Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN- Luật Hành Chính

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN:  LUẬT HÀNH CHÍNH

   Ngành: Pháp Luật                                                                        Thời gian: 30 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 30 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

Câu 1: Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng ngừa:

  1. Khám người
  2. Trục xuất
  3. Khám nơi cất giấu tang vật.
  4. Kiểm tra giấy tờ.

Câu 2: Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước:

  1. Bộ chính trị
  2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Bộ ngoại giao
  4. Ủy ban dân tộc.

Câu 3: Quan hệ quyền lực – phục tùng:

  1. Chỉ có ở cơ quan hành chính nhà nước.
  2. Mang tính mệnh lệnh.
  3. Không chỉ có ở cơ quan hành chính nhà nước.
  4. Luôn luôn có sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia.

Câu 4: Văn bản quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Không chỉ là sản phẩm của hoạt động lập quy.
  2. Có thể không thể hiện tính quyền lực nhà nước.
  3. Được ban hành bởi tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
  4. Luôn chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính quy định về các biện pháp cưỡng chế hành chính.

Câu 5: Quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước.
  2. Luôn xác định rõ cả thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực.
  3. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
  4. Chỉ được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Câu 6: Văn bản quy phạm luật hành chính là loại văn bản:

  1. Chủ yếu do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
  2. Không chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan quản lý nhà nước.
  3. Có thể do tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương đơn phương ban hành.
  4. Chỉ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Câu 7: Quan hệ pháp luật hành chính:

  1. Chỉ phát sinh khi có sự đồng ý của hai bên.
  2. Là loại quan hệ pháp luật không phát sinh tranh chấp do tính quyền uy của quan hệ.
  3. Có thể phát sinh giữa hai công dân.
  4. Có thể là quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.

Câu 8: Quy phạm pháp luật hành chính:

  1. Chỉ do cơ quan hành chính ban hành
  2. Có thể nằm trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác.
  3. Phải do Quốc hội ban hành.
  4. Không có hiệu lực trở về trước.

Câu 9: Quản lý hành chính nhà nước:

  1. Chỉ được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước.
  2. Là hoạt động không chỉ nhằm thực hiện văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước.
  3. Là hoạt động hành pháp.
  4. Chủ thể thực hiện có thể không mang quyền lực nhà nước.

Câu 10: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:

  1. Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính.
  2. Bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức, cán bộ, công chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
  3. Chỉ là cán bộ, công chức nhà nước được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
  4. Có thể là công dân Việt Nam.

Câu 11: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước:

  1. Là nguyên tắc mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền lựa chọn, thực hiện hoặc không thực hiện.
  2. Không phải là nguyên tắc Hiến định.
  3. Không chỉ là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.
  4. Là nguyên tắc chỉ mang tính pháp lý.

Câu 12: Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính:

  1. Luôn chỉ là phương pháp mệnh lệnh.
  2. Không chỉ thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
  3. Trong đa số các trường hợp thể hiện sự bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
  4. Là việc nhà nước dùng các mệnh lệnh cụ thể để tác động lên các quan hệ quản lý.

Câu 13: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:

  1. Không chỉ là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành.
  2. Luôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
  3. Có thể là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng xét xử các vụ án hành chính.
  4. Là quan hệ quản lý mà các bên tham gia quan hệ quản lý luôn mang quyền lực nhà nước.

Câu 14: Các bên tham gia quan hệ quản lý:

  1. Không thể là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.
  2. Nhất thiết phải đều là cơ quan hành chính nhà nước.
  3. Có thể một bên hoặc tất cả các bên đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
  4. Không thể là các bên bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 15: Hoạt động hành chính nhà nước được tiến hành chủ yếu bởi:

  1. Các cơ quan hành pháp
  2. Các cơ quan hành chính nhà nước
  3. Các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước.
  4. Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức, cá nhân được trao quyền.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây không là hình thức quản lý hành chính nhà nước:

  1. Chính phủ trình dự án luật ra Quốc hội
  2. Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
  3. Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt.
  4. Ủy ban nhân dân ban hành quyết định

Câu 17: Người có thẩm quyền áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính là:

  1. Cơ quan nhà nước.
  2. Mọi công dân
  3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
  4. Cơ quan hành chính nhà nước.

Câu 18: Không phải là hoạt động hành chính nhà nước:

  1. Hoạt động xử phạt người có hành vi gây rối trật tự phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
  2. Hoạt động ra quyết định kỷ luật đối với Thư ký Tòa án của Chánh án.
  3. Hoạt động thụ lý hồ sơ vụ án.
  4. Hoạt động đăng ký quyền sở hữu xe ô tô được Tòa án mua nhằm mục đích phục vụ các phiên tòa lưu động.

Câu 19: Người có thẩm quyền áp dụng xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm cai nghiện bắt buộc là:

  1. Chủ tịch UBND cấp xã
  2. Trưởng công an xã
  3. Tòa án nhân dân cấp huyện
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 20: Trục xuất là:

  1. Hình thức áp dụng đối với người quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam.
  2. Do Bộ trưởng Bộ Công an áp dụng.
  3. Được áp dụng 1 cách độc lập.
  4. Là hình thức xử lý vi phạm hành chính.

Câu 21: Cơ quan phục vụ có hoạt động thuộc về nhóm đối tượng điều chỉnh thứ 2 của Luật hành chính là:

  1. Văn phòng trung ương Đảng.
  2. Văn phòng chủ tịch nước.
  3. Văn phòng Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
  4. Văn phòng Bộ Giáo dục- đào tạo.

Câu 22: Phương pháp quyền uy- phục tùng:

  1. Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính.
  2. Là phương pháp điều chỉnh duy nhất của luật hành chính.
  3. Xuất phát từ hoạt động mang tính quyền lực nhà nước chỉ của cơ quan hành chính nhà nước.
  4. Hoàn toàn không thích hợp với nền hành chính phục vụ.

Câu 23: Người có thẩm quyền lập biên bản VPHC?

  1. Người có thẩm quyền xử phạt
  2. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành
  3. Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 24: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt thì?

  1. Chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
  2. Phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chínhđối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 25: Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì?

  1. Ra từng quyết định xử phạt
  2. Chỉ ra 01 quyết định xử phạt
  3. Ra nhiều quyết định xử phạt
  4. Tất cả đều đúng

Câu 26: Theo quy định chung, người vi phạm phải thi hành quyết định xử phạt VPHC trong thời hạn mấy ngày?

  1. 05 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
  2. 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
  3. 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
  4. 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt

Câu 27: Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là bao lâu?

  1. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định XPVPHC
  2. Theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC
  3. Theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC hoặc Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
  4. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định XPVPHC hoặc theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC

Câu 28: Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền quyết định khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì:

  1. Phải có quyết định của Giám đốc Công an tỉnh.
  2. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
  3. Đề nghị Giám đốc Sở Công Thương xem xét, quyết định.
  4. Phải có quyết định của Chi cục trưởng.

Câu 29: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

  1. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
  2. Các quy tắc quản lí nhà nước
  3. Các điều luật và các quan hệ hành chính
  4. Quan hệ xã hội và quan hệ hành chính

Câu 30: Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện:

  1. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính
  2. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt
  3. Những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài
  4. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .