Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

  MÔN:  Y HỌC CỔ TRUYỀN

   Ngành:     Y SĨ                                                                               Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

CÂU 1:  Bản chất của đắc khí là gì:

  1. Là biểu hiện kim châm bị mút chặt như cá cắn câu
  2. Là tạo ra một cung phản xạ mới ức chế cung phản xạ bệnh lý
  3. Khi kích thích của kim châm đã đạt đến ngưỡng đáp ứng của cơ thể
  4. Châm đã đúng vào tiết đoạn thần kinh

CÂU 2. Thủ thuật tả được áp dụng trong các trường hợp sau:

  1. Bệnh thuộc chứng biểu thực nhiệt
  2. Bệnh thuộc chứng lý hư hàn
  3. Bệnh thuộc dương hư
  4. Bệnh thuộc chứng âm hư

CÂU 3. Khi châm không có biểu hiện đắc khí cần thực hiện các động tác dưới đây, NGOẠI TRỪ:

  1. Không cần can thiệp gì
  2. Tăng cường cường độ của kích thích
  3. Xoay chuyển kim đi đúng vào huyệt
  4. Rút kim ra châm lại

CÂU 4. Góc châm kim tuỳ thuộc vào:

  1. Cơ vùng huyệt đó dày hay mỏng
  2. Thủ thuật bổ hay tả
  3. Bệnh thuộc biểu chứng hay lý chứng
  4. Thuộc hư chứng hay thực chứng

CÂU 5. KHÔNG NÊN châm kim khi bệnh nhân đang ở trong trạng thái sau:

  1. Mệt mỏi do bệnh tật
  2. Có bệnh tim do hở van 2 lá
  3. Chưa ăn sáng hoặc nhịn ăn để làm xét nghiệm máu
  4. Bệnh nhân mất ngủ

CÂU 6. Bổ tả được hiểu là:

  1. Tạo ra một cung phản xạ mới ức chế cung phản xạ bệnh lý
  2. Thủ pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của châm cứu
  3. Hư thì bổ, thực thì tả
  4. Phản ứng của cơ thể khi kích thích của kim châm đã đạt đến ngưỡng kích thích

CÂU 7. Nguyên nhân KHÔNG đắc khí khi châm kim đã đúng kỹ thuật là:

  1. Liệt dây thần kinh cảm giác vùng châm
  2. Châm không đúng chỉ định
  3. Do liệt thần kinh vận động
  4. Do bệnh nhân quá sợ hãi

CÂU 8. Thủ thuật bổ tả được tiến hành ngay từ khi châm đến sau khi rút kim xong:

  1. Nói như thế là sai
  2. Nói như thế là đúng
  3. Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim đã đạt được đắc khí
  4. Thủ thuật bổ tả được tiến hành sau khi châm kim qua da

CÂU 9. Giai đoạn quan trọng nhất của châm kim là:

  1. Chọn huyệt chính xác
  2. Sát trùng da đúng kỹ thuật
  3. Qua da nhanh, dứt khoát, nhẹ nhàng
  4. Châm vào huyệt tìm được cảm giác đắc khí

CÂU 10. Trong thời gian lưu kim bệnh nhân kêu khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, việc cần làm ngay:

  1. Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở
  2. Rút kim ngay cho nằm đầu thấp
  3. Châm huyệt Nhân trung
  4. Tiêm thuốc trợ tim

CÂU 11. Theo Y học cổ truyền, huyệt là nơi:

  1. Thần khí đi và đến, nơi ngoại tà xâm nhập, chính khí thoát ra
  2. Khí của tạng phủ đi và đến, nơi chẩn đoán bệnh, phòng bệnh
  3. Là nơi kinh khí vận hành và ngoại tà xâm nhập vào cơ thể
  4. Thần khí, khí của tạng phủ đi và đến, nơi áp dụng thủ thuật châm cứu

CÂU 12. Hệ thống kinh lạc bao gồm các tác dụng sau, NGOẠI TRỪ:

  1. Là nơi kinh khí vận hành
  2. Nơi áp dụng thủ thuật châm cứu
  3. Giúp chẩn đoán bệnh, phòng bệnh
  4. Là nơi chính khí cơ thể thoát ra

CÂU 13. Để xác định huyệt vị trong châm cứu KHÔNG DỰA vào cách thức nào dưới đây:

  1. Cốt độ pháp (chia đoạn từng phần cơ thể)
  2. Thốn đồng thân, đơn vị đo lường cm
  3. Mô hình châm cứu cổ điển, tấc đồng thân
  4. Dựa vào tiết đoạn thần kinh

Phân biệt ĐÚNG/ SAI cho các câu từ 14 đến 19 :

TT Nội dung Đúng Sai
14 Trong liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, khi châm huyệt Hợp cốc phải châm bên đối diện ×
15 Đau bại chi dưới, khớp gối chân

Huyệt: Đại trường du, Hoàn khiêu, Ủy trung

×
16 Đau dạ dày châm các huyệt: Thiên đột, Khúc trì, Phế du ×
17 Tăng huyết áp châm các huyệt: Bạch hội, Phong trì, Thái xung, Nội đình, Nội quan, Thần môn ×
18 Điều trị kinh nguyệt không đều, châm các huyệt: Huyết hải, Khí hải, Túc tam lý, Quan nguyên, Tam âm giao, Thận du ×
19 Trong cơn hen phế quản châm các huyệt: Thiên đột, Khúc trì, Phong long, Túc tam lý, Nội quan ×

 

Chọn câu đáp án đúng nhất từ câu 20 đến 22:

CÂU 20. Công thức huyệt chữa cắt cơ đau dạ dày:

  1. Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Dương lăng tuyền
  2. Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Huyết hải
  3. Thận du, Đại trường du, Ân môn, Ủy trung
  4. Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Thập tuyên

CÂU 21. Công thức huyệt điều trị các bệnh về tiết niệu:

  1. Quan nguyên, Tam âm giao, Thận du
  2. Túc tam lý, Bách hội, Thái xung
  3. Nội quan, Thần môn, Phong trì
  4. Đản trung, Trung phủ, Á thị huyệt

CÂU 22. Châm cứu điều trị bệnh theo phác đồ sau:

  1. Huyệt tại chỗ
  2. Huyệt toàn thân
  3. Tổng huyệt
  4. Huyệt Á thị

Phân biệt ĐÚNG/ SAI cho các câu từ 23 đến 26:

TT Nội dung Đúng Sai
23 Xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu ×
24 Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm não ×
25 Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh ×
26 ×

 

Chọn đáp án đúng nhất từ câu 27 đến 30:

CÂU 27 . Các thủ thuật tác động lên da là:

  1. Xát
  2. Miết
  3. Vỗ, Véo
  4. Tất cả đều đúng

CÂU 28. Thủ thuật KHÔNG tác động lên cơ là:

  1. Lăn, Day
  2. Đấm
  3. Vờn
  4. Tất cả đều đúng

CÂU 29. Chỉ định xoa bóp chữa đau vai gáy:

  1. Đau vai gáy do cảm lạnh (phong hàn)
  2. Đau vai gáy do vận động mạnh
  3. Đau vai gáy do mang vác nặng
  4. Tất cả đều đúng

CÂU 30. Chỉ định xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai:

  1. Viêm quanh khớp vai
  2. Tê các đầu ngón tay
  3. Cứng khớp khuỷu
  4. Đau đám rối thần kinh cánh tay

Phân biệt ĐÚNG/ SAI cho các câu từ 31 đến 36:

TT Nội dung Đúng Sai
31 Húng chanh: bộ phận dùng là lá ×
32 Tang bạch bì: vị đắng, tính mát lạnh ×
33 Hẹ: bộ phận dùng là toàn cây tươi ×
34 Cỏ nhọ nồi: vị ngọt, tính nóng ×
35 Trắc bách diệp: bộ phận dùng là rễ ×
36 Lá vông: vị ngọt, nhạt, tính bình ×

Chọn đáp án đúng nhất từ câu 37 đến 40:

37.Mã đề có tác dụng:

  1. Chữa rong kinh, băng huyết, bế kinh
  2. Chữa chứng mất ngủ
  3. 34rtee
  4. Chữa vàng da, vàng mắt

38.Tỳ giải có tác dụng:

  1. Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
  2. Chữa viêm thận
  3. Chữa dị ứng lở ngứa
  4. Tất cả đều đúng

39.Vừng đen có tác dụng:

  1. Chữa chứng hồi hộp, mất ngủ
  2. Chữa đau bụng, ăm chậm tiêu
  3. Chữa chứng táo bón do âm hư, tân dịch kiệt
  4. Chữa đau dạ dày

40.Búp ổi có tác dụng:

  1. Chữa cảm phong hàn
  2. Chữa tiêu chảy
  3. Chữa say nắng, huyết nhiệt
  4. Chữa sốt cao

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Tag: trung cấp chính quy, học trung cấp chính quy, trung cấp y sĩ đa khoa, y sĩ đa khoa, Đào tạo y sĩ đa khoa, trung cấp y sĩ, Học trung cấp y sĩ đa khoa

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .