính trị.
  4. Bản chất khoa học .

Câu 50: Pháp luật được các cá nhân, tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là quy tắc xử sự chung, vì pháp luật bắt nguồn từ

  1. Thực tiễn đời sống xã hội.
  2. Các tầng lớp dân cư.
  3. Các giai cấp trong xã hội.
  4. Dư luận xã hội .

Câu 51: Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để dông dân

  1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Thực hiện quyền của mình.
  3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
  4. Bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

Câu 52: Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào đều được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưuọc gọi là

  1. Tính cụ thể của văn bản pháp luật.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  3. Tính trình tự ban hành văn bản pháp luật.
  4. Tính cụ thể về mặt nội dung.

Câu 53: Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần tích cực thực hiện

  1. Quảng cáo pháp luật trong xã hội.
  2. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
  3. Nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách.
  4. Răn đe để mọi người phải chấp hành pháp luật.

Câu 54: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật ?

  1. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  2. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
  3. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
  4. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

Câu 55: Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường ở đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện, pháp luật bắt nguồn từ đâu ?

  1. Từ cuộc sống ở đô thị.
  2. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
  3. Từ thực tiễn đời sống xã hội.
  4. Từ yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 56: Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng?

  1. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  2. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôicủa người chết.
  3. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  4. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội.

Câu 57: Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội thực hiện quyền nào?

  1. Lập hiến, lập pháp
  2. Ban hành pháp lệnh
  3. Ban hành nghị định
  4. Ban hành thông tư

Câu 58: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc mặt khách quan của tội phạm

  1. Thời gian phạm tội.
  2. Địa điểm phạm tội
  3. Lý trí của người phạm tội
  4. Công cụ phạm tội

Câu 59: Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào?

  1. Thôn, bản, khối phố.
  2. UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam, nữ.
  3. UBND cấp huyện của 01 tronghai bên nam, nữ.
  4. Nhà thờ.

Câu 60: Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức nào?

  1. Phát phiếu lấy ý kiến
  2. Bỏ phiếu
  3. Tổ chức họp cộng đồng dân cư
  4. Các câu a, b, c đều đúng

 

———Hết———

 

 

Giảng viên ra đề

(ghi rõ học vị và họ tên)

Cử nhân. Nguyễn Kim Khánh

 

 

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .