Đáp án-Đề số 07 Môn Pháp Luật-IL007

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đáp án-Đề số 07 môn Pháp Luật-IL007

 

Câu 1: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:

  1. Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.
  2. Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.
  3. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.
  4. Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc – bộ lạc.

Câu 2: Chủ quyền quốc gia là:

  1. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
  2. Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
  3. Quyền ban hành văn bản pháp luật.
  4. Cả a,b,c.

Câu 3: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

  1. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
  2. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.
  3. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
  4. Cả a,b,c.

Câu 4: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:

  1. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
  2. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
  3. Cả hai câu trên đều đúng
  4. Cả hai câu trên đều sai

Câu 5: Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:

  1. Phân quyền
  2. Phân công, phân nhiệm
  3. Phân công lao động
  4. Tất cả đều đúng

Câu 6: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính …………………, do  ……………… ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ………………….. của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ……………… , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”

  1. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
  2. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
  3. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
  4. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội

Câu 7: Năng lực của chủ thể bao gồm:

  1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
  2. Năng lực pháp luật và năng lực công dân
  3. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức
  4. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Trong bất kỳ trường hợp nào thì quyềnnhân thân cũng không được chuyển giao cho người khác.
  2. Quyền nhân thân là quyền dân sựgắn với mỗi cái nhân.
  3. Quyền có họ tên là quyền nhân thân.
  4. Tất cả các nhận đinh trên.

Câu 9:  Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Các cá nhânđều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
  2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sựnhư nhau.
  3. Tùy vào mức độ nhận thứcmà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau.
  4. Tất cả các nhận định trên

Câu 10: Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong Hệ thống Pháp luật Việt Nam:

  1. Pháp lệnh
  2. Luật
  3. Hiến pháp
  4. Nghị quyết

Câu 11: Trong lỗi, thái độ tâm lý của người phạm tội thể hiện ở:

  1. Xúc cảm tình cảm.
  2. Lý trí.
  3. Ý chí.
  4. Cả lý trí và ý chí.

Câu 12: Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:

  1. Quốc hội
  2. Chính phủ
  3. Tòa án nhân dân
  4. Viện kiểm sát nhân dân

Câu 13:  Hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam là:

  1. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.
  2. Cộng hoà hỗn hợp
  3. Cộng hòa dân chủ nhân dân.
  4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 14: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
  2. Nhà nước pháp quyền
  3. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
  4. Tất cả đều sai

Câu 15: Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai làm chủ?

  1. Nhân dân
  2. Nhà nước
  3. Quốc hội
  4. Chính phủ

Câu 16: Chiếm hữu là gì?

  1. Chiếm hữu là việc chủ thể sử dụng tài sản.
  2. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối với tài sản đó.
  3. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
  4. Chiếm hữu là việc chủ thể định đoạt tài sản

Câu 17: Theo Hiến pháp năm 2013, nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng gì?

  1. Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng
  2. Pháp luật
  3. Hiến pháp
  4. Hiến pháp và pháp luật

Câu 18: Theo Hiến pháp năm 2013, tổ chức nào tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội?

  1. Hội nông dân Việt Nam
  2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  4. Công đoàn Việt Nam

Câu 19: Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào?

  1. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
  2. Đất liền, hải đảo và vùng biển
  3. Đất liền, hải đảo và vùng trời
  4. Đất liền và các hải đảo

Câu 20: Người có quyền sở hữu tài sản bao gồm các quyền nào:

  1. Quyền chiếm hữu
  2. Quyền sử dụng
  3. Quyền định đoạt
  4. Tất cả các câu trên

 

————–HẾT———–

 

Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .