Đáp án-Đề môn Lý luận quản lý GDMN

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

Môn: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

Lớp học: Chứng chỉ Quản lý giáo dục mầm non

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

  1. Đáp án, thang điểm
Câu Nội dung cần trả lời Điểm
1 Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những người lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Quản lý giáo dục:

•      Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội.

•      Hiểu theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo – giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

•      Quản lý giáo dục là quản lý việc đào tạo con người, hình thành và hoàn thiện nhân cách, tái sản xuất nguồn lực con người. Đối tượng quản lý giáo dục là những con người thực hiện hoặc nhận sự giáo dục đào tạo. Vì không có gì phức tạp bằng con người cho nên quản lý giáo dục, quản lý việc giáo dục và đào tạo con người là loại khó khăn nhất, phức tạp nhất đòi hỏi chủ thể QL phải có những năng lực, phẩm chất tương xứng với công việc.

Quản lý giáo dục mầm non:

•      Quản lý GDMN là quá trình điều hành phối hợp để tạo ra những điều kiện tối ưu cho các cơ sở GDMN thực hiện mục tiêu GD- ĐT.

•      Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

•      Mục tiêu của GDMN là định hướng, điều khiển toàn bộ công tác quản lý GDMN. Do vậy, công tác quản lý GDMN có những đặc điểm sau:

* Đặc điểm thứ nhất: Quản lý giáo dục mầm non là một bộ phận của QLGD, quản lý xã hội, cũng như công tác quản lý giáo dục nói chung, việc quản lý con người là yếu tố trung tâm của quản lý giáo dục Mầm non.

* Đặc điểm thứ hai: Trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên (GV ) là đối tượng quản lý quan trọng nhất, đồng thời là chủ thể quản lý giáo dục.

* Đặc điểm thứ ba: Mục tiêu cơ bản nhất của giáo dục mầm non là xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.

* Đặc điểm thứ tư: Cũng như mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục mầm non là một hệ thống phát triển thống nhất.

* Đặc điểm thứ năm: Giáo dục mầm non không mang tính bắt buộc đối với trẻ em. Trong xã hội phát triển, có sự đa dạng hoá các loại hình trường, lớp nuôi dạy trẻ. Dù là loại hình nào, Trường mầm non cũng cần phải làm rõ tính ưu việt của mình trong công tác nuôi dạy trẻ em, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ./.

5,0
2 ** Đối tượng quản lý giáo dục mầm non.

•      Đối tượng quản lý giáo dục mầm non là toàn bộ quá trình giáo dục mầm non và hệ thống tổ chức để điều khiển quá trình đó.

•      Quá trình GDMN được tác động bởi 3 yếu tố:

+ Quá trình quản lý giáo dục mầm non diễn ra theo đường lối chiến lược và chính sách giáo dục nhà nước.

+ Quá trình quản lý GDMN được tiến hành dưới tác động của những tập thể con người, đó là các nhà sư phạm, gia đình trẻ em, trẻ em, các tổ chức đoàn thể xã hội trong đó quan trọng nhất là tập thể cán bộ quản lý, các giáo viên và trẻ em.

+ Quá trình quản lýGDMN được thực hiện trên các điều kiện vật chất cụ thể (đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt, kinh phí, cơ sở vật chất khác…)

** Mục đích của quản lý giáo dục mầm non

•      Củng cố, ổn định và phát triển ngành giáo dục mầm non với nhiều loại hình đa dạng, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đổi mới của xã hội.

•      Đảm bảo cho cơ sở mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em theo mục tiêu của ngành học và đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước.

•      Thu hút, động viên các lực lượng giáo dục trong và ngoài ngành tham gia chăm sóc- giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

** Khái niệm chức năng quản lý .

•      Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

•       Phân loại chức năng quản lý giáo dục .

* Chức năng chung bao gồm:

•      Chức năng duy trì ổn định hoạt động GDMN đáp ứng nhu cầu của nền KT- XH.

•      Chức năng đổi mới phát triển: nhằm biến đổi đối tượng, đưa đối tượng đến một trình độ phát triển mới về chất.

•      Các chức năng cụ thể bao gồm:

1. Chức năng kế hoạch hoá.

2. Chức năng tổ chức.

3. Chức năng chỉ đạo.

4. Chức năng kiểm tra.

5,0
  Tổng: 10
  1. Hướng dẫn chấm:

          Chấm theo thang 10 điểm. Ở tất cả các câu hỏi, thí sinh trả lời đúng đến đâu cho điểm đến đó, chấm điểm lẻ đến 0.25 đ./.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .