Đáp án-Đề sô 44- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- KINH TẾ QUỐC TẾ-IL0044

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN

Ngành: Kế toán doanh nghiệp    –   Trình độ trung cấp

Môn: KINH TẾ QUỐC TẾ

Câu 1: Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa:

  1. Một quốc gia với một tổ chức kinh tế quốc tế.
  2. Một quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế.
  3. Các tổ chức kinh tế quốc tế.
  4. Các quốc gia với nhau.

Câu 2: Các hoạt động của thương mại quốc tế?

  1. Xuất nhập khẩu hàng hóa.
  2. Gia công quốc tế.
  3. Tái xuất khẩu, chuyển khẩu; xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 3: Một trong những lợi ích của thương mại quốc tế là gì?

  1. Phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
  2. Tạo cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với các tập đoàn lớn.
  3. San bằng sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới.
  4. Phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Câu 4: Một mặt tích cực của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế một quốc gia là gì?

  1. Tạo cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ sáp nhập vào các tập đoàn lớn.
  2. Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, qua đó nâng cao trình độ ứng dụng khoa học – công nghệ.
  3. Tạo cơ hội để người lao động có thêm thu nhập.
  4. Phát triển thị trường trong nước.

Câu 5: Tiến bộ về khoa học – công nghệ của một quốc gia sẽ càng được thúc đẩy khi?

  1. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.
  2. Nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xí nghiệp cũng như của địa phương.
  3. Hỗ trợ và ứng dụng những công trình nghiên cứu khoa học.
  4. Tăng cường các mối quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 6: Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế là gì?

  1. Đồng tiền có giá trị mang tính quốc tế.
  2. Đồng tiền của 1 trong 2 nước có quan hệ mua bán với nhau.
  3. Hàng hóa.
  4. Nguyên vật liệu.

Câu 7: Thương mại quốc tế có khả năng?

  1. Giảm đi tính đa dạng của hàng hóa trong nước.
  2. Giảm đi nhu cầu tiêu dùng.
  3. Tăng khả năng tiêu dùng và qua đó nâng cao mức sống của người dân.
  4. Tăng sự phụ thuộc vào hàng hóa xuất khẩu.

Câu 8: Chủ nghĩa Trọng thương ở đầu thế kỷ 17 cho rằng:

  1. Nhập khẩu hàng hóa là cần thiết để làm giàu đất nước.
  2. Nhập khẩu là gánh nặng vì ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và làm thất thoát của cải quốc gia.
  3. Nhập khẩu thúc đẩy tiêu dùng và qua đó làm tăng sản xuất trong nước.
  4. Nhập khẩu thúc đẩy kỹ thuật và công nghệ phát triển.

Câu 9: Chủ nghĩa Trọng thương ở đầu thế kỷ 17 cho rằng:

  1. Xuất khẩu làm giảm đi tiêu dùng trong nước.
  2. Xuất khẩu làm suy thoái tài nguyên đất nước.
  3. Xuất khẩu có tác động làm tăng nhập khẩu.
  4. Xuất khẩu sẽ kích thích sản xuất trong nước, đồng thời dẫn đến dòng kim loại quí đổ vào bổ sung cho kho của cải của quốc gia đó.

Câu 10: Chủ nghĩa Trọng thương cho rằng để đất nước giàu có, cần phải:

  1. Đẩy mạnh xuất khầu, hạn chế nhập khẩu.
  2. Đẩy mạnh nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu.
  3. Tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  4. Tăng cường mua bán với nước ngoài.

Câu 11: Ưu điểm của Chủ nghĩa Trọng thương là:

  1. Coi trọng nhập khẩu hàng hóa.
  2. Đánh giá được tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
  3. Coi trọng vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ buôn bán với nước ngoài.
  4. Cả B và C đúng.

Câu 12: Xét: 2 sản phẩm A và B; 2 quốc gia X và Y.  Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng?

  1. Quốc gia X sản xuất sản phẩm A rẻ hơn quốc gia Y thì chỉ nên sản xuất A.
  2. Quốc gia Y sản xuất sản phẩm B rẻ hơn quốc gia X thì chỉ nên sản xuất B.
  3. Sau đó, X và Y trao đổi với nhau sản phẩm A và B, cả 2 nước đều có lợi.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 13: Giả thiết đặt ra cho lý thuyết Lợi thế tuyệt đối là gì?

  1. Chi phí vận chuyển là không đáng kể và có thể coi như bằng 0.
  2. Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước, nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.
  3. Tất cả các thị trường đều là cạnh tranh hoàn hảo; Không sử dụng tiền trong trao đổi.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 14: Từ số liệu của bảng 1, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

14 1

  1. Hàn Quốc sản xuất thép có lợi thế (rẻ hơn) hơn Việt Nam.
  2. Không đủ thông tin để chỉ ra lợi thế tuyệt đối của mỗi nước.
  3. Hàn Quốc sản xuất cà phê có lợi thế (rẻ hơn) hơn Việt Nam.
  4. Cả A, B và C sai.

Câu 15: Từ số liệu của bảng 1, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Việt Nam sản xuất thép có lợi thế (rẻ hơn) hơn Hàn Quốc.
  2. Hàn Quốc sản xuất cà phê có lợi thế (rẻ hơn) hơn Việt Nam.
  3. Việt Nam sản xuất cà phê có lợi thế (rẻ hơn) hơn Hàn Quốc.
  4. Cả A, B và C sai.

Câu 16: Từ số liệu của bảng 1, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Việt Nam chỉ nên sản xuất thép, Hàn Quốc chỉ nên sản xuất cà phê; Sau đó, Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi cà phê và thép.
  2. Việt Nam nên sản xuất thép và cà phê, trao đổi 2 sản phẩm này với Hàn Quốc.
  3. Việt Nam chỉ nên sản xuất cà phê, Hàn Quốc chỉ nên sản xuất thép; sau đó, Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi cà phê và thép.
  4. Chưa đủ thông tin để xem xét về lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cà phê và thép của mỗi nước.

Câu 17: Từ số liệu của bảng 1, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Hàn Quốc sản xuất cà phê và thép; Sau đó, Hàn Quốc trao đổi cà phê và thép với Việt Nam.
  2. Việt Nam nên sản xuất thép và cà phê; Sau đó, trao đổi 2 sản phẩm này với Hàn Quốc.
  3. Việt Nam chỉ nên sản xuất thép, Hàn Quốc chỉ nên sản xuất cà phê; Sau đó, Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi cà phê và thép.
  4. Cả A, B và C sai.

Câu 18: Từ số liệu của bảng 1, giả sử Hàn Quốc và Việt Nam mỗi nước có 120 đơn vị lao động, số lao động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất: cà phê (60) và thép (60). Trong trường hợp tự cấp tự túc, số đơn vị sản phẩm của mỗi nước sản xuất được là:

  1. Việt Nam: 16 thép và 30 cà phê; Hàn Quốc: 20 thép và 10 cà phê.
  2. Việt Nam: 30 thép và 16 cà phê; Hàn Quốc: 10 thép và 20 cà phê.
  3. Việt Nam: 20 thép và 10 cà phê; Hàn Quốc: 16 thép và 30 cà phê.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 19: Từ số liệu của bảng 1, giả sử mỗi nước có 120 đơn vị lao động, sẽ tập trung sản xuất chỉ 1 sản phẩm có lợi thế tuyệt đối; Sau đó, trao đổi hàng hóa cho nhau. Sản lượng của mỗi nước là?

  1. Việt Nam sẽ sản xuất 120 cà phê, Hàn Quốc sản xuất 40 thép.
  2. Việt Nam sẽ sản xuất 60 cà phê, Hàn Quốc sản xuất 20 thép.
  3. Việt Nam sẽ sản xuất 60 cà phê, Hàn Quốc sản xuất 40 thép.
  4. Việt Nam sẽ sản xuất 40 cà phê, Hàn Quốc sản xuất 60 thép.

Câu 20: Từ kết quả ở câu (19) và câu (20) cho thấy: khi mỗi nước tập trung sản xuất 1 sản phẩm và trao đổi hàng hóa cho nhau, khối lượng sản xuất và tiêu dùng của thế giới tăng lên. Cụ thể, sản lượng thép và cà phê tăng lên lần lượt là?

  1. 4 thép và 20 cà phê.
  2. 20 thép và 4 cà phê.
  3. 10 thép và 30 cà phê.
  4. 24 thép và 50 cà phê.

Câu 21: Một ưu điểm của lý thuyết Lợi thế tuyệt đối là:

  1. Đã chỉ ra mối quan hệ về chi phí của 2 sản phẩm được sản xuất ở trong cùng 1 quốc gia.
  2. Đã chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
  3. Đã so sánh chi phí của 1 sản phẩm được sản xuất ở 2 quốc gia khác nhau.
  4. Đã so sánh chi phí của 2 sản phẩm được sản xuất ở 2 quốc gia khác nhau.

Câu 22: Từ số liệu của bảng 2, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

22

  1. Hoa Kỳ sản xuất vải rẻ hơn Anh.
  2. Hoa Kỳ sản xuất lúa mì với sản lượng gấp 3 lần Anh.
  3. Hoa Kỳ sản xuất vải với sản lượng chỉ bằng 3/5 so với Anh.
  4. Cả A, B và C sai.

 

Câu 23: Từ số liệu của bảng 2, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Anh sản xuất vải rẻ hơn Hoa Kỳ.
  2. Anh sản xuất lúa mì rẻ hơn Hoa Kỳ.
  3. Anh sản xuất vải với sản lượng nhiều hơn Hoa Kỳ, bằng 5/3 so với Hoa Kỳ.
  4. Anh sản xuất lúa mì với sản lượng ít hơn Hoa Kỳ, chỉ bằng 1/3 so với Hoa Kỳ.

Câu 24: Từ số liệu của bảng 2, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Hoa kỳ chỉ nên sản xuất lúa mì.
  2. Hoa kỳ sản xuất lúa mì rẻ hơn Anh.
  3. Hoa kỳ sản xuất vải rẻ hơn Anh, vậy Hoa Kỳ chỉ nên tập trung vào sản xuất vải.
  4. Hoa kỳ không có lợi thế so với Anh trong sản xuất vải lẫn lúa mì.

Câu 25: Từ số liệu của bảng 2, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Anh chỉ nên sản xuất vải.
  2. Hoa kỷ chỉ nên sản xuất lúa mì.
  3. Anh tập trung sản xuất lúa mì, Hoa Kỳ tập trung sản xuất vải; hai quốc gia này sẽ trao đổi 2 sản phẩm này.
  4. Anh tập trung sản xuất lúa vải, Hoa Kỳ tập trung sản xuất lúa mì; hai quốc gia này sẽ trao đổi 2 sản phẩm này.

Câu 26: Từ số liệu của bảng 2, theo lý thuyết Lợi thế tuyệt đối, có thể nhận thấy rằng:

  1. Anh sản xuất vải với sản lượng nhiều hơn Hoa Kỳ, bằng 5/3 so với Hoa Kỳ.
  2. Anh sản xuất lúa mì với sản lượng ít hơn Hoa Kỳ, chỉ bằng 1/3 so với Hoa Kỳ.
  3. Anh sản xuất lúa mì và vải với tổng chi phí là 7, thấp hơn so với Hoa Kỳ là 9.
  4. Cả A, B và C sai.

Câu 27: Ở bảng 2, giả sử có mỗi nước có 60 đơn vị lao động, được chia đều cho việc sản xuất 2 sản phẩm: vải (30) và lúa mì (30). Trong trường hợp tự cung tự cấp, sản lượng hàng hóa ở mỗi nước như sau:

  1. Hoa Kỳ: 15 lúa mì và 6 vải; Anh: 5 lúa mì và 10 vải.
  2. Hoa Kỳ: 10 lúa mì và 5 vải; Anh: 6 lúa mì và 15 vải.
  3. Hoa Kỳ: 5 lúa mì và 10 vải; Anh: 15 lúa mì và 6 vải.
  4. Hoa Kỳ: 5 lúa mì và 10 vải; Anh: 6 lúa mì và 15 vải.

Câu 28: Từ số liệu của bảng 2, giả sử mỗi nước có 60 đơn vị lao động, sẽ tập trung sản xuất chỉ 1 sản phẩm có lợi thế tuyệt đối; Sau đó, trao đổi hàng hóa cho nhau. Sản lượng của mỗi nước là?

  1. Hoa Kỳ, 30 vải; Anh, 20 lúa mì.
  2. Hoa Kỳ, 20 vải; Anh, 20 lúa mì.
  3. Hoa Kỳ, 20 vải; Anh, 30 lúa mì.
  4. Hoa Kỳ, 30 vải; Anh, 30 lúa mì.

Câu 29: Từ kết quả ở câu (28) và câu (29) cho thấy: khi mỗi nước tập trung sản xuất 1 sản phẩm và trao đổi hàng hóa cho nhau, khối lượng sản xuất và tiêu dùng của thế giới tăng lên. Cụ thể, sản lượng vải và lúa mì tăng lên lần lượt là?

  1. 4 vải và 10 lúa mì.
  2. 10 vải và 4 lúa mì.
  3. 15 vải và 5 lúa mì.
  4. 6 vải và 10 lúa mì.

Câu 30: Theo Qui luật lợi thế tương đối của David Ricardo (1772 – 1823), ta có công thức sau đây (Bảng 3). Từ đó, hãy xác nhận lợi thế tương đối của nước A và B trong sản xuất sản phẩm X và Y?

30

 

  1. Nếu x = y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm X; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y.
  2. Nếu x = y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm X.
  3. Nếu x < y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm X; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y.
  4. Nếu x < y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm X.

Câu 31: Từ công thức ở Bảng 3, hãy xác nhận lợi thế tương đối của nước A và B trong sản xuất sản phẩm X và Y?

 

  1. Nếu x = 2y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm X; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y.
  2. Nếu x = 2y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm X.
  3. Nếu x > y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm X; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y.
  4. Nếu x > y, nước A có lợi thế tương đối ở sản phẩm Y; nước B có lợi thế tương đối ở sản phẩm X.

Câu 32: Giả sử ta có dữ liệu về 2 loại hàng hóa là lúa mì và rượu nho của Pháp và Anh được mô tả trong bảng 4. Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy?

32

  1. Pháp chỉ có lợi thế tuyệt đối với lúa mì.
  2. Pháp chỉ có lợi thế tuyệt đối với rượu nho.
  3. Pháp có lợi thế tuyệt đối cả lúa mì lẫn rượu nho.
  4. Anh có lợi thế tuyệt đối với lúa mì.

Câu 33: Trong thực tế sản xuất hàng hóa và thương mại quốc tế, ở một nước nào đó, không thể có:

  1. Chỉ xuất khẩu hàng hóa.
  2. Chỉ nhập khẩu hàng hóa.
  3. Không có lợi thế đối với sản xuất bất kỳ hàng hóa nào.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 34: Công thức ở bảng 3 được áp dụng để tính trong bảng 4, đối với nước Pháp, ta có?

  1. Lúa mì của Pháp rẻ tương đối so với Rượu nho.
  2. Rượu nho của Pháp rẻ tương đối so với lúa mì.
  3. Chưa đủ thông tin để xác nhận lợi thế tương đối của Pháp.
  4. Cần kết hợp xem xét lợi thế tương đối cùa Anh.

Câu 35: Công thức ở bảng 3 được áp dụng để tính trong bảng 4, đối với nước Anh, ta có?

  1. Lúa mì của Anh rẻ tương đối so với Rượu nho.
  2. Rượu nho của Anh rẻ tương đối so với Lúa mì.
  3. Chưa đủ thông tin để xác nhận lợi thế tương đối của Anh.
  4. Cần kết hợp xem xét lợi thế tương đối cùa Pháp.

Câu 36: Từ kết quả ở câu 35 và 36, kết hợp theo lý thuyết Lợi thế tương đối của David Ricardo, có thể nhận xét :

  1. Rượu nho của Pháp rẻ tương đối so với lúa mì, vậy Pháp nên tập trung sản xuất rượu nho.
  2. Lúa mì của Anh rẻ tương đối so với rượu nho, vậy Anh nên tập trung sản xuất lúa mì.
  3. Sau khi tập trung sản xuất 1 loại hàng hóa, Pháp và Anh sẽ trao đổi rượu nho và lúa mì. Nhờ vậy, cả hai nước đều có lợi.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 37: Theo lý thuyết Lợi thế tương đối của David Ricardo:

  1. Lợi thế tương đối được xác định trên cơ sở so sánh các mức giá tương quan của hai hàng hoá.
  2. Giá tương quan giữa hai mặt hàng được định nghĩa một cách đơn giản là giá của mặt hàng này được tính bằng số lượng mặt hàng kia.
  3. Mỗi nước sẽ sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối và trao đổi hàng hóa với nhau.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 38: Dựa theo bảng 5, xem xét chi phí cơ hội, có thể cho rằng:

38

  1. Ở Pháp: sản xuất 1 lúa mì, tốn chi phí tương đương sản xuất 5/4 rượu nho (Chi phí cơ hội để sản xuất 1 lúa mì là 5/4 rượu nho). Vì vậy, thay vì sản xuất 1 lúa mì, Pháp sản xuất được 5/4 rượu nho.
  2. Ở Anh, sản xuất 1 rượu nho bằng sản xuất 5/4 lúa mì. Vì vậy, thay vì sản xuất 1 rượu nho, Anh nên sản xuất 5/4 lúa mì.
  3. Sau đó, Pháp và Anh trao đổi rượu nho và lúa mì, cả hai nước đều có lợi.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 39: Giả sử Pháp có 240 đơn vị lao động, Anh có 360 đơn vị lao động. Trong trường hợp tự cung tự cấp, ở cả 2 nước, số đơn vị lao động được chia đều cho sản xuất lúa mì và rượu nho.

Dựa theo Bảng 6, tính số liệu còn thiếu (chỗ dấu ?) và hãy cho biết?

39.1

  1. Tổng cộng số lúa mì là 15.
  2. Tổng số lúa mì cũng vừa bằng với tổng số rượu nho và bằng 27.
  3. Tổng số lúa mì cũng vừa bằng với tổng số rượu nho và bằng 15.
  4. Tổng cộng số rượu nho là 12.

Câu 40: Giả sử Pháp có 240 đơn vị lao động, Anh có 360 đơn vị lao động. Trong trường hợp có thương mại giữa Pháp và Anh (Bảng 7), tính số liệu còn thiếu (chỗ dấu ?) và hãy cho biết?

  1. Tổng số lúa mì cũng vừa bằng với tổng số rượu nho và bằng 25.
  2. Tổng số lúa mì cũng vừa bằng với tổng số rượu nho và bằng 26.
  3. Tổng số lúa mì cũng vừa bằng với tổng số rượu nho và bằng 30. Như vậy, so với tự cung tự cấp, sản lượng rượu nho và lúa mì đều tăng lên 3 đơn vị.
  4. Cả A, B và C sai.

40

 


Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .