Câu 1: Trình bày kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc
- Phương pháp phân tán:
B1: Pha dung dịch chất dẫn: hòa tan các chất tan được trong chất dẫn ban đầu, lọc nếu cần
B2: Nghiền khô: nghiền các DC tới độ mịn thích hợp
B3: Nghiền ướt tạo hỗn dịch đặc: chia 2 trường hợp:
– Nếu DC dễ thấm chất dẫn: thêm 1 lượng chất dẫn vừa đủ vào khối bột (= ½ lượng chất rắn), nghiền trộn thật kỹ
– Nếu DC khó thấm chất dẫn: thêm vào khối bột một lượng dịch thể chất gây thấm hoặc một lượng bột chất gây thấm và một lượng chất dẫn vừa đủ tạo thành khối bột nhão đặc rồi nghiền thật kỹ.
B4: Pha loãng hỗn dịch đặc: cho dần từng lượng nhỏ chất dẫn còn lại vào khối bột nhão, nghiền trộn, gạn dần vào chai, thêm chất dẫn vừa đủ thể tích.
- Phương pháp ngưng kết:
Do thay đổi dung môi: Hòa tan DC vào dung môi trung gian tạo dung dịch. Phối hợp dung dịch trên với chất dẫn ban đầu , kết hợp khuấy trộn
Do phản ứng hóa học: Hòa tan các DC vào hai lượng dung môi thích hợp, tạo thành 2 dung dịch. Phối hợp hai dung dich trên với nhau, đồng thời khuấy trộn.
Câu 2: Trình bày nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
Nguyên tắc 1: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn (xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán lâm sàng):
Kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn, rất ít kháng sinh có tác dụng với virus,nấm gây bệnh, sinh vật đơn bào
Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định.
Do vậy cần phải xác định xem bệnh nhân có nhiễm khuẩn hay không:
Thăm khám lâm sàng: đo nhiệt độ, phỏng vấn và khám bệnh
Xét nghiệm cận lâm sàng thường qui: công thức bạch cầu, X – quang, chỉ số sinh hóa…
Tìm vi khuẩn gây bệnh
Nguyên tắc 2: Lựa chọn kháng sinh hợp lý (dựa vào phổ tác dụng, tính chất dược động học, vị trí nhiễm khuẩn và tình trạng của người bệnh):
Phổ tác dụng: Đánh giá độ nhạy cảm của kháng sinh có thể dựa vào: Kháng sinh đồ, thăm khám lâm sàng …
Vị trí nhiễm khuẩn: Muốn điều trị thành công kháng sinh phải thấm vào được ổ nhiễm khuẩn. Đặc biệt chú ý với tổ chức khó thấm thuốc như: màng não, tuyến tiền liệt, xương khớp, mắt…
Theo cơ địa bệnh nhân: Những đối tượng cần lưu ý: Trẻ em (đặc biệt trẻ sơ sinh), người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan, thận: do dễ bị tích lũy thuốc ; Phụ nữ có thai và cho con bú: do có thể ảnh hưởng đến thai nhi, hoặc trẻ bú mẹ ; Người có cơ địa dị ứng …
Nguyên tắc 3: Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian (Dùng ngay ở liều điều trị mà không tăng dần liều, điều trị liên tục, không ngắt quãng, và không giảm liều để tránh kháng thuốc):
Nguyên tắc chung: Sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể cộng thêm 2 – 3 ngày ở người bình thường và 5 – 7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch;
Với nhiễm khuẩn nhẹ: đợt điều trị thường 7 – 10 ngày ; Nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn ở tổ chức khó thấm thuốc thì kéo dài hơn, đặc biệt với bệnh lao đợt điều trị 8 tháng
Nguyên tắc 4: Phối hợp kháng sinh hợp lý (Mở rộng phổ, tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc):
Mục đích:
Nới rộng phổ tác dụng
Tăng hiệu quả điều trị
Giảm tỷ lệ kháng thuốc
Những trường hợp phối hợp được khuyến khích
Điều trị nhiễm khuẩn kéo dài : Lao…
Điều trị những chủng vi khuẩn đề kháng mạnh với kháng sinh : Augmentin .
Nới rộng phổ tác dụng: Rodogyl…
Câu 3: Nêu khái niệm về Alcaloid. Trình bày tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, thu hái, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng công dụng, dạng dùng và liều dùng của cây Cà độc dược.
Alcaloid là:
Là những hợp chất hữu cơ, có chứa Nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm
Thường gặp trong thực vật, đôi khi trong động vật
Thường có dược lực tính mạnh
Cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid
Cây cà độc dược:
- Tên khoa học: Datura metel L., họ Cà- Solanaceae (còn có tên là cà dược, mạn đà la, cà diên)
- Đặc điểm thực vật:
Là cây thảo, mọc hàng năm, cao 1-1,5m, toàn thân hầu như nhẵn, cành non và các bộ phận non có long tơ ngắn
Lá đơn, mọc cách (mọc vòng hay đối ở gần ngọn). Phiến lá hình trứng dài 6-16cm, rộng 4-9cm, gốc lá lệch, ngọn lá nhọn, mép lá thường lượn sóng hoặc hơi xẻ 3-4 răng cưa, mặt lá lúc non có nhiều lông, sau rụng dần
Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, hình loa kèn, cuống hoa dài 1-2cm, đài hoa hình ống có 5 gân nổi lên rõ rệt, dài 5-8cm, rộng 1,5-2cm, màu trắng hoặc tím hoặc phớt tím
Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, đường kính chừng 3cm, quả non màu xanh khi già mầu nâu, có nhiều hạt trứng dẹt dài 3-5mm, cạnh có những vân nổi
Căn cứ vào màu sắc của hoa và thân người ta chia ra nhiều dạng cà độc dược. Ở Việt Nam có 3 dạng cà độc dược:
+ Datura metel L.forma alba: cây có hoa trắng, thân xanh, cành xanh
+ Datura metel L.forma violacea: cây có hoa đốm tím, cành thân tím
+ Dạng lai cả hai dạng trên
- Phân bố, thu hái:
Mọc hoang và được trồng khắp ở VN, campuchia, Lào..nước ta có nhiều ở vĩnh phúc, thanh hóa, thái bình..
Thu hái lá vào lúc cây sắp và đang ra hoa
Hạt lấy ở quả chín ngả màu nâu
Bộ phận dùng: Lá, Hoa, Hạt
- Thành phần hóa học:
Hầu hết các bộ phận đều chứa alkaloid, trong đó alkaloid chính là L-scopolamin (hyoscin), ngoài ra còn có atropine, hyoscyamin. Hàm lượng alkaloid toàn phần ở lá 0,1- 0,6%, rễ 0,1-0,2%, hạt: 0,2-0,5%, hoa 0,25-0,6%, quả 0,12%
Hàm lượng alkaloid thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của cây và cách trồng trọt chăm sóc, thường cao nhất vào lúc cây ra hoa
- Tác dụng- công dụng:
Scopolamin: ức chế hệ cơ trơn và các tuyến tiết như atropin
Dùng để chữa ho hen, làm thuốc giảm đau trong các trường hợp viêm loét dạ dày, đau quặn ruột, làm thuốc chống say sóng, buồn nôn khi đi tàu xe
Trong YHCT dùng để chữa đau cơ, tê thấp cước khí
Dùng ngoài: đắp vào mụn nhọt để giảm đau nhức
- Dạng dùng và liều dùng:
Bột lá (độc bảng A): dùng cho người lớn 0,1g/lần
Cao lỏng 1/1: 0,1g/lần
Cao mềm: 0,01g/lần
Cồn 1/10: 0,5g/lần
Hoa và lá được thái nhỏ, cuốn vào giấy hút như hút thuốc lá trước khi lên cơn hen.