Đáp án-Đề Thi cuối kì- THÔNG TIN HỌC

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÔN:  THÔNG TIN HỌC 

Ngành: THƯ VIỆN                       Thời gian: 90 phút

(Trình độ trung cấp)

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRẮC NGHIỆM:

1.Thông tin là gì?

  1. Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.
  2. Thông tin là các tài liệu để mọi người tìm hiểu và phân tích khi làm việc.
  3. Thông tin là các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.

 

2.Tiếp nhận thông tin là gì?

  1. Là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một cách chủ động
  2. Là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một cách bị động
  3. Là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một cách chủ động hoặc bị động.
  4. Tất cả đều sai

 

3.Sau khi tiếp nhận thông tin, thì cần tiến hành làm gì?

  1. Chuyển thông tin cho người khác
  2. Phân loại thông tin
  3. Để đó và khi nào cần thì sử dụng
  4. Chuyển giao thông tin cho bộ phận liên quan xử lý

 

4.Thông tin không phải là cơ sở đề ra các quyết định quản trị

  1. Đúng
  2. Sai

 

5.Thông tin ở đây sẽ giúp cho các nhà quản trị giải quyết đúng đắn và có hiệu quả vấn đề sau:

  1. Nhận thức vấn đề cần phải ra quyết định.
  2. Xác định cơ hội, và các mối hiểm nguy trong kinh doanh.
  3. Lựa chọn các phương án.
  4. Tất cả đều đúng

 

6.Trong các lĩnh vực tổ chức, hoạch định, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát, thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng trên phương diện sau:

  1. Nhận thức vấn đề;
  2. Cung cấp dữ liệu;
  3. Xây dựng các phương án;
  4. Giải quyết vấn đề;
  5. Tất cả đều đúng

 

7.Đối với doanh nghiệp, nhờ có thông tin mà các nhà quản lý có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.

  1. Đúng
  2. Sai

8.Theo quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, hồ sơ là gì?

  1. Hồ sơ là văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một (hoặc một số) đặc điểm chung về thể loại hoặc tác giả hình thành tài liệu trong quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân.
  2. Hồ sơ là tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một (hoặc một số) đặc điểm chung về thể loại thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân.
  3. Hồ sơ là một tập gồm toàn bộ (hoặc một) văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một (hoặc một số) đặc điểm chung về thể loại hoặc tác giả hình thành tài liệu trong quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân.

 

9.Tài liệu điện tử là tài liệu dưới dạng số hoá, bao gồm báo, tạp chí điện tử, sách điện tử, tài liệu tham khảo dưới dạng trực tuyến hoặc đĩa (CD-ROM), cơ sở dữ liệu toàn văn, thư mục và các thông tin trên mạng.

  1. Đúng
  2. Sai

 

10.Hiện nay, có các loại tài liệu phổ biến nhất đó là:

  1. Tài liệu giấy thông thường và tài liệu số.
  2. Tài liệu trên các bức tranh cổ
  3. Tài liệu trên các vật dụng thời xa xưa như: thạch cao, đất nung.

 

11.Tài liệu bao gồm những gì?

  1. Văn bản; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác.
  2. Băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác.
  3. Văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác.
  4. Văn bản; băng, đĩa ghi âm, ghi hình.

 

12.Thông tin của tài liệu luôn là tài liệu cần thiết cho các hoạt động hiện hành trong xã hội như: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.

  1. Đúng
  2. Sai

 

13.Giá trị lịch sử của tài liệu là khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin tài liệu cho việc nghiên cứu hiện tượng hiện nay.

  1. Đúng
  2. Sai

14.Hiện nay, chúng ta chia giá trị tài liệu ra làm hai nhóm chính. Bao gồm:

  1. Giá trị hiện hành và giá trị tương lai.
  2. Giá trị thực tiễn và giá trị tương lai
  3. Giá trị hiện hành và giá trị lịch sử.
  4. Tất cả đều đúng.

 

15.Việc xác định nhu cầu thông tin của cá nhân cần được xác định gắn với nhu cầu thông tin của cơ quan, tổ chức, phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của tổ chức

  1. Đúng
  2. Sai

 

16.Việc thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí tuân theo các quy định của pháp luật như thu thập thông tin phải tuân thủ các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nghĩa là chỉ được sử dụng nguồn tài liệu tham khảo đó khi được phép của tác giả hoặc cơ quan quản lý.

  1. Đúng
  2. Sai

 

17.Quan sát không nên kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo độ tin cậy và cơ sở pháp lý cho thông tin đã thu thập.

  1. Đúng
  2. Sai

18.Có bao nhiêu loại loại bảng hỏi:

  1. Bảng hỏi đóng, bảng hỏi mở và bảng hỏi kết hợp
  2. Bảng hỏi đóng và bảng hỏi mở
  3. Bảng hỏi mở và bảng hỏi kết hợp

 

19.Bảng hỏi chưa chuẩn hóa là bảng hỏi dùng nhiều câu hỏi tự do, không chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung trả lời, về trình tự câu hỏi, trình tự các ý trả lời trong từng câu hỏi

  1. Đúng
  2. Sai

 

20.Thu thập thông tin chịu tác động của nhiều nhân tố về kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin

  1. Đúng
  2. Sai

 

21.Thu thập thông tin tách biệt hoàn toàn với quá trình xử lý thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt động của tổ chức.

  1. Đúng
  2. Sai

 

22.Nguồn thông tin trên thực tế có thể phân loại theo những cách tiếp cận khác nhau nhưng tổng thể có thể được chia thành thông tin thứ cấp và sơ cấp.

  1. Đúng
  2. Sai

 

23.Việc xác định nhu cầu bảo đảm thông tin cần dựa trên các nguyên tắc cơ

  1. Nguyên tắc liên hệ ngược:
  2. Nguyên tắc đa dạng tương xứng
  3. Nguyên tắc phân cấp bảo đảm thông tin:
  4. Tất cả đều đúng

 

24.Thông tin từ sách, tạp chí có tính chuyên sâu nhưng có thể có hạn chế về tính cập nhật.

  1. Đúng
  2. Sai

 

25.Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng có tính cập nhật, đa dạng và luôn được kiểm chứng

  1. Đúng
  2. Sai

 

26.Để bảo đảm tính chính xác của thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng khi thu thập người viết có thể căn cứ vào điều kiện sau:

  1. Ấn phẩm đó được nhà nước thừa nhận, cho phép sử dụng, khai thác.
  2. Nội dung các quan điểm chứa đựng trong tài liệu tham khảo phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  3. Thông tin có cập nhật với thực tiễn, mức độ lạc hậu của thông tin
  4. Tất cả đều đúng

 

27.Quan sát để thu thập thông tin khác với quan sát thông thường ở chỗ hoạt động quan sát này có tính mục đích, được ghi lại, có kiểm tra tính ổn định và tính hiệu lực của kết quả thu nhận được.

  1. Đúng
  2. Sai

 

28.Cách quan sát để đạt hiệu quả cao

  1. Quan sát để tìm ra ý nghĩa
  2. Quan sát phải có suy luận, phán đoán
  3. Tất cả đều đúng
  4. Tất cả đều sai

 

 

29.Khi quan sát chỉ cần sử dụng đôi mắt để nhận biết các đặc điểm, tính chất rất đa dạng của các sự vật, hiện tượng.

  1. Đúng
  2. Sai

 

30.Phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai thác thông tin

  1. Đúng
  2. Sai

 

31.Thảo luận nhóm là việc tập trung gồm từ 6-12 người tập hợp lại với nhau để trình bày những quan điểm của họ về một bộ câu hỏi đặc biệt trong môi trường nhóm.

  1. Đúng
  2. Sai

 

 

32.Thu thập thông tin bằng bảng hỏi định lượng là phương pháp thông tin dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy và hỏi ngẫu nhiên

  1. Đúng
  2. Sai

 

33.Bảng hỏi chưa chuẩn hóa là bảng hỏi dùng nhiều câu hỏi tự do, không chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung trả lời, về trình tự câu hỏi, trình tự các ý trả lời trong từng câu hỏi.

  1. Đúng
  2. Sai

34.Đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, để khai thác thông tin từ cấp trên, cấp dưới và các nguồn khác cần phải nắm vững phương pháp thu thập thông tin sau:

  1. Tiếp nhận và quản lý các văn bản đến, đi một cách khoa học như văn bản
  2. từ cấp trên gửi xuống, cấp dưới gửi lên, công dân gửi đến hàng ngày… cần phải được cập nhật vào sổ theo dõi đầy đủ và sắp xếp theo một thứ tự nhất định để dễ tra cứu;
  3. Lập hồ sơ công việc một cách đầy đủ và khoa học;
  4. Chọn lọc đặt mua báo, tạp chí có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức;
  5. Tất cả đều đúng.

 

35.Xử lý thông tin là gì?

  1. Là quá trình đối chiếu, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định.
  2. Là quá trình chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định.
  3. Là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định.

 

36.Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến.

 

  1. Đúng
  2. Sai

 

37.Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu cầu thế nào?

  1. Thông tin phải đúng.
  2. Thông tin phải đủ.
  3. Thông tin phải kịp thời.
  4. Tất cả đều đúng

 

38.Việc bảo quản và lưu trữ thông nhằm đảm bảo cho tài liệu thông tin không bị hư hỏng và phục vụ cho công tác hàng ngày và lâu dài

  1. Đúng
  2. Sai

 

39.Hình thức lưu trữ phổ biến cần sử dụng là gì?

  1. Lưu trữ bằng văn bản vào các cặp hồ sơ lưu trữ thông tin; lưu trữ ở máy tính (đối với các dữ liệu có phần mềm số hoá).
  2. Lưu trữ bằng văn bản vào các cặp hồ sơ lưu trữ thông tin
  3. Lưu trữ ở máy tính (đối với các dữ liệu có phần mềm số hoá).

 

40.Hồ sơ, văn bản tài liệu là một nguồn thông tin quan trọng trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

  1. Đúng
  2. Sai

 

41.Những câu hỏi không nên dùng trong phỏng vấn:

  1. Câu hỏi quá dài
  2. Câu hỏi không rõ ràng, mơ hồ
  3. Câu hỏi khó trả lời
  4. Tất cả đều đúng

 

42.Thông tin truyền miệng (qua các ý kiến đóng góp và phản ánh từ các cuộc họp, qua điện thoại và trao đổi trực tiếp) là nguồn thông tin khách quan

  1. Đúng
  2. Sai

43.Thống kê số liệu có thể thực hiện bằng việc xác định tần suất, tỷ lệ, tìm ra mối tương quan giữa các số liệu, ý nghĩa của các số liệu.

  1. Đúng
  2. Sai

 

44.việc xử lý thông tin phải xác định được nguồn gốc thông tin, có sự so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin với thông tin chính thức

  1. Đúng
  2. Sai

 

45.Để xử lý thông tin hiệu quả thì không cần loại bỏ những yếu tố bình luận, nhận xét, những yếu tố mang tính dư luận xã hội

  1. Đúng
  2. Sai

 

46.Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, phỏng

vấn, khảo sát tồn tại dưới dạng:

  1. Thông tin định tính.
  2. Thông tin định lượng.
  3. Tất cả đều đúng
  4. Tất cả đều sai

 

47.Trình bày các dữ kiện là làm một bản liệt kê tóm tắt những điều liên quan đến chủ đề phân tích

  1. Đúng
  2. Sai

 

48.Cô đọng thông tin là tinh lọc thông tin để có thấy rõ những khái niệm chủ yếu và tương quan giữa chúng

  1. Đúng
  2. Sai

 

49.Xử lý thông tin là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề.

  1. Đúng
  2. Sai

 

50.Khi xử lý thông tin cần sắp xếp các dữ kiện, đọc các dữ kiện, bước tiếp theo là mã hoá, làm bản chỉ dẫn về các dữ kiện theo những đề mục, phạm trù nhất định.

  1. Đúng
  2. Sai

 


Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .