ĐỀ THI TỐT NGHIỆP-Môn Giáo dục chính trị-Đề 4

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

                                      MÔN:  GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐỀ SỐ : 04                                                                           Thời gian: 75 phút

Hướng đẫn bổ sung :

·      Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 60 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “… là phương pháp xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng”

  1. Phương pháp luận biện chứng
  2. Phương pháp hình thức
  3. Phương pháp lịch sử
  4. Phương pháp luận siêu hình

 Câu 2: Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác – Lênin là một tất yếu lịch sử vì:

  1. Nó khác về chất so với hệ thống triết học trước đó
  2. Nó trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản
  3. Nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học
  4. Nó không những là sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạnh của giai cấp công nhân, mà còn là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại

 Câu 3: Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm mấy bộ phận?

  1. 2 bộ phận
  2. 3 bộ phận
  3. 4 bộ phận
  4. 5 bộ phận

 Câu 4: Phương pháp luận biện chứng là phương pháp:

  1. Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
  2. Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
  3. Chỉ nhìn thấy những vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của chúng
  4. Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của chúng, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng

 Câu 5: Quan niệm nào sau đây không phản ánh đúng nguồn gốc của xã hội loài người

  1. Xã hội loài người là sản phẩm của Chúa
  2. Xã hội loài người là sản phẩm của quá trình phát triển giới tự nhiên
  3. Xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn
  4. Con người có thể cải tạo xã hội

 Câu 6: Đặc điểm chính trị của thế giới nữa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là gì?

  1. Toàn cầu hóa
  2. Chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và thường xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh giành thuộc địa
  3. Chủ nghĩa tư bản tiến hành cuộc chiến tranh thế giới II để phân chia thị trường thế giới
  4. Tất cả đều sai

 Câu 7: Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “… là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển”.

  1. Phương pháp luận lôgic
  2. Phương pháp luận biện chứng
  3. Phương pháp luận siêu hình
  4. Phương pháp thống kê

 Câu 8: Trên lĩnh vực xã hội, hoạt động nào là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác?

  1. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản.
  2. Sự phát triển của các ngành khoa học xã hội
  3. Thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân.
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 9: Khi thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “ hoặc là…hoặc là…” còn có cả cái “vừa là.. vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là  nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa gắn bó với nhau, đây là:

  1. Thuyết không thể biết
  2. Phương pháp biện chứng
  3. Phương pháp siêu hình
  4. Phương pháp lịch sử

 Câu 10: Tại sao nói hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là đúng đắn nhất, tiến bộ nhất và khoa học nhất?

  1. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là kết quả của sự tổng kết xã hội trên cơ sở kế thừa toàn bộ di sản tư tưởng của nhân loại, nên nó phản ánh đầy đủ và đúng đắn nhất các mối quan hệ vật chất của xã hội ở các giai đoạn của lịch sử xã hội loài người
  2. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếng nào của một giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại đó là giai cấp vô sản và nhân dân lao động
  3. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là vũ khí sắc bén cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động vì mục đích giải phóng sự nô dịch giai cấp, xoá bỏ tình trành phân chia giai cấp trong xã hội, xoá bỏ sự áp bức bóc lột, sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội và do đó giải phóng con người
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 11: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì?

  1. Nhiều thành phần xã hội đan xen cùng tồn tại
  2. Lực lượng sản xuất chưa phát triển
  3. Năng suất lao động thấp
  4. Từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa

 Câu 12: Những biểu nào cho thấy những yếu tố của chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản?

  1. Yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển
  2. Tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng, sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu, tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên
  3. Những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường … ngày càng được giải quyết tốt hơn
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?

  1. Quan niệm và vận dụng không đúng đắn về chủ nghĩa xã hội
  2. Những sai lầm của Đảng, của những người lãnh đạo cao nhất Đảng cộng sản Liên Xô
  3. Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình”
  4. Tất cả đều đúng

Câu 14: Nội dung đầu tiên mà Giai cấp công nhân phải thực hiện trong sứ mệnh lịch sử của mình là gì?

  1. Thành lập ra các tổ chức cách mạng để tập trung sức mạnh nhân dân
  2. Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo cho chính quyền tương lai
  3. Xoá bỏ chính quyền của chế độ tư hữu, áp bức và bóc lột, giành lấy chính quyền, giải tán nhà nước của chế độ cũ, xây dựng chính quyền của Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 15: Nội dung cơ bản mà Giai cấp công nhân thực hiện trong sứ mệnh lịch sử của mình là gì?

  1. Tổ chức ra quân đội để triệt để xoá bỏ mọi âm mưu để khôi phục lại chính quyền của chế độ cũ
  2. Thực hiện việc thu hồi các cơ sở kinh tế của chế độ cũ để ngăn chặn sự phục hồi của chế độ tư hữu.
  3. Thông qua Đảng tiên phong, Giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước. Đồng thời, tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực của đời sống, để từng bước hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên thực tế ở mỗi nước và trên thế giới
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 16: Địa vị kinh tế – xã hội đã tạo nên những điều kiện khách quan nào qui định cho sứ mệnh lịch sử của Giai cấp công nhân?

  1. Họ là bộ phận quan trọng và cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội tư bản
  2. Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và có trình độ xã hội hoá cao
  3. Do bị giai cấp tư sản tước đoạt hết giá trị thặng dư, họ bị bóc lột nặng nề và tàn khóc, nên họ có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 17: Đặc điểm chính trị – xã hội đã tạo nên những điều kiện khách quan nào qui định cho sứ mệnh lịch sử của Giai cấp công nhân?

  1. Do môi trường sống và làm việc mà giai cấp công nhân có trình độ trí tuệ trên các lĩnh vực ngày càng cao. Vì vậy Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập và thông qua chính Đảng của mình, giai cấp công nhân có khả năng tổ chức, lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư bản
  2. Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng toàn diện và triệt để nhất, cuộc đấu tranh của họ không chỉ để tự giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội. Đồng thời, do có bản chất quốc tế nên Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết lại thực hiện mục tiêu chung: xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới
  3. Do được tôi luyện trong môi trường công nghịêp nên giai cấp công nhân có tinh thần kỉ luật cao
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 18: Những mâu thuẫn nào trong xã hội tư bản đã là điều kiện khách quan qui định cho sứ mệnh lịch sử của Giai cấp công nhân?

  1. Mâu thuẫn giữa giàu và nghèo
  2. Mâu thuẫn giữa dân chủ và độc tài
  3. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 19: Những nhân tố chủ quan nào để Giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình?

  1. Bản thân giai cấp công nhân phải trưởng thành cả về số lượng lẫn chất lượng, có trình độ văn hoá, khoa học công nghệ, tay nghề ngày càng cao, giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, có lập trường giai cấp vững vàng, thực sự đi đầu trong quá trình sản xuất hiện đại, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội
  2. Đảng tiên phong của Giai cấp công nhân (Đảng cộng sản) phải luôn luôn được xây dựng, củng cố, phát triển, vững vàng về chính trị (đường lối cách), về tư tưởng (chủ nghĩa Mác – Lênin), và về tổ chức
  3. Giai cấp công nhân và Đảng của nó phải là trung tâm đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, có ý chí, nhận thức và hành động phải thống nhất
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 20: Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô (9/1954), trong đó có câu:

  1. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta, từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi…”;
  2. “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”;
  3. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”;
  4. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

 Câu 21: Tháng 9/1945, nhân ngày khai trường của năm học đầu tiên sau cách mạng tháng tám/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi thư cho học sinh toàn quốc. Trong thư Người đã gởi gắm niềm tin và ước mơ cao cả của mình cho thế hệ trẻ qua câu nói:

  1. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc: làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
  2. “Bác mong các cháu cho ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng. Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”.
  3. “…Ta chỉ có một cách để theo kịp và đi qua người là ra sức học hỏi”.
  4. “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”.

 Câu 22: “Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với …….., vì có … ….. thì dân mình mới mỗi ngày một ấm no thêm, Tổ quốc mới ngày một giàu mạnh thêm.” Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói của Bác.

  1. Chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội
  2. Yêu Lao động, yêu lao động
  3. Yêu con người, yêu thương con người
  4. Độc lập, tự do của đất nước

 Câu 23: Di sản văn hóa Phương Tây mà Bác Hồ tiếp thu được là những tư tưởng nào?

  1. Tư tưởng dân chủ tư sản.
  2. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người.
  3. Học thuyết Tam dân.
  4. Cả a và b đều đúng.

 Câu 24: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” vào thời gian nào?

  1. Ngày 2/8/1945.
  2. Ngày 2/10/1945.
  3. Ngày 2/9/1945.
  4. Ngày 2/11/1945.

 Câu 25: Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường nào?

  1. Cách mạng tư sản.
  2. Cách mạng vô sản.
  3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 26: Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã nhận thấy đặc điểm gì của triều đình nhà Nguyễn?

  1. Ươn hèn, nhu nhược
  2. Phản bội
  3. Cấu kết với thực dân Pháp
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

 Câu 27: Thành phần gia đình Bác Hồ là:

  1. A.Nông dân
  2. Công nhân
  3. Tri thức, nhà giáo
  4. Nhà nho yêu nước

 Câu 28: Theo Hồ Chí Minh, ở đời và làm người thì phải làm gì?

  1. Yêu nước.
  2. Thương nhân loại bị áp bức.
  3. Thương dân.
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 29: Đức tính nào của cha ảnh hưởng đến chí hướng cách mạng của Bác Hồ?

  1. Cần cù, vượt khó
  2. Yêu quê hương
  3. Yêu nước, thương dân
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 30: Chọn cụm từ điền vào chỗ trống đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh:

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, …

  1. Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
  2. Không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.
  3. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
  4. Xuyên qua chủ nghĩa tư bản

 Câu 31: Thuật ngữ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được dùng theo nghĩa nào?

  1. Là tư tưởng của một cá nhân.
  2. Là tư tưởng của lãnh tụ.
  3. Là tư tưởng của một giai cấp, một dân tộc.
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 32: Nội dung của lòng “trung với nước, hiếu với dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là

  1. Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
  2. Thương dân, tin dân, dựa vào dân.
  3. Dựa vào dân, coi dân là gộc
  4. Tất cả các nội dung trên

 Câu 33: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Hiểu … là phải sống với nhau có nghĩa, có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”.

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  2. Chủ nghĩa Mác Lênin
  3. Phật giáo
  4. Nho giáo.

 Câu 34: Sinh viên cần học những gì ở đạo đức Hồ Chí Minh?

  1. Học trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính.
  2. Học đức tin vào sức mạnh của nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung, độ lượng, nhân hậu với con người.
  3. Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
  4. Tất cả những phẩm chất trên

 Câu 35: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì lợi ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”. Bác Hồ nói những điều trên với lực lượng nào?

  1. Sinh viên
  2. Công an nhân dân
  3. Bộ đội
  4. Cán bộ Đảng.

 Câu 36: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của dân ta. Các đồng chí từ trung ­ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như­ giữ gìn con ngư­ời của mắt mình”. Hồ Chí Minh nói câu đó ở văn kiện nào?

  1. Đạo đức cách mạng.
  2. Sửa đổi lối làm việc
  3. Di chúc
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 37: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì?

  1. Bản chất cách mạng.
  2. Bản chất khoa học
  3. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để
  4. Phương pháp làm việc biện chứng

 Câu 38: Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác – Lênin nghĩa là gì?

  1. Học thuộc các luận điểm lý luận.
  2. Để sống với nhau có tình, có nghĩa.
  3. Để chứng tỏ trình độ lý luận.
  4. Để làm việc

 Câu 39: Ở Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là? 

  1. Nền kinh tế quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp
  2. Nền kinh tế hiện vật
  3. Nền kinh tế vừa hoạt động theo những quy luật của nền KTTT, vừa được dẫn dắt bởi các nguyên tắc của CNXH
  4. Về thực chất là nền KTTT TBCN

 Câu 40: Động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì ?

  1. Phát triển kinh tế thị trường
  2. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
  3. Đầu tư nước ngoài
  4. Khoa học và công nghệ

 Câu 41: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất bao gồm các hình thức sở hữu:

  1. Nhà nước
  2. Tập thể
  3. Tư nhân
  4. Cả a, b, c đều đúng

 Câu 42: Thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Phân phối trong thành phần kinh tế này dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ yếu. Đây là thành phần kinh tế:

  1. Nhà nước
  2. Tập thể
  3. Tư nhân
  4. Có vốn đầu tư nước ngoài

 Câu 43: Kinh tế nhà nước nắm giữ những mạch máu kinh tế và công nghệ then chốt, giữ vai trò……………..

  1. Nền tảng
  2. Chủ đạo
  3. Cần thiết
  4. Quan trọng

 Câu 44: Kinh tế nhà nước cùng với……….. ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

  1. Kinh tế Tập thể
  2. Kinh tế Cá thể
  3. Kinh tế Tư nhân
  4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

 Câu 45: Thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất. Thành phần kinh tế này được hình thành trên cơ sở góp vốn, sức lao động và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh. Là:

  1. Kinh tế Nhà nước
  2. Kinh tế Tập thể
  3. Kinh tế Tư nhân
  4. Kinh tế Có vôn đầu tư nước ngoài

 Câu 46: Kinh tế Tư nhân gồm:

  1. Cá thể
  2. Tiểu chủ
  3. Tư bản tư nhân
  4. Cả a, b, c đều đúng

 Câu 47: Thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ở thành phần kinh tế này, chủ sở hữu tự quyết định việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và phân phối. Là:

  1. Kinh tế Nhà nước
  2. Kinh tế Tập thể
  3. Kinh tế Tư nhân
  4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

 Câu 48: Kinh tế tư nhân có vai trò gì trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay?

  1. Động lực
  2. Nền tảng
  3. Chủ đạo
  4. Chủ yếu

 Câu 49: Tiến hành công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là:

  1. Để phát triển công nghiệp và thành thị
  2. Để có được cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
  3. Do nhu cầu về nguyên liệu và thị trường
  4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

 Câu 50: Quan điểm tiến hành Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

  1. Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế
  2. Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế
  3. Khoa học và công nghệ là động lực của Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
  4. a, b, c đều đúng

 Câu 51: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, hình thức phân phối nào là chủ yếu:

  1. Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế
  2. Phân phối phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động
  3. Phân phối là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội
  4. a, b đều đúng

 Câu 52: Trong các nhân tố tăng trưởng kinh tế, Đảng ta xác định nhân tố nào là cơ bản của tăng trưởng nhanh và bền vững?

  1. Vốn
  2. Con người
  3. Khoa học và công nghệ
  4. Cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và vai trò nhà nước

 Câu 53: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Biểu hiện nào dưới đây không đúng về vai trò chủ đạo:

  1. Chiếm tỷ trọng lớn
  2. Nắm các ngành then chốt, các lĩnh vực quan trọng
  3. Là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, có tác dụng chi phối các thành phần kinh tế khác.
  4. Đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KHCN, là công cụ để định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô.

 Câu 54. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân giống nhau ở điểm cơ bản nào?

  1. Sử dụng lao động làm thuê, tuy mức độ khác nhau.
  2. Tư hữu TLSX, tuy mức độ khác nhau
  3. Sử dụng lao động bản thân và gia đình là chủ yếu.
  4. Bóc lột giá trị thặng dư ở mức độ khác nhau.

 Câu 55: Tại sao CNH – HĐH là quy luật bắt buộc, là nhiệm vụ trung tâm của nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH?

  1. Do yêu cầu phải xây dựng vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
  2. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nươc trong khu vực thế giới
  3. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH
  4. Cả A, B, C đều đúng

 Câu 56: Điểm giống nhau cơ bản của kinh tế cá thể và tiểu chủ là:

  1. Sử dụng lao động bản thân và gia đình
  2. Chưa sử dụng lao động làm thuê
  3. Dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về TLSX
  4. Có sử dụng một số lao động làm thuê

 Câu 57: CNH, HĐH nền kinh tế quôc dân có quan hệ như thế nào với xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH?

  1. Tạo lập
  2. Hỗ trợ
  3. Phụ thuộc
  4. Tác động qua lại một cách biện chứng

 Câu 58: Việt Nam gia nhập WTO và tham gia tổ chức kinh tế APEC thì việc
CNH, HĐH đất nước là việc làm:

  1. Cần thiết và cấp bách
  2. Bình thường
  3. Cần phải xem xét
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 59: CNH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đựoc vận hành theo cơ chế…

  1. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
  2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

 Câu 60: Một trong những đặc trưng của CNH thời kỳ trước đổi mới là gì? 

  1. CNH theo mô hình kinh tế mở, hướng ngoại
  2. CNH theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về công nghiệp nặng
  3. CNH theo mô hình các nước CNH mới (NICS) Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore
  4. CNH theo mô hình các nước Tây Âu

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                      GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                       (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .