Đáp án-Đề số 25-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ -SOẠN THẢO VĂN BẢN-IL0025

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: SOẠN THẢO VĂN BẢN

Thời gian: 30 phút

 NỘI DUNG: Từ BÀI 1 đến BÀI 3

SỐ LƯỢNG CÂU HỎI: 20 câu                                THANG ĐIỂM 10: 0.5 điểm/ 1 câu

KHÔNG ĐƯỢC DÙNG TÀI LIỆU

Câu tô đậm và màu đỏ là đáp án đúng.

 

1.Văn bản hành chính thông dụng là văn bản:

  1. Được ban hành bởi một chủ thể đặc biệt
  2. Nhằm triển khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp dưới, điều hành quản lý trong nội bộ cơ quan
  3. Giao dịch công tác giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân
  4. Trao đổi thông tin và ghi nhận sự kiện dự đoán sẽ xảy ra

2.Theo tiêu chí mục đích ban hành, văn bản hành chính bao gồm ……. loại:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

3.Văn bản dùng để ghi nhận sự kiện, NGOẠI TRỪ:

  1. Biên bản
  2. Tờ trình
  3. Giấy ủy nhiệm
  4. Giấy đi dường

4.Văn bản hành chính thông thường có vai trò truyền đạt thông tin, sự việc cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan biết để giải quyết công việc, loại văn bản này là:

  1. Thông báo
  2. Báo cáo
  3. Tờ trình
  4. Công văn

5.Vai trò của văn bản hành chính thông dụng:

  1. Văn bản hành chính thông dụng được ban hành để khái quát hóa văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật
  2. Văn bản hành chính thông dụng được ban hành để “chuyển tải các thông tin kinh tế xã hội”
  3. Văn bản hành chính thông dụng được ban hành để hỗ trợ để đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác
  4. Văn bản hành chính thông dụng dùng để trao đổi thông tin và ghi nhận sự kiện dự đoán sẽ xảy ra trong quá trình quản lí

6.Ý nào dưới đây KHÔNG thuộc các chức năng cơ bản của văn bản hành chính thông dụng:

  1. Chức năng thông tin
  2. Chức năng quản lý
  3. Chức năng kinh tế – xã hội
  4. Chức năng kiểm tra, giám sát

7.Chức năng quản lý của văn bản hành chính được thể hiện ở ….. phương diện chủ yếu:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

8.Công văn do cấp trên ban hành:

  1. Công văn tiếp thu, phê bình
  2. Công văn giải thích
  3. Công văn giao dịch, trao đổi ý kiến
  4. Công văn từ chối

9.Công văn quy định về thể thức văn bản hành chính của Bộ Nội vụ:

  1. Thông tư số 01/2010/TT-BNV, ngày 19/01/2010
  2. Thông tư số 10/2010/TT-BNV, ngày 19/01/2010
  3. Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011
  4. Thông tư số 10/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011

10.Đối với công văn tiếp thu ý kiến phê bình cần:

  1. Nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị
  2. Mềm dẻo, khiêm tốn, nêu bật được lý do khách quan, chủ quan
  3. Dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi song làm bật tính nguyên tắc của công việc
  4. Dùng lời lẽ nghiêm khắc bảo đảm tính nghiêm túc

11.Hình thức của công văn có một số điểm đặc thù so với các văn bản khác đó là:

  1. Công văn có tên văn bản ở chính giữa
  2. Trích yếu nội dung được viết trên số, kí hiệu
  3. Mở đầu của công văn là trình bày địa chỉ nơi công văn được gửi đến thông qua từ “Về việc”
  4. Khi công văn được gửi đến nhiều chủ thể thì dựa vào địa vị pháp lí của các chủ thể để sắp xếp từ cao đến thấp

12.Cơ cấu nội dung của công văn bao gồm ……. phần:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

13.Đối với công văn để giải thích công việc do cấp trên hướng dẫn đối tượng thực hiện thì phần mở đầu công văn phải:

  1. Dựa trên văn bản pháp luật hướng dẫn làm phần mở đầu
  2. Nêu mục đích nhằm kiện toàn tổ chức của cơ quan, đơn vị
  3. Nêu được những vướng mắc hiện nay khi triển khai công việc
  4. Nêu được lý do ban hành công văn là vì nhận được công văn đề nghị của cấp dưới

14.Khái niệm tờ trình:

  1. Là loại văn bản hành chính dùng để trao đổi, giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, giữa cơ quan nhà nước với công dân
  2. Dùng để trình bày kết quả đã đạt được trong họat động của cơ quan, để đánh giá kết quả của một công tác lớn
  3. Là loại văn bản đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền nhằm được phê chuẩn một chủ trương, một đề án mới hoặc thay thế quy định, quy chế, định mức
  4. Là loại văn bản hành chính có vai trò ghi nhận lại sự kiện thực tế xảy ra làm cơ sở để cấp có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật

15.Nội dung của tờ trình được người soạn thảo trình bày theo kết cấu:

  1. Phản biện
  2. Phân tích
  3. Thảo luận
  4. Nghị luận

16.Trong soạn thảo nội dung của tờ trình, nếu đối tượng được trình là một đề án, chính sách… thì phần này:

  1. Sẽ ghi nhận toàn bộ nội dung của dự thảo
  2. Cũng chính là nội dung cụ thể của đề án, chính sách đó
  3. Là những khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiện
  4. Sẽ trình bày những quan điểm ý kiến còn chưa thống nhất về nội dung nào đó trong vấn đề trình

17.Khi soạn thảo phần mở đầu của tờ trình, nếu vấn đề cần trình cấp trên phê duyệt là một công việc mang tính sự vụ thì:

  1. Phân tích thực trạng gồm những thành tựu đạt được
  2. Chủ yếu nhấn mạnh những hạn chế, tồn tại của vấn đề cần đề xuất
  3. Không cần phải đặt tên cho phần mở đầu đó
  4. Phải nêu được lý do tại sao phải sửa đổi, bổ sung văn bản

18.Khi soạn thảo phần kết luận của tờ trình lưu ý:

  1. Không nân nhấn mạnh đề nghị cấp trên xem xét chấp thuận (phê duyệt) đề xuất đã nêu
  2. Khi đề cập đến yêu cầu phê chuẩn, người soạn thảo có thể nêu ra các phương án theo thứ tự tăng dần về mức độ ít quan trọng đến rất quan trọng
  3. Khi hoàn cảnh thay đổi cũng không được chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng
  4. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình

19.Nội dung trích yếu “về việc” trong tờ trình được trình bày ở vị trí:

  1. Chính giữa dưới chữ TỜ TRÌNH
  2. Dưới số và ký hiệu văn bản
  3. Dưới địa danh và ngày tháng năm
  4. Không cần trích yếu

20.Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:

  1. Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển, khắc phục khó khăn
  2. Hướng dẫn thực hiện nội dung văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành
  3. Câu a và b đúng
  4. Câu a và b sai

 


Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .