Đáp án-Đề 08 Môn Pháp Luật-IL0008

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đáp án-Đề số 08 môn Pháp Luật-IL008

 

Câu 1: Kết cấu của Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam bao gồm:

  1. Hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
  2. Đảng cộng sản, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức đoàn thể khác.
  3. Đảng cộng sản, Quốc hội, Chính phủ và Chủ tịch nước Việt Nam.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Về tính chất của văn bản Hiến pháp được xác định là?

  1. Một bộ luật cógiá trị hiệu lực pháp lý cao nhất.
  2. Một đạo luật gốc có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất.
  3. Mộtvăn bản dưới luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
  4. Tất cả các phương án trên.

 Câu 3: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại …… kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là ………….

  1. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
  2. 4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN
  3. 4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản – XHCN
  4. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN

 Câu 4: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

  1. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
  2. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.
  3. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
  4. Cả a,b,c.

 Câu 5:  Nhà nước là:

  1. Một tổ chức xã hội có giai cấp.
  2. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.
  3. Một tổ chức xã hội có luật lệ
  4. Cả a,b,c.

Câu 6: Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ………… khía cạnh; đó là ……………….

A. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
B. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
C. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH
D. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

Câu 7. Các con đường hình thành nên pháp luật nói chung:
A. Tập quán pháp
B. Tiền lệ pháp
C. VBQPPL
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 8. Quy phạm pháp luật là cách xử sự do nhà nước quy định để:
A. Áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể.
B. Áp dụng trong nhiều hoàn cảnh.
C.Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 9. Khẳng định nào là đúng:
A. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL là nguồn của pháp luật Việt Nam.
B. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
C. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 10. Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật:
A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
B. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
C. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
D. Chức năng giáo dục
=> Hai chức năng chính là : điều chỉnh các quan hệ xã hội & giáo dục tác động ý thức của con người.

Câu 11: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:

A. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Cả hai câu trên đều sai

 Câu 12: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:

A. Giả định, quy định, chế tài.

B. Chủ thể, khách thể.

C. Mặt chủ quan, mặt khách quan.

D. b và c.

Câu 13: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính …………………, do  ……………… ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ………………….. của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ……………… , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”

A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị

B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị

C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội

D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội

 Câu 14: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ………… hình thức pháp luật, đó là ………………

A. 4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật

B. 3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật

C. 2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật

D. 1 – văn bản quy phạm pháp luật

 Câu 15: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ………………..do ………………. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ………………………

A. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật

B. Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội

C. Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội

D. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội

 Câu 16: Chế tài có các loại sau:

A. Chế tài hình sự và chế tài hành chính

B. Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự

C. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự

D. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc

 Câu 17: Cơ quan thường trực của Quốc hội là:

A. Hội đồng dân tộc

B. Ủy ban Quốc hội

C. Ủy ban thường vụ Quốc hội

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 18: Năng lực của chủ thể bao gồm:

A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

B. Năng lực pháp luật và năng lực công dân

C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức

D. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.

 Câu 19: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có quyền:

A. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng

B. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao

C. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao

D. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng

 Câu 20: Chọn nhận định sai:

A. Phó thủ tướng không nhất thiết phải là Đại biểu quốc hội

B. Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra

C. Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổi

D. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.

 Câu 21: Trong quan hệ mua bán, khách thể là:

A. Quyền sở hữu căn nhà của người mua

B. Quyền sở hữu số tiền của người bán

C. Căn nhà, số tiền

D. a và b đúng

 Câu 22: Quy định thường gặp trong pháp luật hành chính:

A. Quy định dứt khoát

B. Quy định tùy nghi

C. Quy định giao quyền

D. Tất cả đều sai

 Câu 23: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Câu 24. Quyền nào sau đây của Chủ tịch nước là quyền trong lĩnh vực tư pháp:

A. Công bố Luật, Pháp lệnh.

B. Thực hiện các chuyến công du ngoại giao.

C. Tuyên bố tình trạng chiến tranh.

D. Quyền ân xá.

Câu 25. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua:

A. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ.

B. Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.

C.Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước.

D. Cả a, b, c.

 Câu 26. Cơ quan nhà nước nào sau đây là cơ quan giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nhà nước ta:

A. Bộ Quốc phòng.

B. Bộ Ngoại giao.

C. Bộ Công an.

D. Cả a, b, c.

Câu 27: Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là:

A. Nhân chứng

B. Vật chứng

C. Vi phạm pháp luật

D. a và b đúng.

Câu 28: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?

A. 4 năm

B. 5 năm

C. 6 năm

D. Tất cả đều sai.

Câu 29: Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là:

A. Quyền chính trị

B. Quyền tài sản

C. Quyền nhân thân

D. Quyền đối nhân.

Câu 30: Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải có:

A. Ít nhất 1/2 tổng số đại biểu tán thành

B. Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành

C. Ít nhất 3/4 tổng số đại biểu tán thành

D. Tất cả đều sai.

Câu 31: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận …… giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động  về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

A. Bằng văn bản

B. Bằng miệng

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 32: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật lao động là:

A. Quyền uy, mệnh lệnh

B. Quyền uy, thỏa thuận

C. Thỏa thuận, mệnh lệnh

D. Tất cả đều sai

 Câu 33: Bộ luật Dân sự 2015 quy định các quyền khác đối với tài sản bao gồm các quyền gì?

A. Quyền đối với bất động sản liền kề.

B. Quyền hưởng dụng.

C. Quyền bề mặt.

D. Tất cả các quyền trên

Câu 34: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có quyền quyết định trưng cầu ý dân?

A. Quốc hội

B. Bộ Nội vụ

C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

D. Công đoàn Việt Nam

 Câu 35: Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước?

A. Trưởng ban Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương

B. Chủ tịch nước

C. Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

D. Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Câu 36: Nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Pháp nhân có quyền để lại di chúc.

B. Pháp nhân có quyền hưởng di sảntheo di chúc.

C. Pháp nhân vừa có quyền để lại di sản vừa có quyền hưởng di sản.

D. Pháp nhân không có quyền để lại di sản, không có quyền hưởng di sản.

Câu 37: Phương thức nào sau đây được coi là phương thức bảo vệ quyền dân sự?

A. Quyết định xử phạt hành chính.

B. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

C. Yêu cầu cải chính.

D. Cả B và C.

Câu 38: Đối tượng của nghĩa vụ là?

A. Là nghĩa vụ phải thực hiện.

B. Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

C. Là công việc sẽ thực hiện.

D. Là chế tàiphải thực hiện.

 Câu 39: Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước ban hành loại văn bản nào để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình?

A. Lệnh và pháp lệnh

B. Pháp lệnh và quyết định

C. Lệnh và quyết định

D. Nghị quyết và quyết định

 Câu 40: Độ tuổi tối thiểu mà bạn có thể tham gia ứng cử đại biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam là:

A. 18 tuổi

B. 20 tuổi

C. 21 tuổi

D. 22 tuổi

 

 

————–HẾT———–

 

Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .