ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
- C
- D
- C
- A
- C
II. Tự luận
Câu 1. Các chức năng của tiền tệ:
– Thước đo giá trị
– Phương tiện lưu thông
– Phương tiện cất trữ
– Phương tiện thanh toán
– Tiền tệ thế giới
Câu 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Khác với các hoạt động khác hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đó là hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính sáng tạo, có mục đích và tính lịch sử – xã hội.
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó. Quan niệm trên đây về nhận thức xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản sau: Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và con người có thể nhận thức được thế giới khách quan ấy. Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan; coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người Ba là, khẳng định sự phản ánh là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo và đi từ thấp đến cao (chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, chưa toàn diện sâu sắc đến toàn diện sâu sắc…)
Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức . Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Hoạt động thực tiễn của con người nhằm biến đổi tự nhiên và xã hội của con người làm cho các đối tượng tự nhiên và xã hội bộc lộ ra những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động của thế giới, trên cơ sở đó mà hình thành các lý thuyết khoa học
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức không phải để nhận thức mà để phục vụ cho hoạt động thực tiễn cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức. Thực tiễn đề ra mục đích và nhu cầu cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn làm nảy sinh mâu thuẫn, đòi hỏi phải phát triển nhận thức mới giải quyết được. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà con người chế tạo những phương tiện kỹ thuật sử dụng trong nhận thức khoa học. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển nhận thức. Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung, hoàn thiện, điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh và phát triển nhận thức. Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức: được thể hiện ở chỗ thực tiễn là xuất phát điểm của nhận thức, quyết định sự hình thành và phát triển của nhận thức, là nơi thể nghiệm và kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhận thức; ngược lại nhận thức, nhất là nhận thức lý luận, nhận thức khoa học khi nó phản ánh đúng bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng có thể giúp con người thông qua nhận thức của mình mà xác định các biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, tránh bệnh giáo điều, duy ý chí, quan liêu nhưng đồng thời cũng không được tuyệt đối hóa thực tiễn để rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn với lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Lý luận không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định chân lý của nó là lý luận suông, ngược lại thực tiễn không có lý luận khoa học soi sáng sẽ trở thành thực tiễn mù quáng.
+ Nhận thức: Là một khả năng tâm lý, suy nghĩ của con người nhìn nhận 1 sự vật, sự việc và rút ra tư tưởng đi theo chiều hướng tiến bộ thì gọi là nhận thức.
+ Thực tiễn: Là hiện thực bao gồm hiện tại và 1 phần trong tương lai gần về dự đoán sự phát triển theo các chiều hướng khác nhau (cả xấu lẫn tốt) của sự vật, sự việc, hiện tượng.
+ Hiện thực khách quan: Là quá trình vận động của các sự vật, sự việc, hiện tượng trong thực tại được phản ánh vào tư tưởng của con người để từ đó hình thành những cảm xúc, tri giác, nhận thức trong con người.
– Khi con người nhìn nhận đúng về Thực Tại Khách Quan thì sẽ hình thành Nhận Thức. Từ Nhận Thức đúng đắn, con người sẽ nhìn ra được Thực Tiễn của Thực Tại Khách Quan sẽ trở nên như thế nào, sẽ phát triển theo chiều hướng nào trong thực tại và tương lai gần.
=> Do đó, khi nói Nhận Thức và Thực Tiễn đều xuất phát từ Thực Tại Khách Quan là chính xác.
————————HẾT———————–