ĐỀ KIỂM TRA Giữa Kỳ
MÔN: Cây Lương Thực
Ngành: TRỒNG TRỌT BẢO VỆ THỰC VẬT
(Trình độ trung cấp )
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Câu 1. Bệnh cháy bìa lá trên lúa do nguyên nhân nào sau đây gây ra?
- Nấm
- Vi khuẩn
- Tuyến trùng
- Tất cả ý trên
Câu 2. Hai giai đoạn quyết định ngừa đạo ôn cổ bông và lem lép hạt đem lại hiệu quả cao nhất là giai đoạn nào?
- Làm đòng – trổ lẹt xẹt
- Làm đòng – trổ đều
- Trổ lẹt xẹt – trổ đều
- Trổ đều – trổ chin
Câu 3. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do đối tượng nào gây ra?
- Nấm
- Vi khuẩn
- Vi rút
- Tuyến trùng
Câu 4. Bệnh nào sau không phải do nấm gây ra?
- Bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt
- Bệnh đốm nâu, bệnh đốm vằn
- Bệnh cháy bìa là, bệnh lem lép hạt
- Câu a, b đúng
Câu 5. Bệnh nào không phải do phát sinh từ vi khuẩn?
- Bệnh cháy bìa lá, bệnh đốm sọc
- Bệnh lem lép hạt, bệnh đốm lá
- Bệnh lúa von
- Câu a, b đúng
Câu 6. Bệnh nào gây ra hiện tượng vàng lá trên lúa?
- Bệnh cháy bìa lá, do ngộ độc hữu cơ, phèn
- Bệnh vàng lùn, bệnh vàng lá chín sớm
- Câu a, b sai
- Câu a, b đúng
Câu 7. Biện pháp nào phòng trừ tốt bệnh lem lép hạt hại lúa?
- Sử dụng giống không nhiễm bệnh, xử lý giống trước khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ (đặc biệt là quản lý cỏ dại, ký chủ của mầm bệnh).
- Quản lý tốt các đối tượng gây hại như nấm, vi khuẩn, nhện gié
- Phun thuốc phòng ngừa vào giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều.
- Câu a, b,c đúng
Câu 8. Các biện pháp canh tác nào có thể giữ được độ phì nhiêu cho đất trồng lúa?
- Thu hoạch xong, cày xới phơi ải đất
- Sau thu hoạch cho đất nghỉ 2 tuần đến 1 tháng để rơm rạ phân hủy cung cấp lại chất dinh dưỡng cho đất
- Ngâm đất cung cấp vôi cho đất để giảm mật độ sâu bệnh hại trên đồng ruộng
- Tất cả các ý trên
Câu 9. Lúa cong trái me rút hết nước ra có ảnh hưởng đến năng suất không?
- Được không ảnh hưởng năng suất
- Không vì lúa vẫn phải cung cấp tinh bột cho hạt nên rút hết nước làm ảnh hưởng đâen quá trình tổng hợp dinh dưỡng của cây
- Không có câu nào đúng
Câu 10. Đất trồng lúa bị phèn rất nặng vậy bón phân như thế nào để cây lúa đạt năng suất cao?
- Trước gieo sạ bổ sung vôi, lân sau sạ cung cấp đạm cho cây vì đất phèn rất giàu chất hữu cơ nhưng nghèo dưỡng chất đặc biệt là lân và đạm
- Trước khi trồng chỉ cần rải vôi sau đó bổ sung đạm là được
- Trước khi gieo sạ rải lân là được
- Không có câu nào đúng.
Câu 11. Trong canh tác lúa ngắn ngày, bón phân bao nhiêu lần là thích hợp?
- 3 lần (7 ngày sau sạ, 21 ngày sau sạ, 40-45 ngày sau sạ)
- 4 lần (7 ngày sau sạ, 21 ngày sau sạ, 35 ngày sau sạ, 45 ngày sau sạ)
- 5 lần (7 NSS, 14 NSS, 21 NSS, 28 NSS, 35 NSS)
- 6 lần (7 NSS, 14 NSS, 21 NSS, 28 NSS, 35 NSS, 45 NSS)
Câu 12. Cho biết rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng gây các bệnh hại nghiêm trọng nào cho cây lúa?
- Bệnh lúa cỏ và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa (rầy nâu)
- Bệnh vàng lá và tungro (rầy xanh)
- Bệnh vàng cam và lùn sọc đen (rầy lưng trắng)
- Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 13. Đặc điểm chính của những giống lúa có khả năng nảy mầm ngay trên bông trong thời kỳ chín?
- Giống dễ bị rụng
- Giống lúa dài ngày
- Giống lúa ngắn ngày
- Giống lúa có vỏ hạt trấu hở
Câu 14. Để loại trừ yếu tố có một số bệnh hại lan truyền qua hạt giống, có thể áp dụng các biện pháp nào sau đây trước khi ngâm ủ hạt giống lúa?
- Ngâm thóc giống trong nước có nhiệt độ 540C (2 sôi 3 lạnh), sau đó ngâm ủ bình thường.
- Ngâm lúa giống trong một số hóa chất chuyên dụng theo hướng dẫn, sau đó rửa bằng nước sạch rồi ngâm ủ bình thường
- Sàng xảy, ngâm nước loại bỏ những hạt giống lép lửng trước khi ngâm ủ
- Tất các cách trên
Câu 15. Độ ẩm tiêu chuẩn của hạt lúa giống phải luôn giữ ở mức bao nhiêu?
- Ở mức 11%
- Ở mức 12%
- Ở mức 13%
- Ở mức 14%
Câu 16. Trong 1 ngày hoa lúa nở (phơi màu) bao nhiêu lần và thời điểm nào?
- Chỉ nở 1 lần vào buổi sáng
- Nở 2 lần vào sáng sớm và trưa
- Chỉ nở 1 lần vào buổi trưa
- Chỉ nở 1 lần vào buổi chiều tối
Câu 17. Trong các vụ lúa sau, vụ nào cây lúa có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất?
- Vụ Đông Xuân
- Vụ Hè Thu
- Vụ Mùa
- Câu b, c đúng
Câu 18. Khi phun thuốc phòng chống rầy nâu bằng cách nào cho hiệu quả ?
- Dùng thuốc phun vào các gốc lúa và toàn bộ mặt lá lúa
- Rẽ lúa thành hàng và phun trực tiếp vào thân và gốc lúa
- Tháo nước cạn và phun thuốc trực tiếp vào thân và gốc lúa
- Phun vào chiều tối
Câu 19. Rầy nâu thường đẻ trứng ở bộ phận nào của cây lúa?
- Mặt trên lá
- Mặt sau lá
- Trên các bẹ và gân lá
- Trên thân cây lúa
Câu 20. Cây lúa dễ bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa trong giai đoạn nào?
- a.Giai đoạn mạ, lúa mới cấy
- Giai đoạn đẻ nhánh
- Giai đoạn đòng, trỗ
- Tất cả các giai đoạn