ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: HÓA PHÂN TÍCH 1+2
Câu 1: Cation nhóm III
– Thuốc thử nhóm: NaOH 2N
– Phản ứng nhóm
Zn2+ + 2NaOH ® Zn(OH)2 + 2Na+
Al3+ + 3NaOH ® Al(OH)3 + 3Na+
Lấy dư NaOH 2N
Zn(OH)2 + 2NaOH ® Na2ZnO2 + 2H2O
Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
– Phản ứng đặc trưng
+ Ion Zn2+
Phương pháp của Montequi
Dùng dung dịch ammoni thủy ngân thiocyanua (NH4)2[Hg(SCN)4] (Montequi A), với dung dịch Cu2+ (Montequi B) có thể nhận biết được sự có mặt của Zn2+ do tạo thành kết tủa màu tím.
Zn2+ + Cu2+ + 2(NH4)2[Hg(SCN)4] ® Zn[Hg(SCN)4] + Cu[Hg(SCN)4] + 4NH4+
Zn2+ + (NH4)2S ® ZnS trắng+ 2NH4+
Kết tủa này hòa tan trong axit vô cơ, nhưng không hòa tan trong CH3COOH, NaOH.
Zn2+ + Na2CO3 ® ZnCO3 trắng + 2Na+
Zn2+ + 2NH3 + 2H2O ® Zn(OH)2 trắng + 2NH4+
Khi dung dịch NH3 dư, kết tủa tan, tạo dung dịch trong suốt
Zn(OH)2 + 4NH3 ® [Zn(NH3)4]2+ + 2OH–
Hoặc: dùng dung dịch K4[Fe(CN)6], có thể nhận biết được sự có mặt của Zn2+ do tạo thành kết tủa màu trắng.
2Zn2+ + K4[Fe(CN)6] ® Zn2[Fe(CN)6] (trắng) + 4K+
+ Ion Al3+
Dùng thuốc thử Aluminon
Aluminon là muối triammoni của axit aurin tricacboxylic thường được dùng để nhận biết sự có mặt của Al3+
2Al3+ + 3(NH4)2S + 6H2O ® 2Al(OH)3 + 6NH4+ + 3H2S
Al3+ chỉ tạo kết tủa với S2- trong môi trường trung tính hoặc kiềm yếu, trong môi trường axit nó không tạo kết tủa hoặc kiềm yếu, trong môi trường axit nó không tạo kết tủa.
Al3+ + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3 keo trắng + 3NH4+
Kết tủa này không tan trong dung dịch NH3 dư
2Al3+ + 3Na2CO3 + 3H2O ® 2Al(OH)3 keo trắng + 3CO2 + 6Na+
Hoặc: dùng dung dịch Alizalin S, có thể nhận biết được sự có mặt của Al3+ trong môi trường OH– do tạo thành kết tủa màu đỏ son.
Al3+ + 3OH– + Alizalin S (C14H7O4-SO3Na) ® Kết tủa (đỏ son) + H2O
- b) Anion nhóm II
- Thuốc thử nhóm: AgNO3; Ba(NO3)2
- Phản ứng nhóm với AgNO3
Các anion nhóm II phản ứng với AgNO3, đều cho kết tủa các kết tủa này đều tan trong HNO3.
AsO33- + 3AgNO3 ® Ag3AsO3 vàng + 3NO3–
AsO43- + 3AgNO3 ® Ag3AsO4 đỏ nâu + 3NO3–
PO43- + 3AgNO3 ® Ag3PO4 vàng + 3NO3–
CO32- + 2AgNO3 ® Ag2CO3 trắng + 2NO3–
(bị ánh sáng phân hủy thành Ag xám đen)
- Phản ứng nhóm với Ba(NO3)2
Cho ra những kết tủa trắng, tan trong HNO3 2N
AsO33- + 3Ba(NO3)2 ® Ba3(AsO3)2 + 6NO3–
AsO43- + 3Ba(NO3)2 ® Ba3(AsO4)2 + 6NO3–
PO43- + 3Ba(NO3)2 ® Ba3(PO4)2 + 6NO3–
CO32- + Ba(NO3)2 ® BaCO3 + 2NO3–
- Phản ứng riêng của AsO33- và AsO43-
Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2
3H2 + AsO33- + 3H+ ® AsH3 + 3H2O
4H2 + AsO43- + 3H+ ® AsH3 + 4H2O
Cộng lại pt: 4Zn + 4H2SO4 + AsO43– + 3H+ ® AsH3 + 4ZnSO4 + 4H2O
AsH3 sinh ra làm giấy lọc tẩm HgCl2 đổi sang màu nâu vàng
2AsH3 + 3HgCl2 ® As2Hg3 nâu vàng + 6HCl
- Phản ứng đặc trưng của AsO43-
AsO43- + NH4+ + Mg2+ ® MgNH4AsO4 (Kết tủa trắng muối kép amoni)
- Phản ứng của CO32-
CO32- + Hg(NO3)2 ® HgCO3 nâu đỏ + 2NO3–
CO32- + 2H+ ® CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 trắng+ H2O
- Phản ứng của PO43-
PO43- + 12(NH4)2MoO4 ® (NH4)3[PMo12O40] vàng + 21NH3 + 3OH– + 9H2O
Các ion AsO33- ; AsO43- khi tác dụng với (NH4)2MoO4 cũng cho phản ứng tương tự cho nên để không bị nhầm lẫn phải xác định AsO33- ; AsO43- trước khi vào xác định PO43-.
Tác dụng với hỗn hợp: MgCl, NH4Cl, dung dịch NH3.
PO43- + Mg2+ + NH4+ ® MgNH4PO4 trắng hình kim
Câu 2.
- Nhận biết các lọ mất nhãn sau mà không dùng thêm bất kỳ thuốc thử nào khác: AgNO3, Hg2(NO3)2, NH3, BaCl2, Pb(NO3)2.
- Giải thích và nêu hiện tượng hóa học xảy ra khi:
- Cho dung dịch CuCl2 phản ứng với dung dịch kali ferrocyanid K4[Fe(CN)6]. Sản phẩm sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH.
- Cho dung dịch Bi(NO3)3 tác dụng với dung dịch KI dư.
Gợi ý
- AgNO3 (1), Hg2(NO3)2 (2), NH3 (3), BaCl2 (4), Pb(NO3)2 (5)
– Dùng tay phẩy nhẹ từng lọ đựng các dung dịch trên ta thấy dung dịch ở lọ (3) có mùi khai của NH3 (3).
– Cho dung dịch NH3 lần lượt vào các lọ (1), (2), (4), (5). Ta thấy:
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa nâu và tan khi NH3 dư đó là dung dịch AgNO3 2Ag+ + 2NH3 + H2O ® Ag2O nâu + 2NH4+
Ag2O nâu + 4NH3 dư + H2O ® 2[Ag(NH3)2]OH (tan)
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa xám đen đó là dung dịch Hg2(NO3)2
Hg2(NO3)2 + 4NH3 dư ® Hg xám den + NH2HgNO3 + NH4NO3
+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng đó là dung dịch Pb(NO3)2
Pb2+ + 2NH3 + 2H2O ® Pb(OH)2 trắng + 2NH4+
– Còn lại là ống nghiệm (4) đựng dung dịch BaCl2
- * Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch
2CuCl2 + K4[Fe(CN)6] ® Cu2[Fe(CN)6] đỏ gạch + 4KCl
Kết tủa màu đỏ gạch chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ NaOH
Cu2[Fe(CN)6] + 4NaOH ® 2Cu(OH)2 xanh lam + Na4[Fe(CN)6]
* Khi nhỏ dung dịch KI vào dung dịch Bi(NO3)3 thấy xuất hiện kết tủa đen
Bi3+ + 3KI ® BiI3 đen + 3K+
Kết tủa sinh ra tan trong KI dư tạo dung dịch vàng đậm
2KI + BiI3 ® K2[BiI5] tan, vàng đậm
Câu 3.
Nêu hiện tượng và viết các phương tình phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau:
- Nhỏ từ từ dung dịch Na2S vào dung dịch ZnCl2.
- Nhỏ từ từ dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.
Gợi ý
- Xuất hiện kết tủa màu trắng
ZnCl2 + Na2S ® ZnS trắng + 2NaCl
- Xuất hiện kết tủa keo trắng, khí có mùi trứng thối
3Na2S + 2AlCl3 + 6H2O ® 2Al(OH)3 trắng + 6NaCl + 3H2S
Câu 4.
Viết phương trình phản ứng ion và giải thích hiện tượng của thí nghiệm sau: Nhỏ dung dịch NaOH vào 2 giọt hỗn hợp Mn2+, Fe2+, thêm tiếp 2 giọt H2O2. Li tâm tách lấy kết tủa rửa sạch, thêm từng giọt HNO3 2M vào kết tủa. Nếu không tách kết tủa mà cho trực tiếp dung dịch HNO3 2M dư vào hỗn hợp thì có gì xảy ra không ?
Gợi ý
– Nhỏ dung dịch NaOH vào 2 giọt hỗn hợp Mn2+, Fe2+:
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng xanh
Mn2+ + 2OH– ® Mn(OH)2 trắng
Fe2+ + 2OH– Fe(OH)2 trắng xanh
– Thêm tiếp vào hỗn hợp dung dịch H2O2. Hiện tượng kết tủa chuyển màu.
Mn(OH)2 + H2O2 ® MnO2 đen + 2H2O
2Fe(OH)2 trắng xanh + H2O2 ® 2Fe(OH)3 nâu đỏ
– Li tâm tách lấy kết tủa rửa sạch, thêm từng giọt HNO3 2N vào kết tủa.
Hiện tượng: Kết tủa tan 1 phần tạo dung dịch màu vàng, còn lại kết tủa đen tách ra là MnO2.
Fe(OH)3 + 3HNO3 ® Fe(NO3)3 + 3H2O
– Nếu không tách kết tủa mà cho trực tiếp vào dung dịch HNO3 2M dư vào hỗn hợp thấy kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt
NaOH + HNO3 ® NaNO3 + H2O
MnO2 + 2HNO3 + H2O2 ® Mn(NO3)2 + O2 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3HNO3 ® Fe(NO3)3 + 3H2O