Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN-LUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỀ THI GIỮA MÔN HỌC

Học kỳ:                  Năm học:  

Môn thi: Luật Môi trường

Thời gian làm bài: 30 phút

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Câu hỏi: Trả lời ngắn gọn (nhận định đúng/sai, giải thích) các câu nhận định sau:

  1. Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.

Sai. Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thácquản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.

Ví dụCông ty A khai thác mỏ khoảng sản thì đây là quan hệ xã hội phát sinh Trực tiếp trong hoạt động khai thác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường.

Ví dụ: Cũng công ty A đó sau khi khai thác khoáng sản thì bán cho công ty khác xuất khẩu hoặc tự xuất khẩu ra nước ngoài, thì lúc này khoáng sản trở thành hang hoá và do các pháp luật chuyên ngành khác điều chỉnh (dân sự, hành chínhhình sự,…) thì sẽ phát sinh gián tiếp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường.

  1. Luật môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Sai. Để được xem là một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều chỉnh riêng, phương phápđiều chỉnh riêng biệt, nằm trong phạm vi một quốc gia. Nhưng vì tính thống nhất của môi trường nên đối tượng điều chỉnh của Pháp luật môi trường cũng đồng thời là đối tượng điều chỉnh của pháp luật khác, có sự giao thoa.

Ví dụ: Trong luật Hành chính (thanh tra, kiểm tra, xử phạt,..), dân sự (bồi thường thiệt hại), hình sự (các tội phạm có liên quan đến môi trường).

Môi trường không gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà do tính thống nhất nên nó còn có thể mang tính quốc tế cho nên Luật Bảo vệ môi trường 2014 là một lĩnh vực.

  1. Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.

Sai. Sự tác động này phải đủ gây nguy hại hoặc đe doạ gây nguy hại cho môi trường theo pháp luật quy định, cho nên trong những trường hợp ngược lại thì sẽ không làm phát sinh quan hệ pháp luậtmôi trường.

Ví dụ: Hộ gia đìnhcá nhân xả thải nước thải sinh hoạt theo hệ thống cống, hoặc rác thải sinh hoạt thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.

Ví dụ: Đất đai cũng là một loại tài nguyên, các hoạt động như trồng trọt, chuyển nhượng, xây dựng nhà ở,… có tác động vào yếu tố môi trường nhưng không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. Trường hợp chôn chất độc hại, thải vào long đất làm thay đổi tính ổn định thì lại làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.

  1. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ sở đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế – xã hội – môi trường.

Đúng. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

CSPL: Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

  1. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Sai. Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là khi thực hiện hành vi hợp pháp do pháp luật quy định và cho phép chủ thể làm việc đó.

Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường do hành vi không hợp pháp làm ô nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể.

 

——————-HẾT———————

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .