ĐÁP ÁN – ĐỀ KIỂM TRA 30 PHÚT – ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA

 

Câu1: (3 điểm)Trình bày nguyên nhân của Suy tim trái, Suy tim phải và Suy tim toàn bộ?

Nguyên nhân của suy tim trái:
– Tăng huyết áp động mạch, hẹp động mạch chủ làm cản trở sự tống máu của tim về phía thất trái, gây tăng áp gánh.
– Bệnh van tim: hở hẹp van động mạch chủ, hở van hai lá.
– Các tổn thương cơ tim
– Có 3 rối loạn nhịp tim chủ yếu dẫn đến bệnh cản suy tim trái: cơn nhĩ rung nhanh kịch phát trên thất, nhất là cơn rung nhĩ nhanh thất, cơn nhĩ nhanh thất, bloc nhĩ thất hoàn toàn.
– Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp eo động mạch chủ, còn ngõ động mạch, ống nhĩ thất chung…

Nguyên nhân của suy tim phải:
– Các nguyên nhân về phổi: bệnh phổi mạn tính, gù và dị dạng lồng ngực, nồng máu phổi, tăng áp lực động mạch phổi tiến triển.
– Nguyên nhân về tim mạch: hẹp van 2 lá, một số bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch phổi, tam chứng Fallot, thông liên nhĩ thông liên thất đẻ ngiai đoạn muộn sẽ có biến chứng của tăng áp lực ĐMP, gây suy tim phải.
– Viêm nội tạng mạch nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van 3 lá.

Nguyên nhân suy tim toàn bộ:
– Thường gặp ở các trường hợp suy tim trái tiến triển thành suy tim toàn bộ,
– Các bệnh cơ tim giãn, viêm tim toàn bộ do thất tim, viêm cơ tim.
– Một số nguyên nhân đặc biệt gây suy tim toàn bộ với lưu lượng tăng: cường giáp trạng, thiếu vitamin b1, thiếu máu nặng, rối động tĩnh mạch.

 

Câu 2: (4 điểm)

So sánhgiữaloétdạdàyvàloéttátràng

 

Triệu chứng Loét tá tràng Loét dạ dày
Tính chất đau Đau lúc đói, vào ban đêm, ăn vào đỡ đau. Đau nóng bỏng vùng thượng vị lệch phải Đau vùng thượng vị khi no, ăn vào đau tăng hoặc sau vài giờ
Xét nghiệm dịch vị Acid giảm hoặc bình thường Độ acid tăng
Chảy máu tiêu hóa Ỉaphânđenthườnggặphơnnôn ra máu Nôn ra máu thường gặp hơn ỉa phân đen
Ung thư hóa Không bao giờ xảy ra Nguy cơ ung thư hóa
Tiến triển Khỏ ixong dễ tái phát Dễ tái lại

 

Câu 3: (3 điểm)Trình bày nhận định điều dưỡng và thực hiện chăm sóc bệnh nhân thoái hoá khớp?

Nhận định:

  1. Giảm đau và khó chịu do viêm khớp
  2. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng khớp
  3. Dinh dưỡng cho tình trạng cơ thể của bạn kiến thức cho người bệnh

Thực hiện chăm sóc:

  • Giảm đau và khó chịu do viêm khớp.
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế thích hợp.
  • Hạn chế vận động nặng để khớp ở tư thế cơ năng và vận động nhẹ tránh cứng khớp.
  • Cấp tính: Chườm lạnh tại khớp giúp giảm đau và giảm viêm.
  • Mãn tính: Chườm nóng giảm co cứng khớp.
  • Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, kháng viêm theo y lệnh.
  • Theo dõi tác dụng phục hồi của thuốc.
  • Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng vận động khớp.
  • Trong đợt cấp: Cố định ở tư thế cơ năng để giảm đau.
  • Sau đó nên tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu: Xoa bóp, kéo nắn, đánh cắp khớp.
  • Dùng nhiệt tia xạ, kích điện.

Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh:

  • Duy trì chế độ ăn bình thường.
  • Cung cấp đủ năng lượng (2500-3000 calo/24h).
  • Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân sạch sẽ.
  • Trình bày món ăn đẹp mắt.
  • Cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm, vitamin và khoáng chất.
  • Giảm cân trường hợp béo phì.

Cung cấp kiến thức về bệnh cho bệnh nhân:

  • Cung cấp kiến thức về bệnh thoái hoá khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Hướng điều trị bệnh.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị sớm và đúng theo phác đồ

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .