Đáp án – Giáo dục học mầm non – MN BẾN THÀNH

PHÒNG ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Đối tượng, nhiệm vụ của Giáo dục học mầm non là gì?

+ Đối tượng của giáo dục học mầm non

Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học với tư cách là khoa học giáo dục con người trước tuổi đến trường phổ thông.

Đối tượng của giáo dục học mầm non là quá trình giáo dục trẻ em từ 0 – 6 tuổi, được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách.

Quá trình giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể. Cấu trúc của quá trình này bao gồm các yếu tố hợp thành như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhà giáo dục, đối tượng giáo dục, điều kiện giáo dục và kết quả giáo dục.

+ Nhiệm vụ của giáo dục học mầm non

Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ xây dựng lý luận và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi (0 – 6tuổi) trước tuổi đến trường phổ thông.

Dựa trên cơ sở khoa học mang tính quy luật chung của giáo dục học và tính đến những đặc điểm, đặc trưng riêng của sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ để hình thành nhân cách và phát triển trẻ em nói chung ở lứa tuổi này. Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu lí luận giáo dục mầm non. Nó chỉ ra bản chất của quá trình giáo dục mầm non, phân biệt các mối quan hệ trong giáo dục mầm non có tính qui luật và ngầu nhiên, tìm ra các qui luật chi phối quá trình giáo dục trẻ để tổ chức thực hiện giáo dục trẻ tốt hơn, hiệu quả hơn.

Giáo dục học mầm non nghiên cứu dự báo tương lai gần và tương lai xa của giáo dục mầm non, nghiên cứu các xu hướng phát triển giáo dục mầm non và mục tiêu chiến lược của giáo dục mầm non trong từng giai đoạn phát triển của xã hội để từ đó xây dựng chương trình giáo dục trẻ mầm non phù hợp.

Giáo dục học mầm non nghiên cứu và xây dựng các lí thuyết giáo dục mầm non mới, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục mầm non mới và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non.

Giáo dục học mầm non nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non trong tính tỏng thể, toàn vẹn của nó cũng như các bộ phận, các yếu tố của quá trình đó để nhận thức bản chất, cấu trúc và tính qui luật của quá trình giáo dục trẻ. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, xác định lực lượng và điều kiện để quá trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm nôn được vận hành một cách có hiệu quả.

Câu 2: Trình bày nguyên tắc “ giáo dục theo hướng tích hợp’’ trong giáo dục mầm non?

+ ý nghĩa:

  • Giáo dục trẻ theo hướng tích hợp giúp cho quá trình giáo dục trẻ phù hợp với quá trình nhận thức phát triển mang tính tổng thể của trẻ. Teo quan điểm tích hợp thì những trí thức, kĩ năng sống và các trí thức tiền khoa học là phù hợp với trình độ phát triển của trẻ mầm non vì những trí thức đó mang tính tích hợp cao, có khả năng cung cấp cho trẻ nhiều kinh nghiệm sống phong phú về nhiều mặt. Những tác động giáo dục về các mặt đều liên quan đến nhau, nằm trong 1 hệ thống và được thể hiện trong các hình thức giáo dục tích hợp tạo ra một sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển toàn diện nhân cách toàn vẹn của trẻ.
  • Với xu hướng giáo dục theo hướng tích hợp đã cho phép giáo viên phát huy được tính chủ động và sáng tạo của mình trong việc thiết kế bài giảng lên kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao.

+ Nội dung

  • Giáo dục tích hợp nhìn nhận trẻ là trung tâm còn giáo viên có vai trò là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh thiết lập quan hệ với mọi người, học cách hòa nhập với môi trường tự nhiên và xã hội.
  • Theo quan điểm tích hợp nội dung giáo dục trẻ hướng theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ, được lồng ghép, đan cài trong các hoạt động giáo dục trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo làm hoạt động công cụ để tích hợp các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non.
  • Giáo dục tích cực hướng đến mục tiểu hình thành cho trẻ những phẩm chất, năng lực chung chứ không nhấn mạnh đến viejc hình thành kiến thức và kĩ năng đơn lẻ góp phần phát triển nhân cách trẻ cả về nhân thức và tình cảm đạo đức xã hội trong một khối thống nhất mang tính tốn thể.

+ Thực hiện và vận dụng

  • Giáo dục tích hợp coi trẻ là trung tâm, giáo viên cần khơi gọi tiềm năng của trẻ quan tâm đến tiềm năng phát triển của trẻ hơn là tạo ra cơ hội tương ứng với mức độ phát triển hiện tại của trẻ. Giáo viên giảm dần sự trợ giúp khi trẻ có khả năng tự điều khiển hoạt động của mình
  • Người lớn có nhiệm vụ giúp trẻ hòa nhập với môi trường xung quanh một cách tích cực, hiệu quả.
  • Các nội dung giáo dục phải theo các chủ đề hần gũi với cuộc sống của trẻ được đan cài, lồng ghép linh hoạt vào các hoạt động giáo dục phong phú đa dạng tạo điều kiện cho trẻ vận dung những điều đã biết đã vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới tạo cơ hội cho trẻ phát huy được tính độc lập, chủ động sáng tạo trong hoạt động.
  • Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau: trong lớp học, ngoài trời, học cá nhân, theo tổ, theo nhóm.
  • Tạo ra các góc hoạt động trẻ được lụa chọn các hoạt động mà trẻ thích
  • Lụa chọn, đan cài lồng ghép các phương pháp biện pháp giáo dục kích thích trẻ tham gia tích cực, chủ động sáng tạo trong môi trường giáo dục an toàn, hấp dẫn đã được chuẩn bị sẵn ở trường mầm non.

 

 

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .