ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC
MÔN: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Ở TIỂU HỌC
Ngành: Giaó Dục Tiểu Học Thời gian: 30 phút
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Câu 1. Trình bày tác dụng kiểm tra, đánh giá học sinh và tính khách quan trong việc đánh giá (5 điểm)
* Nêu được ý 1: Tác dụng kiểm tra, đánh giá học sinh (2 điểm)
–Kiểm tra, đánh giá có tác dụng làm đơn giản hoá các chuỗi kiến thức và các nhận thức phức tạp để nắm bắt điều cốt lõi của chương trình môn học. Chính vì vậy, kiểm tra, đánh giá cũng là một hệ thống điều khiển. Thông qua kết quả của kiểm tra, đánh giá sẽ đo được độ lớn của các tác động từ môi trường vào hệ thống cũng như hình thành một cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình đào tạo. (1đ)
-Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ có tác dụng giúp nhà sư phạm dự đoán kết quả xảy ra, làm liên kết các trạng thái, xác định đuợc các yếu tố ảnh hưởng đi vào bề sâu của hệ thổng, định rõ các hoạt động của hệ thống và cuối cùng là xác định cường độ khi tổng hợp hệ thống. Ngược lại, nếu kiểm tra, đánh giá không phản ánh được sự chân thực sẽ làm cho hệ thống có điều khiển mất đi tính điều khiển của mình, nghĩa là làm tăng tính đột biến, sự thay đổi của hệ thống. Như vậy, kiểm tra, đánh giá là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Ở đây, kiểm tra được coi là phuơng tiện để đánh giá kết quả giáo dục của học sinh. (1đ)
* Nêu được ý 2: Tính khách quan của việc đánh giá (3 điểm)
– Đánh giá phải phán ánh trình độ thật cúa việc nắm kiến thức môn học, tức là phản ánh tình hình người học nắm các đơn vị tri thức một cách có ý thức. Các em biết truyền đạt lại kiến thúc đó trong ngôn ngữ nói một cách độc lập và nhất quán, hình thức truyền đạt phù hợp với nội dung cần truyền đạt. Đánh giá sản phẩm bài làm của nguời học như nó vốn có, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. (1đ)
– Giáo viên sẽ mắc sai lầm nếu tỏ ra thương hại học sinh mà đánh giá cho điểm (hoặc nhận xét) các em quá rộng rãi. Làm như vậy sẽ khiến bản thân các em và tập thể lầm tưởng về tình hình thực tế. Nhưng cũng không nên đánh giá cho điểm quá khắt khe. Người dạy cần kết hợp sự đòi hỏi cao với thái độ quan tâm chăm lo đến mỗi nguời học. (1đ)
– Phải đánh giá chính xác khả năng truyền đạt lại các đơn vị tri thức trong ngôn ngữ nói một cách độc lập và nhất quán. (0,5đ)
– Đánh giá phải khách quan vì thái độ tự do chủ nghĩa, rộng rãi, nâng điểm hay ra những câu hỏi dễ quá hay khó quá đều có hại. (0,5đ)
Câu 2. Tại sao chức năng giáo dục lại là hệ quả của chức năng dạy học và chức năng phát triển? (3 điểm). Hãy nối các cụm từ ở cột A với các cụm từ ở cột B sao cho phù hợp về mặt nội dung của chức năng đánh giá (2 điểm):
A | B | |
1) Chức năng phát triển nhằm mục đích | a) hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho người học. | |
2) Chức năng dạy học và giáo dục vừa | b) phát huy khả năng trí tuệ, độc lập sáng tạo của người học. | |
3) Chức năng dạy học, phát triển và giáo dục nhằm | c) hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh. | |
4) Chức năng giáo dục nhằm mục đích chủ yếu | d) cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, vừa hình thành các tiêu chuẩn về giáo dục đạo đức cho người học. |
* Nêu được ý: Chức năng giáo dục là hệ quả của chức năng dạy học và phát triển, bởi vì: (3 điểm)
+ Đánh giá kết quả học tập của người học là nhằm đánh giá quá trình nhận thức của các em, bao gồm việc tiếp nhận các đơn vị tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và hoạt động sáng tạo. Đây là chức năng dạy học và phát triển của đánh giá. (1đ)
+ Thông qua việc đánh giá các kiến thức của người học (bao gồm các kĩ năng, kĩ xảo và hoạt động sáng tạo) để từ đó tiến hành đánh giá khả năng và cách thức trình bày sản phẩm bài làm của người học. (1đ)
+ Chức năng giáo dục của đánh giá là bước tiếp nối, là hệ quả tất yếu của chức năng dạy học và phát triển. Điều khẳng định là mục đích của quá trình dạy học vừa mang tính dạy học, vừa mang tính giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh (bao gồm sự phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất giáo dục đạo đức – ý thức và chuẩn mực hành vi). (1đ)
* Nối đúng các cụm từ ở cột A với các cụm từ ở cột B sao cho phù hợp về mặt nội dung của chức năng đánh giá (mỗi dòng cột A nối đúng với cột B cho 0,5đ):
A 1) Ò B c) A 2) Ò B d) A 3) Ò B b) A 4) Ò B a)
———/——–