Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ- Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN: Y HỌC CỔ TRUYỀN

   Ngành: Y SĨ                                                                       Thời gian: 30 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 20 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

1.Nằm ở tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu tay khi gấp khuỷu tay một góc 45o là huyệt:

  1. Khúc trạch
  2. Xích trạch
  3. Khúc trì
  4. Thiếu hải

2.Vị trí huyệt Tam âm giao từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn:

  1. Cách phía trước mào chày 1 khoát ngón tay
  2. Nằm giữa xương chày và xương mác
  3. Nằm ngay sát bờ sau trong xương chày
  4. Nằm cách bờ sau trong xương chày 1 khoát ngón tay

3.Vị trí huyệt Nội quan nằm từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt nằm:

  1. Ở giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé
  2. Ở phía ngoài gân cơ gan tay lớn
  3. Ở khu cẳng tay sau
  4. Ở giữa 2 xương trụ và xương quay

4.Vị trí huyệt Túc tam lý từ Độc tỵ đo xuống:

  1. 3 thốn và cách mào chày 1 thốn
  2. 3 thốn và cách mào chày 1 khoát ngón tay
  3. 3 thốn và ngay sát bờ ngoài mào chày
  4. 3 khoát và cách mào chày 1 khoát ngón tay

 

5.Vị trí huyệt Huyền chung từ lồi cao mắt cá ngoài đo lên 3 thốn:

  1. Huyệt nằm ngay phía sau xương chày
  2. Huyệt nằm ngay phía trước xương mác
  3. Huyệt nằm ngay phía sau xương mác
  4. Huyệt nằm phía trước của xương chày

6.Nằm trên đường trắng giữa từ rốn đo xuống 3 thốn là huyệt nào dưới đây:

  1. Khí hải
  2. Khúc cốt
  3. Quan nguyên
  4. Trung cực

7.Vị trí huyệt Hợp cốc được xác định bằng cách:

  1. Đặt ngón cái của bàn tay bên này vào hồ khẩu của bàn tay bên kia, tận cùng của đầu ngón tay cái ở đâu là huyệt, hơi chếch về phía ngón trỏ
  2. Đặt đốt 1 ngón cái của bàn tay bên này vào hồ khẩu bàn tay bên kia, đầu ngón tay ở đâu là huyệt, hơi chếch về phía ngón trỏ
  3. Đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên này vào hồ khẩu của bàn tay bên kia, tận cùng đầu ngón tay ở đâu là huyệt, hơi chếch về phía ngón trỏ
  4. Đặt nếp gấp đốt 2 ngón cái bàn tay bên này vào hồ khẩu bàn tay bên kia, tận cùng của đầu ngón tay ở đâu là huyệt hơi chếch về phía ngón trỏ

8.Vị trí huyệt Phong trì từ giữa xương chẩm và cổ I đo ngang ra hai thốn, huyệt nằm ở chỗ lõm:

  1. Phía trong cơ thang, trong cơ ức đòn chũm
  2. Phía sau cơ thang, trước cơ ức đòn chũm
  3. Trước cơ thang, trước cơ ức đòn chũm
  4. Ngoài cơ thang, sau cơ ức đòn chũm

9.Vị trí huyệt Trung quản từ rốn đo lên:

  1. 4 khoát, huyệt nằm trên đường trắng giữa rốn
  2. 3 thốn, huyệt nằm trên đường trắng giữa rốn
  3. 4 thốn, huyệt nằm trên đường trắng giữa rốn
  4. 3 khoát, huyệt nằm trên đường trắng giữa rốn

10.Từ khe liên đốt L2 – L3 đo ngang ra 1,5 thốn là vị trí huyệt:

  1. Thận du
  2. Mệnh môn
  3. Vị du
  4. Đại trường du

11.Huyệt nào dưới đây có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện tỳ:

  1. Nội quan
  2. Túc tam lý
  3. Huyết hải
  4. Lương khâu

12.Huyệt có tác dụng an thần là:

  1. Thái xung
  2. Thần môn
  3. Dương lăng tuyền
  4. Túc tam lý

13.Huyệt có tác dụng hoạt huyết là:

  1. Tâm du
  2. Cách du
  3. Huyết hải
  4. Can du

14.Huyệt Thận du có tác dụng chữa các chứng:

  1. Đau dạ dày cấp, hen phế quản, điếc tai
  2. Đau lưng, ù tai, hen phế quản
  3. Viêm đại tràng co thắt, hen phế quản, ù tai
  4. Đau mắt, cao huyết áp, giảm thị lực

15.Huyệt Quan nguyên có tác dụng chữa:

  1. Viêm đại tràng co thắt, bí tiểu tiện, đái dầm
  2. Cơn đau dạ dày, sa trực tràng, bí tiểu tiện, đái dầm
  3. Huyết áp thấp, bí đái, đái dầm, sa trực tràng
  4. Cơn đau quặn thận, huyết áp thấp, đái dầm, bí đái

16.Huyệt Túc tam lý có tác dụng chữa các chứng:

  1. Đau dạ dày, cơn đau quặn thận, viêm đại tràng
  2. Kích thích tiêu hóa, rong kinh, viêm tuyến vú
  3. Kích thích tiêu hóa, đau dạ dày, cường tráng cơ thể
  4. Đầy bụng, nôn nấc, đau thần kinh đùi

17.Huyệt Tam âm giao có tác dụng chữa các chứng:

  1. Dọa xảy, rong kinh, bí đái, mất ngủ, di tinh
  2. Kích thích tiêu hóa, bí đái, di tinh, mất ngủ, nôn nấc
  3. Đau thần kinh tọa, dọa xảy, rong kinh, đầy bụng
  4. Bí đái, đau dạ dày, rong kinh, mất ngủ

18.Huyệt Huyết hải có tác dụng chữa các chứng:

  1. Rối loạn kinh nguyệt, hoạt huyết, viêm tuyến vú
  2. Rối loạn kinh nguyệt, đau thần kinh đùi, mẩn ngứa
  3. Đau thần kinh tọa, hoạt huyết, mẩn ngứa
  4. Đau dạ dày, rong kinh, xung huyết, mẩn ngứa

19.Tác dụng của huyệt Nội quan là:

  1. Chữa mất ngủ, rối loạn thần kinh tim, nổi mẩn dị ứng
  2. Rối loạn thần kinh tim, đau khớp khuỷu, cắt cơn đau dạ dày
  3. Chữa đau dây thần kinh quay, cắt cơn đau dạ dày, hen phế quản
  4. Chữa rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, cắt cơn đau dạ dày

20.Huyệt có tác dụng khu phong, chữa cảm mạo, liệt VII ngoại biên, đau răng hàm trên là:

  1. Phong môn
  2. Hợp cốc
  3. Phong trì
  4. Giáp xa

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Tag: trung cấp chính quy, học trung cấp chính quy, trung cấp y sĩ đa khoa, y sĩ đa khoa, Đào tạo y sĩ đa khoa, trung cấp y sĩ, Học trung cấp y sĩ đa khoa

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .