Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN-Lý luận Nhà Nước và Pháp Luật

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN:  Lý luận Nhà nước và Pháp luật

Thời gian: 30 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 20 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

Câu 1: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ………………….do …………………. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ………………………

  1. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật
  2. Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội
  3. Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội
  4. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội

Câu 2: Chế tài có các loại sau:

  1. Chế tài hình sự và chế tài hành chính
  2. Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
  3. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
  4. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc

Câu 3.  Pháp lệnh là một loại văn bản pháp luật do cơ quan nào sau đây ban hành:

  1. Quốc hội.
  2. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
  3. Chính phủ
  4. Cả a,b,c.

Câu 4: Chủ quyền quốc gia là:

  1. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
  2. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
  3. Quyền ban hành văn bản pháp luật.
  4. Cả a,b,c.

Câu 5: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ……….. kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là ……………..

  1. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
  2. 4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
  3. 4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản – XHCN
  4. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN

Câu 6: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

  1. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
  2. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.
  3. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
  4. Cả a,b,c.

Câu 7: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:

  1. Giả định, quy định, chế tài.
  2. Chủ thể, khách thể.
  3. Mặt chủ quan, mặt khách quan.
  4. b và c.

Câu 8: Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì chúng:

  1. Lý giải có căn cứkhoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà nước.
  2. Che dấu bản chấtthực của nhà nước và thiếu tính khoa học.
  3. Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa học.
  4. Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà nước.

Câu 9: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:

  1. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
  2. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
  3. Cả hai câu trên đều đúng
  4. Cả hai câu trên đều sai

Câu 10: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ

  1. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.
  2. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.
  3. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
  4. Cả a,b,c.

Câu 11: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

  1. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
  2. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
  3. Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
  4. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Câu 12: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ………… hình thức pháp luật, đó là ………………

  1. 4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
  2. 3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
  3. 2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
  4. 1 – văn bản quy phạm pháp luật

Câu 13:  Nhà nước là:

  1. Một tổ chức xã hội có giai cấp.
  2. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.
  3. Một tổ chức xã hội có luật lệ
  4. Cả a,b,c.

Câu 14: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính …………………, do ……………… ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ………………….. của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ……………… , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”

  1. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
  2. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
  3. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
  4. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội

Câu 15. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:

  1. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
  2. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
  3. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.
  4. Cả a,b,c.

Câu 16: Tập quán pháp là:

  1. Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật.
  2. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật.
  3. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật.
  4. Cả a,b,c.

Câu 17: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:

  1. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.
  2. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.
  3. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.
  4. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc – bộ lạc.

Câu 18: Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm:

  1. Đảng cộng sản – đoàn thanh niên – mặt trận tổ quốc
  2. Đảng cộng sản – nhà nước – mặt trận tổ quốc
  3. Đảng cộng sản – nhà nước – các đoàn thể chính trị, xã hội
  4. Đảng cộng sản và các đoàn thể chính trị, xã hội

Câu 19: Nhà nước là một bộ máy …………………. do …………………… lập ra để duy trì việc thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng đối với …………………….

  1. Quản lý – giai cấp thống trị – toàn xã hội
  2. Quản lý – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
  3. Quyền lực – giai cấp thống trị – một bộ phận người trong xã hội
  4. Quyền lực – giai cấp thống trị – toàn xã hội

Câu 20: Nhà nước có mấy đặc trưng; đó là:

  1. 2 – tính xã hội và tính giai cấp
  2. 3 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia và đặt ra pháp luật
  3. 4 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế và đặt ra pháp luật
  4. 5 – quyền lực công cộng, chủ quyền quốc gia, thu thuế, đặt ra pháp luật và tính giai cấp

Câu 21: Việc UBND Hà Nội ra quyết định yêu cầu quận Hoàng Mai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc mở rộng địa giới hành chính Tp Hà Nội là hình thức sử dụng pháp luật nào?

  1. Tuân thủ pháp luật
  2. Thi hành pháp luật
  3. Sử dụng pháp luật
  4. Áp dụng pháp luật

Câu 22: Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan:

  1. Đại diện Quốc hội.
  2. Thường trực của Quốc Hội.
  3. Thư ký của Quốc hội.
  4. Cả a,b,c.

Câu 23: Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:

  1. Phân quyền
  2. Phân công, phân nhiệm
  3. Phân công lao động
  4. Tất cả đều đúng

Câu 24: Độ tuổi tối thiểu mà bạn có thể tham gia ứng cử đại biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là:

  1. 18 tuổi
  2. 20 tuổi
  3. 21 tuổi
  4. 35 tuổi

Câu 25: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:

  1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
  2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao
  3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao
  4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng

Câu 26: Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công dân:

  1. Học thuyếtthần quyền.
  2. Học thuyết gia trưởng.
  3. Học thuyết Mác–Lênin.
  4. Học thuyết khế ước xã hội.

Câu 27: Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì:

  1. Sự xuất hiện các giai cấp và quan hệgiai cấp.
  2. Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp.
  3. Nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp.
  4. Xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột.

Câu 28: Nội dung nào KHÔNG là cơ sở cho tính giai cấp của nhà nước.

  1. Giai cấp là nguyên nhân ra đời của nhà nước.
  2. Nhà nước là bộ máy trấn áp giai cấp.
  3. Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt và tách rời khỏi xã hội.
  4. Nhà nước là tổ chức điều hòa những mâu thuẫn giai cấp đối kháng.

Câu 29: Tính xã hội trong bản chất của của nhà nước xuất phát từ:

  1. Các công việc xã hội mà nhà nước thực hiện.
  2. Những nhu cầu khách quan để quản lý xã hội.
  3. Những mục đích mang tính xã hội của nhà nước.
  4. Việc thiết lập trật tự xã hội.

Câu 30: Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội trong bản chất của nhà nước là:

  1. Mâu thuẫn giữa tính gia cấp và tính xã hội.
  2. Thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
  3. Là hai mặt trong một thể thống nhất.
  4. Tính giai cấp luôn là mặt chủ yếu, quyết định tính xã hội

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .