Đáp án- Quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục đào tạo

TRƯỜNG TRUNG CẤP TỔNG HỢP HÀ NỘI                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                              PHÒNG ĐÀO TẠO                                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)

 

 

Câu 1: Trình bày nghĩa vụ của cán bộ công chức.

 

Trình bày nghĩa vụ của cán bộ công chức (là công chức trong tương lai anh/ chị sẽ phấn đấu ntn để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình) Trung thành với nhà nước CHXHCN Việt Nam, bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật nhà nước, thi hành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Tận tuy phục vụ và tôn trọng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt vói cộng đồng dân cư; lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy trong cơ quan, tổ chức; giữ gìn, bảo vệ của công, bảo vệ bí mật của nhà nước theo quy định của pháp luật. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 

Câu 2: Liệt kê quan điểm chỉ đạo, phát triển GD trong chiến lược giáo dục 2009-2020. Phân tích 1 quan điểm chỉ đạo, phát triển GD mà anh chị thấy quan trọng nhất?

 

Liệt kê quan điểm chỉ đạo, phát triển GD trong chiến lược giáo dục 2009-2020. Phân tích 1 quan điểm chỉ đạo, phát triển GD mà anh chị thấy quan trọng nhất?

  1. Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  2. Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu
  3. Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập.
  4. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.
  5. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.
  6. Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp Trong 6 quan điểm trên tôi nhận thấy quan điểm thứ 4 là quan trọng nhất Toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cùng với không ít thách thức, trong đó có nguy cơ văn hóa dân tộc bị lu mờ bởi việc du nhập những lối sống và giá trị xa lạ, cực đoan, thậm chí phi nhân tính. Cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những mô hình giáo dục của nước ngoài phải được xem xét thận trọng để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo tính khả thi đồng thời không làm tổn hại đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của quốc tế phải được tiến hành đồng thời với việc nhấn mạnh hơn những yếu tố dân tộc trong nội dung và phương pháp giáo dục, giúp người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, biết tự hào về truyền thống dân tộc, có ý thức và trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

*Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

+ Văn hóa Việt Nam kết tinh lâu đời thành hệ giá trị chân – thiện – mỹ +Các giá trị văn hóa truyền thống được thể hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục, tập quán và lối sống, tạo nên tính cách con người và cộng đồng dân tộc.

+Nói cách khác, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc kết tinh trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn, và tình cảm của cả một dân tộc trong đó có các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa.

*Nền giáo dục mang tính nhân văn

+Phát huy đầy đủ bản sắc dân tộc VN, truyền thụ nền văn hóa dân tộc (chú trọng quốc ngữ, quốc văn, quốc sử)

+GD truyền thống lịch sử, CM của dân tộc

+GD giúp người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, biết tự hào về truyền thống dân tộc, có ý thức trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc *Nền giáo dục mang tính tiên tiến hiện đại

+Nền GD bắt kịp đà phát triển của XH

+GD hiện đại, tiếp thu tốt tinh hoa văn hóa nhân loại

+GD đem lại tri thức, công nghệ

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .