TC06-ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN-QUẢN LÝ DƯỢC

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: QUẢN LÝ DƯỢC

Câu 1:

-Theo Khoản 1, Điều 4/ LDN 2005:

    Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp
-Theo hình thức sở hữu (Tư nhân; Công ty Cổ phần; Công ty liên doanh; Công ty Hợp danh; Công ty Trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên; 2 thành viên;.…)
-Theo quy mô (DN lớn, DN vừa và  nhỏ)
-Theo cấp hành chính (DN Trung ương, DN địa phương)
-Theo loại hàng hóa (DN dược, DN thực phẩm…)
-Theo tính chất hoạt động về kinh tế (DN kinh doanh, DN tư vấn…)

Câu 2

– Đặc điểm, cách tính khấu hao theo đường thẳng

Là phương pháp khấu hao tuyến tính). Theo Phương pháp này mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ

M­­kh  =  Nguyên giá TSCĐ : Thời gian sử dụng dự kiến

Trong đó:  Mkh : Mức khấu hao cơ bản bình quân của TSCĐ

Theo phương pháp này nhiều khi không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết sự hao mòn vô hình của TSCĐ.

– Biện pháp quản lý vốn cố định:

+Xây dựng cơ cấu tài sản cố định hợp lý, nâng cao tỷ trọng máy móc thiết bị

+Tận dụng hết công suất máy móc, thiết bị.

+Trích nộp quỹ khấu hao, thu hồi các khoản nợ

-Các chỉ tiêu đánh giá vốn cố định và tài sản cố định:

                                                 

 

 Câu 3:

Một số tiêu chuẩn của hệ thống cung ứng thuốc cho cộng đồng

                         -Thuận tiện

-Kịp thời

-Chất lượng thuốc đảm bảo

-Giá cả hợp lý

-Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

-Kinh tế

Bài toán:

Doanh thu = 250tr

Tổng giá thành (vốn) = 230tr

Lãi gộp = 20tr

Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu = 20tr : 250tr = 8%

Tỷ suất lợi nhận trên vốn = 20tr : 230tr  ~   8,6%

 

 

Câu 4:

Mục đích và ý nghĩa của công tác quản lý tồn trữ thuốc:

Công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ  và chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc.

Kho dược: Nhiệm vụ, chức năng, phân loại kho:

1.Chức năng

+ Kho dược có chức năng bảo quản.

+ Kho là nơi dự trữ những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, bao bì và hàng hoá cần thiết…

+ Góp phần vào công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm nghiệm thuốc khi xuất, nhập và trong lưu thông.

+ Kho dược là nơi điều hoà vật tư, hàng hoá

  1. Nhiệm vụ của một kho Dược

+ Tổ chức thực hiện việc dự trữ, bảo quản và bảo vệ tốt vật tư hàng hoá.

+ Xuất, nhập hàng hoá chính xác, kịp thời và quản lý tốt số lượng hàng hoá luân chuyển trong kho.

+ Phát triển các hoạt động dịch vụ văn minh phục vụ khách hàng.

+ Tiết kiệm chi phí kho, góp phần hạ chi phí lưu thông và chi phí kinh doanh của đơn vị mà kho phụ thuộc.

  1. Phân loại kho

Phân loại theo nhiệm vụ chính của kho

+ Kho thu mua, kho tiếp nhận

+ Kho trung chuyển

+ Kho dự trữ

+ Kho cấp phát, cung ứng

Phân loại theo mặt hàng chứa trong kho

+ Kho dược liệu

+ Kho hoá chất

+ Kho bán thành phẩm

+ Kho thuốc thành phẩm …

Câu 5:

Nội dung trong công tác bảo quản thuốc viên, thuốc bột:

*Thuốc bột:

+Đặc điểm:

– Dạng thuốc bột bao gồm các hợp chất có nguồn gốc tổng hợp hoặc là loại bột dược liệu, động vật, thực vật,…có khi là bột đơn, bột kép, một số là dạng bán thành phẩm hay dùng cho pha chế, sản xuất.

– Thuốc bột dưới dạng tiểu phân nhỏ, có diện tiếp xúc lớn nên dễ hấp thụ nước ở bề mặt, dễ bị hút ẩm.

–  Nếu đồ bao gói có độ ẩm cao thì hàm lượng nước trong thuốc bột luôn thay đổi theo sự thay đổi của độ ẩm môi trường bên ngoài; nếu đồ bao gói ít thấm ẩm thì hiện tượng ngưng tụ nước trên bề mặt đồ bao gói có thể xảy ra.

+Công tác bảo quản thuốc bột:

-Với thuốc mới nhập: phải kiểm tra nắp, nút xem đã kín chưa, bao bì có đảm bảo được chất lượng thuốc với điều kiện khí hậu nước ta không. Nếu loại thuốc bột nào đóng gói chưa phù hợp thì phải đóng gói lại.

– Đóng gói lẻ: Khi phải đóng gói lẻ để dễ cấp phát nên:

+ Đóng trong túi polyethylen có mép túi hàn kín

+ Khi xuất lẻ phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện cân đong, bao gói để hạn chế thời gian tiếp xúc với không khí ở mức tối thiểu cho phép

+ Đối với các thuốc dễ bị chảy nước và dễ bị oxy hoá, thì phải đóng gói trong điều kiện khô, tránh ánh sáng.

– Thuốc bột có nguồn gốc từ động vật như bột cao gan, pancreatin, pepsin… hút ẩm rất mạnh, dễ bị nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng. Khi bảo quản phải chú ý bảo vệ bao bì luôn nguyên vẹn. Nếu bao bì bị thủng, rách phải xử lý kịp thời bằng các biện pháp thích hợp như: làm khô bằng chất hút ẩm mạnh, gắn si sáp vào nắp nút, cấp phát ngay trong tuần…

– Phân loại và sắp xếp hợp lý, bảo quản đúng theo yêu cầu đối với từng thuốc. Ví dụ: với các thuốc dễ bị hỏng bởi ánh sáng và nhiệt độ thì phải bảo quản tránh ánh sáng và nơi khô mát.

Thuốc viên:

*Đặc điểm:

– Có thành phần phức tạp gồm các hoạt chất và tá dược mang nhiều tính chất khác nhau: dễ hút ẩm, dễ bị oxy hoá…

– Chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm thuốc dễ uống nhưng các chất đó dễ chảy dính, gây nấm mốc viên.

– Các viên nang khó bảo quản vì dễ hút ẩm, ở độ ẩm cao (80-90%), nhiệt độ 25-280C dễ bị bết dính.

*Công tác bảo quản thuốc viên:

Để đảm bảo chất lượng của thuốc viên, cần tuân theo nguyên tắc sau:

– Khi xuất nhập phải kiểm tra bao bì, nắp nút, băng xi đảm bảo xem đã đúng yêu cầu chưa.

– Không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm đựng thuốc viên, không nèn chặt khi đóng gói…

– Viên có hoạt chất dễ bay hơi thì không đóng gói trong túi PE.

– Nếu đóng gói lẻ thì nên đóng đủ liều trong một đợt điều trị hoặc trong vài ngày, không đóng gói quá nhiều.

– Khi sắp xếp trongkho, phải chú ý tới sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu nén của hòm, hộp…

– Cần phân loại và sắp xếp hợp lý cho các thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ.

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .