GỢI Ý TRẢ LỜI
CÂU 1 :Khái niệm khách du lịch
Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:
+Khách du lịch quốc tế (International tourist):
@ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
@ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
+Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.
+Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia.
+Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:
-Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
– Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
– Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
Câu 2 : Vai trò và yêu cầu đối với bộ phận lao động thực hiện chức năng kinh doanh du lịch:
*Bộ phận lao động quản lý chung của doanh nghiệp du lịch:
– Lao động của người lãnh đạo trong doanh nghiệp du lịch là loại lao động trí óc đặc biệt, công cụ chủ yếu của lao động lãnh đạo là tư duy.. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình mà tìm tòi, nghiên cứu các tình huống, đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó trong quá trình kinh doanh du lịch.
-Muốn có quyết định đúng đắn trong quản lý, cán bộ lãnh đạo phải am hiểu và tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định: Thu nhận, xử lý thông tin – Lựa chọn thông tin – Xây dựng các phương án – Lựa chọn phương án tối ưu để ra quyết định.
-Lao động của người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp, bởi quan hệ của doanh nghiệp du lịch vô cùng đa dạng và phức tạp (QH bên trong, bên ngoài, QH trực thuộc, phối hợp, QH quản lý, QH bạn bè, thân thuộc,…). Tính tổng hợp là ở chỗ, lao động của lãnh đạo vừa là lao động quản lý, vừa là lao động chuyên môn, vừa là lao động giáo dục đồng thời cũng là lao động của các hoạt động xã hội khác.
*Bộ phận lao động quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong DNDL:
-Bộ phận lao động này thuộc các bộ phận quản lý chức năng: lao động thuộc các phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư thiết bị, phòng quản lý nhân sự,…
-Nhiệm vụ chính của bộ phân jlao động này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý DN, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
-Đối với bộ phận lao động này đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp tốt các vấn đề đặt ra trong quá trình kinh doanh. Vì vậy bộ phận lao động này phải được đào tạo cơ bản, có khả năng thích nghi và có nghị lực tốt, có tính kiên trì và đặc biệt phải thẳng thắn, khách quan trung thực,..
*Bộ phận lao động đảm bảo điều kiện kinh doanh của DNDL
-Nhiệm vụ của bộ phận này là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp. Bao gồm:Nhân viên thường trực bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên sửa chữa điện nước, nhân viên cung ứng hàng hoá, nhân viên tạp vụ,…
-các nhân viên này luôn luôn phải ở trong tình trạng sẵn sàng phục vụ, phải có những quyết định kịp thời, giải quyết tốt mọi công việc thường xuyên và đột xuất, đòi hỏi tính năng động, linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
*Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong DNDL
-Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp.
-Lao động trực tiếp trong khách sạn gồm có: lao động nghề lễ tân, nghề buồng, nghề nấu ăn, nghề bàn và pha chế đồ uống,..
-Lao động trực tiếp trong kinh doanh lữ hành, gồm có: lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch và nghề hướng dẫn du lịch,…
-Lao động thuộc nghề vận chuyển khách du lịch
Các nghề trên lại có thể được chi tiết hoá thành từng công việc, phân công cho từng chức danh cụ thể khác nhau, tuỳ theo quy mô và đặc điểm hoạt động của từng đơn vị.