Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN-PP dạy Tiếng Việt TH

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN:  PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC

   Ngành: Giaó Dục Tiểu Học                                                Thời gian: 90 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Câu 1. Trình bày nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu bậc Tiểu học. (3 điểm)

  1. Dạy nghĩa từ:
    – Mục đích: Giúp học sinh nắm được nghĩa của từ, đồng thời nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.
    – Phương pháp: Bằng các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn, hình thành khả năng phát hiện từ mới cần tiếp nhận trong văn bản, nắm thao tác giải nghĩa từ, phát hiện những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong các ngữ cảnh khác nhau.
  2. Hệ thống hóa vốn từ:
    – Mục đích: Giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng từ trong hoạt động lời nói được thuận lợi.
    – Phương pháp: Sử dụng phương pháp đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo…
    c. Tích cực hóa vốn từ:
    – Mục đích: Giúp học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong nói và viết.
    – Phương pháp: Tăng cường đưa từ vào trong vốn từ tích cực được học sinh dùng thường xuyên.
  3. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng câu đúng mục đích giao tiếp:
    – Mục đích: Giúp học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, đúng mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.
    – Phương pháp: Tích cực sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, đặt câu gắn với các tình huống giao tiếp giả định phù hợp với môi trường hoạt động của lứa tuổi học sinh tiểu học.
    Phân môn Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu cho học sinh tiểu học. Ngoài ra, Luyện từ và câu còn thực hiện nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

(Trình bày đúng  mỗi ý 0,75đ; 4 ý 1,5 điểm)

Câu 2. Trình bày nội dung dạy học Tập làm văn bâc Tiểu học. (3điểm)

Để hình thành kiến thức và kĩ năng tập làm văn, chương trình chia thành hai mảng lớn: luyện nói và luyện viết. Hệ thống bài tập Tập làm văn có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như sau:

– Dựa vào các dạng thức lời nói và mục đích rèn kĩ năng: bài tập luyện nói (bài tập hội thoại và bài tập độc thoại) và bài tập luyện viết (bài tập viết lời hội thoại, bài tập viết đoạn bài).

– Dựa theo quá trình sản sinh ngôn bản: bài tập tiền sản sinh ngôn bản (bài tập phân tích mẫu; bài tập tìm hiểu đề; bài tập định hướng hoàn cảnh giao tiếp; bài tập tìm ý, lập dàn ý), bài tập sản sinh ngôn bản và bài tập sửa chữa ngôn bản (bài tập chữa lỗi chính tả, bài tập chữa lỗi dùng từ, bài tập chữa lỗi đặt câu, bài tập chữa lỗi dựng đoạn, bài tập viết văn hay…).

– Dựa vào mức độ kĩ năng và đặc điểm hoạt động của học sinh: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và bài tập sáng tạo.

– Về nội dung, thông qua các hoạt động học tập, học sinh được làm quen với các kiểu bài nói theo chủ đề, nói viết phục vụ cuộc sống hàng ngày, viết thư, kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả người, tả cảnh)… Bên cạnh kiểu bài thực hành rèn luyện kĩ năng, phân môn Tập làm văn cũng có kiểu bài lí thuyết. Ngoài ra, do tính chất đặc thù, trong dạy học phân môn này còn có tiết trả bài tập làm văn.

(Trình bày đúng  mỗi ý 0,75đ; 4 ý 1,5 điểm)

Câu 3 Viết một đoạn văn ngắn  tả về mùa xuân. (4điểm)

Yêu cầu:

+ Tả một số nét đặc sắc về khung cảnh mùa xuân. (2điểm)

+ Cảm nhận của mình trước cảnh của mùa xuân (2điểm)

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .