Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA 15P-Lý luận Nhà Nước và Pháp Luật

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN:  Lý luận Nhà Nước và Pháp Luật

  Thời gian: 15 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 10 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Chính phủ là cơ quan:

  1. Được hình thành bởi cơ quan đại diện, cơ quan luật pháp
  2. Chịu trách nhiệm rước cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
  3. Thực hiện pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
  4. Bị bất tín nhiệm và giải tán bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.

Câu 2: Nhận định nào sau đây ĐÚNG với cơ quan Lập pháp.

  1. Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp.
  2. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.
  3. Cơ quan lập pháp và cơ quan đại diện là một.
  4. Cơ quan lập pháp không là cơ quan đại diện.

Câu 3: Tòa án cần phải độc lập và tuân theo pháp luật vì:

  1. Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.
  2. Tòa án là cơ quan nhà nước.
  3. Tòa án đại diện cho nhân dân.
  4. Tòa án bảo vệ pháp luật.

Câu 4: Nguyên tắc của bộ máy nhà nước là:

  1. Cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  2. Nền tảng cho việc hình thành những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
  3. Tạo nên tính tập trung trong bộ máy nhà nước.
  4. Xác định tính chặt chẽ của bộ máy nhà nước.

Câu 5: Bộ máy nhà nước mang tính hệ thống, chặt chẽ bởi:

  1. Các cơ quan nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
  2. Được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất.
  3. Các cơ quan nhà nước ở địa phương phải tuân thủ các cơ quan ở Trung ương.
  4. Nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Câu 6: Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị ở:

  1. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật.
  2. Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật.
  3. Nhà nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật.
  4. Pháp luật được thực hiện triệt để.

Câu 7: Nhà nước pháp quyền là:

  1. Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật.
  2. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế bởi pháp luật.
  3. Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị bằng pháp luật.
  4. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp

Câu 8: Cơ quan nhà nước nào sau đây đóng vai trò xây dựng pháp luật:

  1. Cơ quan đại diện.
  2. Chính phủ
  3. Nguyên thủ quốc gia.
  4. Tòa án.

Câu 9: Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ pháp luật.

  1. Quốc hội
  2. Chính phủ.
  3. Tòa án.
  4. Nguyên thủ quốc gia.

Câu 10: Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước.

  1. Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước.
  2. Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện nhà nước.
  3. Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.
  4. Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện nhà nước.

 

   —————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .