ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN: VỆ SINH PHÒNG BỆNH
Thời gian 60 phút
Câu 1: Trình bày các biện pháp giữ gìn vệ sinh da? (2,5 điểm)
Đáp án:
− Thường xuyên tắm rửa bằng nước sạch (nước máy, nước mưa, nước giếng xây, nước sông, hồ trong sạch…).
− Về mùa hè nên tắm 1 lần/ngày; mùa đông (ở phía bắc) tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió, 2 đến 3 ngày tắm một lần. Khi tắm dùng loại xà phòng có độ sút nhẹ để cho da sạch mà không bị hại. Không nên tắm vào các buổi trưa hè, tắm lâu hoặc khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi.
− Thường xuyên thay giặt quần áo bằng nước sạch, quần áo giặt xong phải phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió và sáng sủa, quần áo lót phải thay giặt hằng ngày kể cả về mùa lạnh.
− Móng tay, móng chân thường xuyên phải cắt ngắn. Tóc phải được cắt ngắn và chải gọn hằng ngày. Trong vài ngày (2 – 5 ngày) phải gội đầu bằng dầu gội đầu hay xà phòng, lá xả, nước bồ kết 1 lần…
– Phải tạo được thói quen đi giày, dép, guốc ở trong nhà và mỗi khi đi ra khỏi nhà (đi làm việc, đi học, đi chơi…).
Câu 2: Trình bày bốn biện pháp chính để bảo vệ môi trường không khí.? (2,5 điểm)?
Đáp án:
− Quản lý và kiểm soát môi trường nhằm giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm không khí.
− Quy hoạch đô thị và bố trí các khu công nghiệp phải được tính toán, dự báo tác động của các khu vực đó trong tương lai để không gây ô nhiễm cho môi trường chung.
− Sử dụng hệ thống cây xanh để bảo vệ môi trường không khí
− Kiểm soát và xử lý các nguồn chất thải từ các khu vực đô thị, khu công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí tại chỗ và khu vực xung quanh.
Câu 3: Trình bày vai trò của xử lý chất thải trong làm sạch môi trường và bảo vệ sức khoẻ? (2,5 điểm)?
Đáp án:
− Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm chứa đủ các loại mầm gây bệnh.
− Hiện tại các công trình vệ sinh để quản lý tập trung, xử lý các chất thải còn thiếu về số lượng và kém chất lượng – đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.
− Người dân ở một số vùng vẫn có thói quen và tập quán sử dụng phân người và gia súc chưa được xử lý để bón ruộng và nuôi cá.
− Tốc độ phát triển dân số nhanh, mật độ dân số phân bố không đồng đều, đô thị hoá phát triển nhanh khi trình độ văn hoá chưa được nâng cao, do đó những kiến thức về vệ sinh môi trường nói chung chưa được phổ cập rộng rãi.
Câu 4: Trình bày định nghĩa, mục tiêu của Ecgonomi? (2,5 điểm)?
Đáp án:
Định nghĩa:
– Ecgonomi là môn khoa học liên ngành (sinh lý, tâm lý, nhân trắc thẩm mỹ công nghệ…) nghiên cứu sự thích nghi với điều kiện lao động (phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động…) và điều kiện sinh hoạt của con người, làm cho con người hoạt động có năng suất, an toàn và thoải mái…
Mục tiêu của Ecgonomi
− Đề phòng tai nạn. Môi trường lao động phải thoải mái, hợp lý, có các bộ phận được che chắn, an toàn…
− Đề phòng mệt mỏi: Thiết kế phạm vi lao động phải phù hợp với tầm nhìn. Chế độ lao động và nghỉ ngơi phải hợp lý, tránh gây căng thẳng thần kinh tâm lý, gây mệt mỏi thị giác…
− Đề phòng tổn thương xương, cơ, khớp.