ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN
MÔN: BỆNH HỌC
Ngành: Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học Thời gian: 90 phút
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- TỰ LUẬN – 10 ĐIỄM
Câu 1: Trình bày tiến triển & biến chứng của tăng huyết áp? (2,5 điểm)
Đáp án:
- Tiến triển nhiều năm, nhiều giai đoạn như một bệnh mạn tính
- Nhẹ: nếu HA không cao lắm ở người già, không xảy ra biến chứng
- Nặng: nếu HA cao ở người trẻ tuổi thì xảy ra nhiều biến chứng
Biến chứng
- Tim: nhồi máu cơ tim, suy tim,…
- não: tai biến mạch máu não (strockes)
- thận: suy thận
- mắt: phù gai thị, xuất huyết võng mạc, mù loà
- Mạch máu: vỡ động mạch chủ bụng
Câu 2: Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại đái tháo đường? (2,5 điểm)?
Đáp án:
Theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ
- Glucose máu lúc đói > 7mmol/l, đo 2 lần liên tiếp (bt : 3,9 – 6,4)
- Glucose mất kỳ > 11mmol/l, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng khác
- Glucose sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết > 11,2 mmol/l
PHÂN LOẠI
- Tuýp 1: phụ thuộc insulin, là bệnh tự miễn, gặp ở người trẻ
- Tuýp 2: không phụ thuộc insulin, thường gặp ở người > 40 tuổi
- Đái đường thứ phát: sau xơ gan, sỏi tụy, đái tháo đường thai kỳ…
Câu 3: Trình bày Phân độ suy tim và chế độ ăn người bệnh suy tim? (2,5 điểm)?
Đáp án:
Phân độ suy tim
- Độ 1: có bệnh tim nhưng chưa có triệu chứng cơ năng (TCCN)
- Độ 2: TCCN chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, các hoạt động thể lực giảm nhẹ
- Độ 3: Triệu chứng cơ năng xuất hiện cả khi gắng sức rất ít, hạn chế nhiều đến hoạt động thể lực của BN
- Độ 4: TCCN tồn tại thường xuyên kể cả lúc BN nghỉ ngơi
Chế độ ăn:
- Ăn nhạt hoàn toàn khi có phù nhiều. Một số trường hợp khác ăn nhạt tương đối
- Hạn chế nước: 500-700 ml/24h kể cả thức ăn
- Không dùng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
- VH2O vào = VH2O ra + 300 – 500 ml
Câu 4: Trình bày triệu chứng của bệnh Basedow? (2,5 điểm)?
Đáp án:
Triệu chứng lâm sàng
- Tim mạch: nhịp nhanh 100 – 120 l/p
- Gầy, sụt cân
- Mệt mỏi, tăng lên khi xúc động
- Sợ nóng, ra nhiều mồ hôi tay
- Dễ cáu gắt, dễ bị kích động, lo âu, hồi hộp
- Rối loạn tiêu hóa: đi phân nát 2-3 lần/ngày
Triệu chứng thực thể
- Tuyến giáp to
- Mắt: lồi, co kéo cơ mi, phù nề mi mắt, xung huyết giác mạc, kết mạc
- Run tay
- Phù niêm ở mặt trước xương chày và thương tổn quanh màng xương ở đầu các ngón tay và đầu các ngón chân
Triệu chứng cận lâm sàng
- T3, T4 tăng cao
- TSH giảm
- Cholesterol < 1,4g/l
- Bạch Cầu , Tiểu Cầu giảm
- Chuyển hóa cơ sở tăng > 60%
- Xét nghiệm chức năng: độ tập trung Iot tăng nhanh
- Xét nghiệm miễn dịch: kháng thể của TSH trên màng tế bào tuyến giáp (+)