PHÒNG ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
|
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI: NÊU CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
ĐÁP ÁN
1. Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm:
– Đây là phương pháp đặc thù bởi vì âm nhạc chỉ có thể gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn. Tác phẩm hay cũng cần người trình bày tốt mới truyền cảm tới người nghe.
– Giáo viên không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng tiếng đàn, giọng hát chuẩn xác, diễn cảm động tác điệu bộ phù hợp mang đến cho trẻ niềm vui sướng thán phục. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu tìm tòi, cách thể hiện sáng tạo, hình thức khác nhau để lôi cuốn trẻ mong muốn được tự thể hiện mình. Cần thể hiện các sắc thái: to – nhỏ; ngân – ngắt; to dần chậm lại ở cuối câu..
– Trong hoạt động múa – vận động, phương pháp này trẻ quan sát các điệu bộ thể hiện nội dung giáo của giáo viên và trẻ bắt chước và tích lũy những vận động mà trẻ sẽ có cơ hội thể hiện trong quá trình tham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này.
- Phương pháp dùng lời:
– Sử dụng lời nói để hướng tới ý thức của trẻ nên giáo viên cần phải diễn đạt mạch lạc, thong thả, cụ thể, dễ hiểu.
– Khi giới thiệu tác phẩm cho trẻ nghe hoặc bài trẻ chuẩn bị hát cần diễn giải sinh động, gây hứng thú (có thể kết hợp thơ, câu đố, trò chơi… có liên quan đến tác phẩm để tạo sự hấp dẫn).
– Khi hướng dẫn trẻ học hát, vận động dùng lời nói có tính chất hiệu lệnh, ngắn gọn. Cần có sự động viên, khích lệ trẻ.
– Sau khi trình bày tác phẩm phải giải thích đàm thoại, liên hệ giáo dục đồng thời phải đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Phương pháp thực hành nghệ thuật
– Trẻ học hát, vận động theo nhạc, tham gia trò chơi, hoạt động âm nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên là kết quả của giáo dục âm nhạc. Từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ cũng cần tiến hành cho trẻ hoạt động với âm nhạc vì khi hoạt động như thế sẽ giúp cho trẻ phát triển trí tuệ và năng khiếu.
– Trong khi luyện tập trẻ hát sai, tập chưa đúng khắc phục bằng cách nhắc nhỡ, giải thích và tập riêng cho trẻ. Có thể lúc đầu chưa đúng, thực hiện nhiều lần trẻ sẽ điều chỉnh những chổ chưa đạt. Trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên vì vậy cần phải cho trẻ luyện tập lặp lại nhiều lần. (hát, vận động). Nghe hát cũng cần được rèn luyện thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như nghe đàn, qua phương tiện nghe, nhìn giúp trẻ cảm thụ âm nhạc và để đánh giá khả năng tiếp thu âm nhạc bằng cách đặt câu hỏi, đàm thoại…
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
– Trong quá trình hoạt động âm nhạc đều sử dụng đồ dùng trực quan. Vì đối với trẻ mẫu giáo đồ dùng đồ chơi là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc (đồ chơi, con rối, tranh ảnh… giới thiệu bài), phách tre, trống lắc để gõ đệm theo nhạc,mũ múa, bông múa, hóa trang trong khi múa… giúp trẻ tự tin, sinh động hấp dẫn hơn.
– Hoạt động âm nhạc sẽ kém hiệu quả nếu không có băng, đĩa hình. Trong quá trình dạy hát sử dụng đàn giúp trẻ hát đúng âm vực không cao quá hay thấp quá. Sửa câu hát bằng cách cho trẻ nghe giai điệu nhiều lần dần dần trẻ tự điều chỉnh tai nghe cho đúng.
– Đồ dùng có thể tự làm hoặc được trang bị nhưng tránh lạm dụng cần đưa ra đúng lúc đúng chỗ.