ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
MÔN: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Thời gian: 50 phút
NỘI DUNG: Từ BÀI 1 đến BÀI 6
SỐ LƯỢNG CÂU HỎI: 40 câu THANG ĐIỂM 10: 0.25 điểm/ 1 câu
KHÔNG ĐƯỢC DÙNG TÀI LIỆU
Câu tô đậm và màu đỏ là đáp án đúng.
1.Văn bản hành chính thông dụng là văn bản:
- Dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt động kinh tế xã hội
- Được dùng để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật
- Được dùng để thay thế cho văn bản áp dụng pháp luật
- Không đưa ra quyết định quản lí
2.Văn bản hành chính dùng để thông tin giao dịch, NGOẠI TRỪ:
- Tờ trình
- Báo cáo
- Biên bản
- Thông báo
3.Loại văn bản hành chính được cơ quan nhà nước, tổ chức sử dụng để đề xuất với cấp trên có thẩm quyền phê duyệt một vấn đề mới phát sinh trong hoạt động của cơ quan, loại văn bản này là:
- Công văn
- Tờ trình
- Thông báo
- Giấy ủy nhiệm
4.Loại văn bản hành chính có vai trò ghi nhận lại sự kiện thực tế xảy ra làm cơ sở để cấp có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật, loại văn bản này là
- Biên bản
- Báo cáo
- Công văn
- Thông báo
5.Vai trò của văn bản hành chính thông dụng:
- Văn bản hành chính thông dụng được ban hành để “chuyển tải các thông tin quản lí”
- Văn bản hành chính thông dụng được ban hành để “đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác hoặc hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
- Văn bản hành chính thông dụng được ban hành để cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật
- Tất cả đều đúng
6.Văn bản hành chính chứa thường chứa đựng ………. loại thông tin:
- 2
- 3
- 4
- 5
7.Có …… yêu cầu về nội dung của văn bản hành chính thông dụng:
- 2
- 3
- 4
- 5
8.Đặc điểm của công văn khi yêu cầu về hình thức:
- Tên văn bản được viết bằng chữ in hoa, khổ lớn, đậm nét (cỡ chữ 14)
- Viết tên văn bản và trình bày ở chính giữa
- Không có tên văn bản
- Câu a và b đúng
9.Công văn do các chủ thể ngang cấp ban hành:
- Công văn từ chối
- Công văn đề nghị, xin ý kiến giải quyết công việc
- Công văn thăm hỏi
- Công văn trả lời
10.Khi ban hành công văn người soạn thảo phải thực hiện yêu cầu:
- Mỗi công văn cần chứa đựng nhiều chủ đề người soạn thảo phải diễn đạt mạch lạc, khúc triết, chính xác
- Dùng từ biểu cảm, ẩn ý hay đa nghĩa hay từ địa phương để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người đọc
- Công văn từ chối thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc bảo đảm tính nghiêm túc
- Công văn đề xuất thì phải nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị
11.Hình thức của công văn có một số điểm đặc thù so với các văn bản khác đó là:
- Khi công văn được gửi đến nhiều chủ thể thì dựa vào địa vị pháp lí của các chủ thể để sắp xếp từ thấp tới cao
- Nếu các chủ thể nhận công văn cùng có địa vị pháp lí ngang nhau thì xếp theo chữ cái tên cơ quan của các chủ thể
- Nếu có nhiều chủ thể thuộc các đối tượng khác nhau thì sắp xếp theo thứ tự từ nhà nước, tổ chức, cá nhân
- Câu a và b đúng
12.Thể hiện nghi thức (thường bằng lời chào) thuộc phần nào trong cơ cấu công văn:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung chính
- Phần kết thúc
- Không thuộc phần nào
13.Nếu là công văn do cấp trên ban hành yêu cầu cấp dưới thực hiện, thì phần kết luận:
- Thường khẳng định lại yêu cầu cấp dưới tổ chức thực hiện hoặc triển khai thực hiện có hiệu quả và thống nhất nội dung công việc
- Luôn thể hiện sự mong muốn cấp trên quan tâm, tạo điều kiện để đề xuất được thực hiện
- Thể hiện mong muốn cơ quan phối hợp, cho ý kiến giải quyết vướng mắc trên
- Thể hiện sự mong muốn chủ đề được thực hiện có hiệu quả trong thực tế
14.Nội dung phần kết thúc của công văn phuc đáp:
- Phân tích ý nghĩa, tác dụng của văn bản về kinh tế, chính trị, xã hội
- Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý kiến.
- Mong quý cơ quan …; hoặc ông, bà …… sớm trả lời cho chúng tôi được biết
- Yêu cầu các đơn vị, cơ sở …… thực hiện (sữa chữa)
15.Phần nội dung của Công văn đề nghị được trình bày:
- Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân
- Các biện pháp tổ chức thực hiện, các chủ thể chính có trách nhiệm quán triệt và thi hành, các chủ thể có trách nhiệm phối hợp
- Nêu những chủ trương chính trong văn bản
- Cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì; đề nghị thời hạn trả lời (phúc đáp)
16.Mục đích sử dụng của tờ trình, NGOẠI TRỪ:
- Trình cấp trên đề án, chương trình về lĩnh vực quản lí của chủ thể đó
- Đề xuất một chủ trương, chính sách, phương án công tác, một chế độ, tiêu chuẩn, định mức
- Cấp dưới đề nghị cấp trên giải quyết công việc hoặc vấn đề mà cấp dưới còn vướng mắc
- Trình cấp trên, một dự thảo văn bản mới hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung bãi bỏ, huỷ bỏ văn bản hay quy định nào đó trong văn bản không còn phù hợp
17.Trong quản lý Nhà nước, loại văn bản nào là cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông báo trong quá trình điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý:
- Tờ trình
- Báo cáo
- Công văn
- Biên bản
18.Báo cáo là loại văn bản:
- Được sử dụng để phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức
- Được cơ quan nhà nước, tổ chức sử dụng để đề xuất với cấp trên có thẩm quyền phê duyệt một CHƯƠNG mới phát sinh trong hoạt động của cơ quan
- Ghi chép lại một sự việc, một hoạt động theo đúng thời gian, không gian, trạng thái mà sự việc, hành động diễn ra
- Để truyền đạt thông tin trong hoạt động quản lí nhà nước
19.Yêu cầu khi soạn thảo báo cáo:
- Phải là văn phong nghị luận, diễn đạt phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ mang tính thuyết phục cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra
- Thông tin phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng sự thật khách quan, toàn diện nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng
- Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển, khắc phục khó khăn
- Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể. Các kiến nghị phải hợp lý
20.Dựa vào thời hạn ban hành, có:
- Báo cáo sơ kết
- Báo cáo tổng kết
- Báo cáo tình hình chung
- Báo cáo thường kỳ
21.Đối với báo cáo đột xuất, loại báo cáo này cần phải trả lời được…. câu hỏi:
- 3
- 4
- 5
- 6
22.Báo cáo phản ánh nhiều vấn đề, nhiều mặt công tác cùng được thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan là loại báo cáo:
- Báo cáo thường kỳ
- Báo cáo bất thường
- Báo cáo tình hình chung
- Báo cáo chuyên đề
23.Báo cáo được ban hành sau khi đã hoàn thành hoặc hoàn thành một cách cơ bản công việc nhất định là loại báo cáo:
- Báo cáo sơ kết
- Báo cáo tổng kết
- Báo cáo tình hình chung
- Báo cáo thường kỳ
24.Mục đích sử dụng của báo cáo sơ kết:
- Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với những vấn đề mới phát sinh, ngoài dự kiến đã được lập trước đó
- Đánh giá lại quá trình thực hiện để so sánh với mục tiêu ban đầu đề ra
- Thông qua nội dung báo cáo, cơ quan có thẩm quyền thấy được toàn cảnh về hoạt động của cơ quan và mối quan hệ giữa các hoạt động với nhau
- Cho người quản lí nhìn nhận những vấn về một nhiệm vụ công tác cấp trên chỉ đạo, một vấn đề quan trọng đã thực hiện
25.Loại báo cáo được ban hành để thông tin nhanh về những vấn đề cụ thể đang xảy ra để cơ quan có thẩm quyền đề ra giải pháp kịp thời:
- Báo cáo thường kỳ
- Báo cáo bất thường
- Báo cáo sơ kết
- Báo cáo tình hình chung
26.Cách thức soạn thảo phần kết thúc của báo cáo:
- Thể hiện sự mong muốn cấp trên quan tâm, tạo điều kiện để đề xuất được thực hiện
- Trình bày các kiến nghị phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi
- Người soạn thảo phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra… kết thúc lúc mấy giờ… ngày…tháng… năm….
- Nêu đề nghị, kiến nghị, kết luận
27.Biên bản là loại văn bản hành chính:
- Có vai trò truyền đạt thông tin, sự việc cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan biết để giải quyết công việc
- Là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới và cơ quan nhà nước ngang cấp; giữa cơ quan nhà nước tổ chức; giữa cơ quan nhà nước với công dân
- Có vai trò ghi nhận lại sự kiện thực tế xảy ra làm cơ sở để cấp có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật
- đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền nhằm được phê chuẩn một chủ trương, một đề án mới hoặc thay thế quy định, quy chế, định mức
28.Mục đích sử dụng biên bản:
- Là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra
- Biên bản có hiệu lực pháp lý thi hành
- Biên bản được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra
- Biên bản phải mô tả lại các sự việc hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết một cách chủ quan
29.Yêu cầu khi soạn thảo biên bản, NGOẠI TRỪ:
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể
- Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan
- Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm
- Trong biên bản muốn có thủ tục chặt chẽ chỉ được một người ký
30.Soạn thảo biên bản khác với các văn bản hành chính khác ở:
- Tên cơ quan ban hành
- Địa danh và thời gian của biên bản
- Trích yếu nội dung của biên bản
- Số và ký hiệu của biên bản
31.Có ….. cách ghi biên bản:
- 2
- 3
- 4
- 5
32.Soạn thảo phần mở đầu của biên bản gồm có:
- Thời gian, địa điểm nơi diễn ra sự kiện
- Thành phần tham dự
- Trích yếu nội dung biên bản
- Câu a và b đúng
33.Trong các sự kiện thông thường như: cuộc họp định kỳ, họp thảo luận nhiều phương án, biện pháp để lựa chọn, họp tổng kết bình xét… người soạn thảo lựa chọn cách ghi:
- Chi tiết
- Tổng hợp
- Kết hợp cả hai
- Tất cả đều đúng
34.Cách ghi biên bản phù hợp đối với việc lập biên bản vụ việc:
- Chi tiết
- Tổng hợp
- Kết hợp cả hai
- Tất cả đều sai
35.Mục đích sử dụng thông báo, NGOẠI TRỪ:
- Truyền đạt nội dung của một văn bản pháp luật, một tin tức, một sự việc cho các chủ thể có liên quan biết trong hoạt động quản lí
- Sử dụng để giới thiệu một chủ trương, chính sách của nhà nước
- Được các cơ quan quản lý sử dụng để định hướng công việc của các đơn vị trực thuộc
- Phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan trong một thời hạn nhất định
36.Yêu cầu khi soạn thảo thông báo:
- Nội dung của thông báo phải cung cấp thông tin chung
- Về văn phong của thông báo yêu cầu phải lập luận hay bộc lộ tình cảm, thái độ thể hiện tính lịch sự trong quan hệ công tác như công văn hành chính
- Đối với thể thức ký thông báo không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan kí
- Thông báo có thể được sử dụng để thay thế các văn bản pháp luật khác như quyết định, chỉ thị.
37.Soạn thảo phần mở đầu của thông báo:
- Người soạn thảo trình bày nêu vấn đề cần thông báo một cách cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng
- Có thể nhắc lại tên văn bản hay cuộc họp có nội dung cần thông báo
- Để thông báo mạch lạc, dễ hiểu, người soạn thảo có thể diễn đạt theo phần, mục của vấn đề cần đề cập
- Người soạn thảo nhắc lại nội dung chính, yêu cầu của thông báo để đối tượng liên quan thực hiện
38.Đối với thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị của cấp trên, nội dung của thông báo này cần trình bày:
- Tóm tắt các quyết định của hội nghị, cuộc họp
- Nhắc lại và nhấn mạnh thông tin đã thông báo
- Yêu cầu quán triệt, triển khai thực hiện
- Nhắc lại nội dung chính và yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện
39.Đối với thông báo về sự thay đổi trong hoạt động của bộ máy quản lý, lãnh đạo: thay đổi cơ quan chủ quản, thay đổi phạm vi hoạt động, địa giới hành chính… Nội dung của thông báo này KHÔNG bao gồm:
- Nêu rõ lý do thay đổi
- Nội dung của sự thay đổi
- Thời gian bắt đầu thực hiện
- Nêu thời gian cuộc họp, thành phần tham dự
40.Công văn đôn đốc, chấn chỉnh, nhắc nhở phần mở đầu được soạn thảo:
- Nhắc lại tên văn bản pháp quy hoặc các chủ trương kế hoạch đã triển khai
- Nêu tên của văn bản pháp luật hoặc tên văn bản của cấp Ủy Đảng
- Trả lời công văn số … ngày … / … / … của… về vấn đề…
- Nêu mục đích của vấn đề đặt ra
Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com
Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.
Trân Trọng,