ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
Chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt và vật lí trị liệu Thời gian: 75 phút
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 60 CÂU – 10 ĐIỄM
Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)
Câu 1: Viêm khớp dạng thấp được gọi là chứng tý theo YHCT bởi các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
- Giảm hoặc mất vận động khớp
- Đau khớp
- Sưng nóng đỏ khớp
- Thiếu máu, hoa mắt chóng mặt
Câu 2: Nhận định triệu chứng có thể có ở một bệnh nhân cảm mạo phong hàn
- Sốt, sợ gió, đau đầu, không có mồ hôi, mạch phù sác
- Sốt, sợ gió, không có mồ hôi, mạch tế sác
- Sốt, sợ gió, sợ lạnh, không có mồ hôi, mạch phù khẩn
- Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, ra mồ hôi, mạch hoạt sác
Câu 3: Nhận định chăm sóc bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não cần dựa vào các tiêu chí sau, NGOẠI TRỪ:
- Nhận định khả năng phục hồi
- Khả năng tự luyện tập để phục hồi
- Tình trạng tim mạch, tinh thần, hô hấp
- Tình trạng liệt nửa thân
Câu 4: Theo YHCT, nguyên nhân nào dưới đây KHÔNG gây ra đau dây thần kinh tọa?
- Trúng phong hàn ở kinh lạc
- Can thận âm hư
- Do cơ địa nóng trong
- Do huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc
Câu 5: Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân đau lưng dựa vào tiêu chí nào dưới đây?
- Tình trạng ăn ngủ
- Tình trạng toàn thân
- Tình trạng tại chỗ đau
- Tình trạng tâm lý
Câu 6: Đau vai gáy mạn tính thường dẫn tới đau tê tay do đặc điểm nào dưới đây?
- Hệ cơ vai gáy và cơ nhị đầu, tam đầu cánh tay có mối quan hệ nguyên ủy, bám tận
- Hệ thống đốt sống cổ là nơi xuất lộ các tiết đoạn thần kinh tạo nên đám rối thần kinh cánh tay
- Hệ cơ vai gáy và cơ nhị đầu, tam đầu cánh tay có mối quan hệ với nhau về thuộc tính phản xạ thần kinh
- Thoái hóa các đốt sống cổ
Câu 7: Bệnh nhân nữ 64 tuổi, người gầy, sáng ngủ dậy thấy mặt bên trái tê, soi gương thấy miệng méo sang bên phải, mắt trái nhắm không kín, súc miệng thấy nước trào ra ở mép bên trái, huyết áp bình thường. Anh (chị) chẩn đoán triệu chứng trên của liệt dây VII ngoại biên thuộc thể bệnh nào dưới đây?
- Do phong nhiệt
- Do phong hàn
- Do huyết ứ
- Do thấp nhiệt
Câu 8: Bệnh nhân đau âm ỉ vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi và chân, thường có cảm giác đau mỏi, nặng ở mông, bệnh kéo dài hay tái phát, có thể có teo cơ, toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, mạch trầm nhược. Anh (chị) chẩn đoán triệu chứng trên của đau dây thần kinh tọa thuộc thể lâm sàng nào dưới đây?
- Phong hàn phạm kinh lạc
- Huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc
- Thận dương hư
- Can Thận âm hư
Câu 9: Bệnh nhân đau đầu âm ỉ, mệt mỏi hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp hay quên, hay xúc động, ngủ ít, hay mê. Anh (chị) chẩn đoán triệu chứng trên của tâm can suy nhược thuộc thể lâm sàng nào dưới đây?
- Can Tâm khí uất kết
- Thận âm, Thận dương hư
- Can, Tâm, Thận âm hư
- Can hỏa vượng
Câu 10: Nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt bao gồm các triệu chứng lâm sàng dưới đây, NGOẠI TRỪ:
- Ban đỏ ngứa rát
- Gặp nóng bệnh tăng
- Chất lưỡi đỏ, rêu vàng
- Mạch phù khẩn
Câu 11: Pháp điều trị tâm can suy nhược thể Can Tâm khí uất kết là:
- Bổ Thận, hành khí giải uất
- Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần
- Sơ Can, kiện Tỳ, an thần
- Thanh Tâm, tả Can, an thần
Câu 12: Pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ngoài đợt cấp là:
- Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt lạc
- Bổ can thận, lương huyết, khu phong trừ thấp
- Khu phong, trừ thấp, hóa đàm, hoạt huyết
- Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, trừ thấp
Câu 13: Đánh gió là phương pháp điều trị dân gian có tác dụng:
- Làm se lỗ chân lông
- Làm ấm nóng cơ thể
- Làm dãn mạch
- Chữa cảm mạo
Câu 14: Pháp điều trị thích hợp đau thần kinh tọa do hàn thấp là:
- Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết
- Trừ thấp, hành khí hoạt huyết
- Bổ huyết thông kinh lạc
- Bổ Can Thận thông kinh lạc
Câu 15: Pháp điều trị đau vai gáy mạn là:
- Khu phong, tán hàn, bổ huyết, hoạt huyết
- Thanh nhiệt trừ phong thấp, bổ khí huyết
- Bổ khí huyết, hoạt huyết, an thần
- Hành khí, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp
Câu 16: Phòng bệnh đau đầu cần thực hiện 1 số vấn đề sau đây, NGOẠI TRỪ:
- Tự xoa bóp, luyện tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe
- Khi bị đau đầu nên đến bác sĩ xin tư vấn, tránh tự ý dùng thuốc
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên nếu có tiền sử tăng huyết áp
- Uống thuốc bổ thường xuyên để nâng cao sức khỏe
Câu 17: Để dự phòng tai biến mạch máu não tái phát cần tư vấn cho bệnh nhân các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
- Chế độ ăn nhiều vitamin, nhiều đạm để phục hồi cơ bắp
- Uống thuốc dự phòng tăng huyết áp thường xuyên
- Luyện tập dưỡng sinh nâng cao sức khỏe
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và theo định kỳ
Câu 18: Phòng bệnh cảm mạo cần:
- Giữ ấm và ăn nhiều đạm, vitamin
- Giữ ấm và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Day huyệt Túc tam lý thường xuyền
- Giữ ấm và uống thuốc bổ thường xuyên
Câu 19: Liệu pháp vận động trị liệu và phòng tái phát viêm khớp dạng thấp cho bệnh nhân bao gồm các nguyên tắc sau, NGOẠI TRỪ:
- Vận động sớm, càng nhiều càng tốt
- Vận động thường xuyên
- Vận động tùy theo mức độ tổn thương khớp
- Vận động theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Câu 20: Uống thuốc phòng bệnh viêm khớp dạng thấp cần tuân theo các nguyên tắc sau, NGOẠI TRỪ:
- Đủ liều
- Theo chỉ dẫn của thầy thuốc
- Theo tình trạng của bệnh tật
- Theo tính chất hàn nhiệt của bệnh
Hãy tìm ở cột bên phải các vị thuốc phù hợp với nhóm thuốc ở cột bên trái từ câu 21-23
Câu 21: Thuốc nam có tác dụng giải độc cơ thể:
Câu 22: Thuốc nam có tác dụng kích thích tiêu hóa Câu 23: Thuốc nam có tác dụng nhuận tràng |
A. Vỏ chanh, sa nhân, gừng, củ sả
B. Cam thảo đất, xạ can, sài đất, kim ngân hoa C. Vỏ cây đại, chút chít, lá muồng trâu D. Cam thảo dây, hà thủ ô, rau má, tang ký sinh |
Hãy tìm ở cột bên phải các vị thuốc phù hợp với nhóm thuốc ở cột bên trái từ câu 24-27
Câu 24: Vị thuốc nam có tác dụng chữa nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu:
Câu 25: Vị thuốc nam có tác dụng chữa đau khớp, đau dây thần kinh: Câu 26: Vị thuốc nam có tác dụng thông sữa, lợi tiểu: Câu 27: Vị thuốc nam có tác dụng điều kinh, giảm đau: |
A. Mộc thông, thông thảo, đại phúc bì
B. Hoàng liên, hoàng đằng, khổ sâm C. Hy thiêm, tầm gửi cây dâu, thiên niên kiện D. Đan sâm, ích mẫu, củ nghệ, gai bồ kết
|
Câu 28: Trường hợp bệnh nhân bị chứng thực hàn hoặc dương hư sinh hàn, anh (chị) chọn các vị thuốc có tính gì để điều trị?
- Tính ôn ấm
- Tính hàn lương
- Tính hàn
- Vị cay tính mát
Câu 29: Phát hiện một lựa chọn dùng thuốc SAI với chứng bệnh:
- Gốc bệnh là hàn, triệu chứng bệnh biểu hiện nhiệt, điều trị bằng dương dược
- Gốc bệnh là nhiệt, triệu chứng bệnh biểu hiện nhiệt, điều trị bằng dương dược
- Gốc bệnh là nhiệt, triệu chứng bệnh biểu hiện hàn, điều trị bằng âm dược
- Gốc bệnh là hàn, triệu chứng bệnh biểu hiện hàn, điều trị bằng dương dược
Câu 30: Tìm ý SAI khi nói về cơ sở của sự quy kinh thuốc YHCT:
- Dựa vào cơ sở lý luận của YHCT
- Dựa vào thực tiễn lâm sàng
- Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc
- Chế biến không làm thay đổi sự quy kinh của thuốc
Câu 31: Nhận xét nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mối quan hệ giữa tính và vị của thuốc
- Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thì tác dụng giống nhau
- Các vị thuốc có tính và vị khác nhau thì tác dụng khác hẳn nhau
- Tính và vị của thuốc không thay đổi khi bào chế
- Thuốc có vị giống nhau, tính khác nhau, tác dụng cũng khác nhau
Câu 32: Lưu ý nào KHÔNG ĐÚNG khi dùng thuốc khu trùng?
- Thuốc thường có độc tính
- Khi đau bụng dữ dội cần dùng liều cao hơn
- Uống thuốc khi bụng đói
- Ưu tiên chọn thuốc có phổ khu trùng rộng
Câu 33: Dùng thuốc có vị cay, tính mát để điều trị những trường hợp ngoại cảm phong nhiệt
- Là ứng dụng của quy luật
- Âm Dương đối lập
- Âm Dương hỗ căn
- Ngũ hành tương sinh
Câu 34: Thuốc được sử dụng khi hỏa độc xâm nhập phần khí, hoặc kinh dương minh là thuốc
- thanh nhiệt lương huyết
- thanh nhiệt giải độc
- thanh nhiệt giải thử
- thanh nhiệt giáng hỏa
Câu 35: Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị đắng thường gây tác dụng phụ là
- khi uống gây đắng miệng
- gây táo, tổn thương tân dịch
- gây tổn thương nguyên khí
- gây chảy máu cam, nôn ra máu
Câu 36: Hai vị thuốc dùng chung với nhau, hiện tượng vị này ức chế độc tính của vị kia, Đông y xếp vào loại tương tác
- tương tu
- tương úy
- tương ác
- tương sử
Câu 37: Thuốc có vị mặn thường có tác dụng
- Thu liễm, liễm hãn
- Thanh nhiệt sát khuẩn
- Nhuận trường bồi bổ
- Nhuyễn kiên nhuận hạ
Câu 38: Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm bình suyễn?
A.Bán hạ B. Mạch môn
C.Tổ tử D. Hạnh nhân
Câu 39: Thuốc có tính hàn, lương, dùng điều trị chứng đờm hóa thấp nhiệt là thuốc
- thanh hóa nhiệt đờm
- ôn hóa hàn đờm
- thanh phế chỉ khái
- ôn phế chỉ khái
Câu 40: Tại sao không nên dùng thuốc giải biểu trong thời gian dài?
- Thuốc có tác dụng thu liễm
- Thuốc có tác dụng cố sáp gây táo
- Thuốc chủ thăng tán, hao tổn tân dịch
- Thuốc gây kích ứng ống tiêu hóa
Câu 41: Thủ thuật nào dưới đây được áp dụng khi châm tả pháp?
- Không vê kim
- Châm nhanh, rút kim từ từ
- Châm từ từ, không bịt lỗ châm
- Rút kim bịt lỗ châm
Câu 42: Khi châm đều có các biểu hiện đắc khí sau đây, NGOẠI TRỪ:
- Tê, tức, nặng, chướng tại nơi châm
- Buốt tại nơi châm
- Đỏ bừng hoặc tái nhợt tại nơi châm
- Kim bị mút chặt
Câu 43: Thủ thuật tả được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Bệnh thuộc chứng biểu thực nhiệt
- Bệnh thuộc chứng lý hư hàn
- Bệnh thuộc dương hư
- Bệnh thuộc chứng âm hư
Câu 44: Khi châm không có biểu hiện đắc khí cần thực hiện các động tác dưới đây, NGOẠI TRỪ:
- Không cần can thiệp gì
- Tăng cường cường độ của kích thích
- Xoay chuyển kim đi đúng vào huyệt
- Rút kim ra châm lại
Câu 45: Nguyên nhân KHÔNG đắc khí khi châm kim mặc dù đã đúng kỹ thuật là:
- Liệt dây thần kinh cảm giác vùng châm
- Châm không đúng chỉ định
- Do liệt thần kinh vận động
- Do bệnh nhân quá sợ hải
Câu 46: Thủ thuật bổ tả được tiến hành ngay từ khi châm đến sau khi rút kim xong:
- Nói như thế là sai
- Nói như thế là đúng
- Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim đã được đắc khí
- Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim qua da
Câu 47: Theo YHCT, huyệt là nơi:
- Thần khí đi và đến, nơi ngoại tà xâm nhập, chính khí thoát ra
- Khí của tạng phủ đi và đến, nơi chẩn đoán bệnh, phòng bệnh
- Là nơi kinh khí vận hành và ngoại tà xâm nhập vào cơ thể
- Thần khí, khí của tạng phủ đi và đến, nơi áp dụng thủ thuật châm cứu
Câu 48: Để xác định huyệt vị trong châm cứu KHÔNG DỰA vào cách thức nào dưới đây?
- Cốt độ pháp (chia đoạn từng phần cơ thể)
- Thốn đồng thân, đơn vị đo lường cm
- Mô hình châm cứu cổ điển, tấc đồng thân
- Dựa vào tiết đoạn thần kinh
Câu 49: Lấy điểm đau làm huyệt thì gọi là:
A.Du huyệt B. Kinh kỳ ngoại huyệt
C.Á thị huyệt D. Hội huyệt
Câu 50: Chống chỉ định của phương pháp châm trong trường hợp nào dưới đây?
- Bệnh thuộc hư hàn
- Bệnh thuộc chứng nhiệt
- Bệnh thuộc chứng thực
- Bệnh thuộc chứng biểu nhiệt
Câu 51: Phương pháp xoa bóp KHÔNG CÓ tác dụng nào dưới đây đối với gân, cơ, khớp?
- Làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng dinh dưỡng cho cơ nên có khả năng chống teo cơ
- Làm tăng tính co dãn, tính hoạt động của gân, dây chằng
- Thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ, khớp và tuần hoàn quanh khớp
- Mở rộng biên độ của khớp, gây ra tổn thương khớp, dây chằng
Câu 52: Khi tiến hành thủ thuật xoa bóp cho người bệnh, tác động của xoa bóp cần đạt được các yêu cầu sau, NGOẠI TRỪ:
- Phải nhẹ nhàng nhưng thấm sâu vào da, thịt
- Phải làm được lâu và có sức
- Phải làm nhanh, mạnh, dứt khoát xuôi đường kinh có tác dụng tả
- Phải làm chậm rãi, nhẹ nhàng, thuận đường kinh có tác dụng bổ
Câu 53: Phương pháp điểm huyệt là:
- Dùng ngón tay cái, đốt 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định
- Dùng gốc bàn tay, mô ngón út hoặc mô ngón cái ấn vào huyệt
- Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc
- Dùng ngón tay cái, đốt 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức day nhẹ nhàng từ nhẹ đến mạnh vào huyệt
Câu 54: Phương pháp bóp KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây?
- Khi bóp không nên kéo thịt lên gây đau cho bệnh nhân
- Không nên để gân trượt dưới tay gây đau cho bệnh nhân
- Dùng ngón tay cái và các ngón khác bóp vào thịt hoặc gần nơi bị bệnh
- Tác dụng giải nhiệt, khai khiếu, khu phong tán hàn, thông kinh lạc
Câu 55: Phương pháp vờn có đặc điểm nào dưới đây?
- Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón trỏ kẹp và kéo da bệnh nhân lên
- Dùng vân các ngón tay của 2 bàn tay ấn miết nhẹ lên da thịt của bệnh nhân theo một hướng nhất định
- Dùng vân ngón tay hoặc mô ngón út của 2 bàn tay từ 2 chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến 1 chỗ tay của thầy thuốc
- Dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt bệnh nhân chuyển động theo
Câu 56: Thủ thuật nào dưới đây có tác dụng trên khớp?
- Vê, rung, vận động
- Bấm, điểm, day
- Phát, bóp, phân, hợp
- Xoa, xát, vờn, đấm
Câu 57: Nếu khớp vận động bị hạn chế, khi xoa bóp cần chú ý các vấn đề sau,Ngoại trừ:
- Cần chú ý đến phạm vị hoạt động của khớp trước khi vận động
- Làm từ từ tăng dần, tránh làm quá mạnh gây đau cho người bệnh
- Tùy theo tình trạng của người bệnh mà chọn thủ thuật cho phù hợp
- Không nên tập vận động khi các khớp đang sưng, nóng, đỏ, đau
Câu 58: Có 1 điều kiện dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi tập luyện thở:
- Phải đi tiểu tiện trước khi luyện thở để tránh các kích thích bên trong
- Khi tập cần hít thở sâu, nín thở khi thực hiện các động tác xoa và xát
- Phòng tập không sáng quá hoặc không tối quá
- Người tập phải tập trung, tự nhiên, thoải mái, cơ thể cần mềm mại
Câu 59: Có 1 tư thế KHÔNG ĐÚNG khi tập thở dưỡng sinh ở tư thế ngồi thõng chân:
- Lưng không cúi, ngực không ưỡn, thân thẳng
- 2 tay để xuôi theo đùi, 2 bàn chân song song vuông góc
- Mắt nhắm hoặc nhìn theo chóp mũi, 2 tay để ngửa trên đầu gối
- Lưng không cúi, ngực không ưỡn, 2 tay để xuôi theo đùi
Câu 60: Các thủ thuật tác động lên da là:
- Xát
- Miết
- Vỗ, Véo
- Tất cả đều đúng
—————HẾT——————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
DUYỆT ĐỀ GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)