Đáp án-ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN-Kiểm tra đánh giá kết quả ở Tiểu học

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN:  KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH TIỂU HỌC

   Ngành: Giáo Dục Tiểu Học                                                         Thời gian: 90 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)\

Câu 1: Nêu khái niệm tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đánh giá. Hãy phân tích các thành phần của nội dung dạy học và cho ví dụ minh hoạ thông qua một môn học ở tiểu học. (5 điểm)

* Nêu được ý 1: Khái niệm tiêu chuẩn và Phân tích tiêu chuẩn đánh giá (2 điểm)

– KN: Tiêu chuẩn là thước đo của sự đánh giá và lời bình luận (nhận xét); Là cơ sở để đánh giá mang tính khách quan. Còn tiêu chuẩn đánh giá là phản ánh giá trị, độ tin cậy, tính khách quan và phù hợp của sự vật, hiện tuợng (cụ thể đánh giá trong giáo dục chính là sản phẩm bài làm của người học). Tiêu chuẩn đánh giá là phản ánh chất lượng giáo dục dưới góc độ định lượng và định tính.  Tiêu chuẩn đánh giá thích hợp sẽ phản ánh đúng giá trị (chuẩn xác, chính xác), đủ độ tin cậy (độ bền vững), bảo đảm khách quan và phù hợp. Đo đúng giá trị và đủ độ tin cậy là đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của đánh giá (khách quan và phù hợp với nội dung đánh giá – tính phân hoá và rõ ràng). Kết quả có nhiều ý nghĩa khác nhau, ở đây ta chấp nhận tiêu đề kết quả theo ngữ cảnh của một nội dung đánh giá.                         (2đ)

* Nêu được ý 2: Các thành phần của nội dung dạy học tiểu học: Hệ thống tri thức phản ảnh thế giới khách quan.  Sự kiện thông thường phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan bằng vốn kinh nghiệm sống, không chứng minh, không thực nghiệm, không đo nghiệm. Ví dụ:

+ Các kinh nghiệm như: thêm- nhiều lên, bớt- ít đi, dài, ngắn, cao, thấp…

+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.   (1đ)

* Nêu được ý 3: Sự kiện khoa học phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan được chứng minh, thực nghiệm, đo nghiệm các kết quả. Sự kiện khoa học luôn luôn đúng. Ví dụ: (học viên có thể chọn các ví dụ khác là tốt)

Bài – Không khí cần cho sự cháy (Khoa học – lớp 4):

Thí nghiệm: úp hai cốc kích cỡ khác nhau vào hai ngọn nến đang cháy.

Kết quả:

+ Cốc nhỏ úp vào ngọn nến tắt ngay.

+ Cốc to hơn úp vào ngọn nến tắt chậm hơn vì có chứa nhiều không khí hơn. Như vậy, không khí cần cho sự cháy vì trong không khí có thành phần ô-xi. (1đ)

* Nêu được  4y:  Sự kiện khoa học thể hiện bằng các khái niệm, định luật công thức, tính chất, quy tắc, quy luật., trong môn học.  Sự kiện thông thường làm cơ sở, nền tảng, nguồn gốc cho sư kiện khoa học trong dạy học tiểu học.

Ví dụ: Bài – Năng lượng (Khoa học-lớp 5):

+ Tay giơ cao viên phấn, buông tay ra, viên phấn rơi vỡ (sự kiện thông thường).

+ Đốt một đồng xu bằng chiếc bật lửa, đồng xu nóng dần lên (sự kiện thông thường).

+ Từ đó nhận ra một điều: Tay ta tác động vào viên phấn một năng lượng làm viên phấn vỡ ra (thay đổi hình dạng) (giải thích).

(GT: Ngọn lửa là nguồn năng lượng cung cấp cho đồng xu nóng lên và nếu để lâu, đồng xu sẽ chảy ra, biến đổi hình dạng… ).                                                          (1đ)

Câu 2. Các thành phần nội dung dạy học xuất phát từ mục đích của dạy học và chất lượng dạy và học (thông qua đánh giá) đuợc xem xét qua các tiêu chí nào? (5 điểm)

*Nêu được ý 1: Học sinh phải nắm vững kiến thức, vấn đề này thể hiện ở 3 mức độ:                                                                                                              (2đ)

– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

– Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

+ Học sinh có thái độ học tập trung thực, nhiệt tình, say mê, ham hiểu biết…

*Nêu được ý 2: việc đánh giá kết quả học tập của người học được xem xét theo các dấu hiệu:                                                                                       (2đ)

+ Tính chính xác của kiến thức, đặc trưng bởi sự phù hợp giữa nội dung biểu đạt của nó với nội dung khoa học.

+ Tính khái quát của kiến thức, đặc trưng bởi khả năng phản ánh, biểu đạt được những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh.

+ Tính hệ thống của kiến thức, đặc trưng bởi sự hình thành kiến thức trong mối liên hệ của hệ thống kiến thức.

+ Tính áp dụng được của kiến thức, đặc trưng bởi khả năng sử dụng được kiến thức trong hoạt động nhận thức hoặc thực tế.

+ Tính bền vững của kiến thức, đặc trưng bởi sự ổn định chắc chắn của kiến thức để có thể huy động và áp dụng khi cần.

*Nêu được ý 3: Nêu được kết luận sư phạm                                                         (1đ)

– Nội dung dạy học có 4 thành phần. Trong đó, 3 thành phần đầu (a, b, c) mang tính dạy học; còn thành phần thứ tư (d) mang tính giáo dục. Giáo dục là hệ quả của dạy học.

– Thành phần (a) đóng vai trò quan trọng nhất vì nó là cơ sở, nền tảng ban đầu, chi phối các thành phần còn lại.

– Nội dung dạy học tiểu học mang tính lí luận (thành phần a) và thực tiễn mức độ 1; thao tác thực hành (thành phần b): thực tiễn mức độ 2; ứng dụng và rút ra ý nghĩa bài học (thành phần c): thực tiễn mức độ 3 .

– Vấn đề đánh giá được hiểu bao gồm đánh giá (người dạy) và tự đánh giá (người học).

 

————–/————

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .