Đáp án-ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- Dược lý

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN:  DƯỢC LÝ

   Ngành: Y sĩ                                                                                    Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 50 CÂU: 10 ĐIỂM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

1.Insulin dùng trong điều trị tiểu đường:

  1. Tuýp I
  2. Tuýp II
  3. Cả a và b đều đúng
  4. Cả a và b đều sai

2.Thuốc tiểu đường thuộc nhóm ức chế -glucosidase:

  1. Metformin
  2. Acarbose
  3. Rosiglitazon
  4. Glipizid

3.Chống chỉ định tuyệt đối của glucocorticoid, NGOẠI TRỪ:

  1. Loét dạ dày tá tràng
  2. Nhiễm nấm, nhiễm siêu vi
  3. Đang dùng vaccin
  4. Loãng xương, nhược cơ

4.Glucocorticoid dùng đường toàn thân, NGOẠI TRỪ:

  1. Clobetason
  2. Hydrocortison
  3. Dexamethason
  4. Prednisolon

5.Thuốc có tác dụng giục sanh:

  1. Testosteron
  2. Oxytocin
  3. Mifepriston
  4. Triamcinolon

6.Nhóm kháng sinh kìm khuẩn, NGOẠI TRỪ:

  1. Tetracyclin
  2. Azithromycin
  3. Cloramphenicol
  4. Ciprofloxacin

7.Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:

  1. Tăng hoặc giảm liều từ từ
  2. Dùng khi có vết thương ngoài da
  3. Thời gian điều trị ít nhất 5-7 ngày
  4. Dùng đến khi hết sốt

8.Những kháng sinh này có chỉ định trong nhiễm trùng đường ruột, NGOẠI TRỪ:

  1. Cotrim
  2. Ciprofloxacin
  3. Doxycyclin
  4. Cephalexin

9.Kháng sinh nhóm kìm khuẩn:

  1. Augmentin
  2. Lincomycin
  3. Metronidazol
  4. Ciprofloxacin

10.Sulfacetamid thuộc nhóm:

  1. Hấp thu tại chỗ
  2. Hấp thu nhanh
  3. Hấp thu chậm
  4. Tác động dài

11.Vi khuẩn có thể đề kháng thuốc bằng các cách, NGOẠI TRỪ:

  1. Tạo men phân huỷ thuốc
  2. Thay đổi tính thấm của màng
  3. Thay đổi cấu trúc thụ thể kháng sinh
  4. Thay đổi con đường sinh sản

12.Thuốc nào dưới đây dùng dạng đường tiêm:

  1. Cefaclo
  2. Cephalexin
  3. Cefalothin
  4. Cefixim

13.Tác dụng phụ nổi bật của nhóm kháng sinh Aminosid:

  1. Gây sốc phản vệ
  2. Độc tính trên tai và thận
  3. Loét dạ dày
  4. Da nhạy cảm với ánh sáng

14.Tác dụng phụ nổi bật của nhóm Quinolon:

  1. Viêm ruột kết màng giả
  2. Gây thiếu máu
  3. Hư men răng vĩnh viễn
  4. Đau gân gót, tổn thương sụn tiếp hợp

15.Kháng sinh họ Polypeptid, NGOẠI TRỪ:

  1. Bacitracin
  2. Polymycin
  3. Azithromycin
  4. Tyrothricin

16.Phối hợp đúng giữa Sulfamethoxazol và Trymethoprim::

  1. 800mg :160mg
  2. 800mg : 400mg
  3. 800mg : 800mg
  4. 800 : 1000mg

17.Đặc điểm của thuốc kháng lao nhóm 3:

  1. Là nhóm thuốc có hoạt tính trị liệu cao nhất
  2. Là nhóm thuốc trị Mycobacterium avium complex
  3. Là nhóm được sử dụng khi trực khuẩn lao đề kháng thuốc
  4. Là nhóm được sử dụng khi người bệnh không dung nạp được nhóm 1

18.Thuốc thuộc nhóm diệt thể giao bào:

  1. Quinin
  2. Mefloquin
  3. Fansidar
  4. Primaquin

19.Nguyên tắc điều trị lao, NGOẠI TRỪ:

  1. Phối hợp đúng thuốc theo phác đồ
  2. Uống cách xa bữa ăn
  3. Phối hợp hoá trị liệu với vật lý và thể dục
  4. Uống thuốc đều đặn, liên tục

20.Phác đồ điều trị sốt rét cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng:

  1. Phối hợp Tetracyclin và Primaquin
  2. Dùng Quinin đơn thuần
  3. Phối hợp Quinin với Fansidar
  4. Phối hợp Tetracyclin với Fansidar

21.Thuốc kháng lao nhóm II:

  1. Cycloserin
  2. Isoniazid
  3. Ethambutol
  4. Rifampicin

22.Thuốc trị phong:

  1. Artermisinin
  2. Ethionamid
  3. Choloroquin
  4. Dapson

23.Nizoral là biệt dược của:

  1. Traconazol
  2. Clotrimazol
  3. Ketoconazol
  4. Fluconazol

24.Các thuốc kháng nấm Azol thuộc nhóm:

  1. Diệt khuẩn
  2. Kìm khuẩn
  3. Phổ điều trị rộng
  4. Phổ điều hẹp

25.Thuốc trị ghẻ:

  1. Griseofulvin
  2. Flucytosin
  3. Amphotericin B
  4. DEP

26.Thuốc gây co đồng tử, hạ nhãn áp ở mắt:

  1. Pilocarpin
  2. Homatropin
  3. Dexamethason
  4. Neomycin

27.Hàn the là tên gọi khác của:

  1. Acid boric
  2. Natri borat
  3. Nystatin
  4. Tyrothricin

 

28.Thuốc tím là tên gọi khác của:

  1. Povidon iod
  2. Ethanol
  3. Hydrogen peoroxyd
  4. Kali permanganat

29.Vitamin tan trong dầu, NGOẠI TRỪ:

  1. Vitamin A
  2. Vitamin D
  3. Vitamin C
  4. Vitamin E

30.Riboflavin là tên gọi khác của:

  1. Vitamin B1
  2. Vitamin B2
  3. Vitamin B3
  4. Vitamin B9

31.Ringer lactat thuộc nhóm:

  1. Dung dịch bù nước, điện giải
  2. Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng
  3. Dung dịch chống toan huyết
  4. Dung dịch thay thế huyết tương

32.Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng dung dịch tiêm truyền, NGOẠI TRỪ:

  1. Nguy cơ sốc thuốc
  2. Nguy cơ xảy ra tương tác thuốc
  3. Tăng gánh tuần hoàn
  4. Truyền dịch theo yêu cầu của bệnh nhân

33.Đường thải trừ quan trọng của thuốc:

  1. Gan
  2. Thận
  3. Qua đường hô hấp
  4. Qua sữa mẹ

34.Đặc điểm của tác dụng hiệp đồng cộng

  1. Hiệu lực của thuốc phối hợp cao hơn so với khi dùng riêng lẻ
  2. Hiệu lực của thuốc phối hợp thấp hơn so với khi dùng riêng lẻ
  3. Hiệu lực của thuốc phối hợp chính bằng hiệu lực của mỗi thuốc khi dùng riêng, các thuốc ảnh hưởng lẫn nhau
  4. Hiệu lực của thuốc phối hợp chính bằng hiệu lực của mỗi thuốc khi dùng riêng, các thuốc không ảnh hưởng lẫn nhau

35.Độ pH dạ dày làm thay đổi hấp thu thuốc:

  1. pH kềm làm giảm hấp thu những thuốc có tính kềm yếu
  2. pH kềm làm tăng hấp thu những thuốc có tính kềm yếu
  3. pH kềm làm giảm hấp thu những thuốc có tính acid yếu
  4. pH kềm làm tăng hấp thu những thuốc có tính acid yếu

36.Tình trạng giảm đáp ứng thuốc khi dùng nhiều lần gọi là:

  1. Quá mẫn
  2. Đặc ứng
  3. Dung nạp thuốc
  4. Dị ứng giả

 

37.huốc chữa động kinh:

  1. Carbamazepin
  2. Fluoxetin
  3. Diazepam
  4. Phenolbarbital

38.Thuốc chữa bệnh Parkinson:

  1. Gapabentin
  2. Acid valroic
  3. Haloperidol
  4. Levodopa

39.Lưu ý khi dùng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm, NGOẠI TRỪ:

  1. Thuốc chỉ tác dụng chữa triệu chứng
  2. Gây kích ứng dạ dày, loét bao tử
  3. Hiệu quả với các cơn đau nội tạng
  4. Không kết hợp nhiều NSAID với nhau

40.Thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển:

  1. Amlodipin
  2. Captopril
  3. Verapamil
  4. Losartan

41.Tác dụng phụ nổi bật của nhóm ức chế men chuyển:

  1. Gây kích ứng dạ dày
  2. Gây khó thở
  3. Chóng mặt
  4. Ho khan

42.Phụ nữ có thai được dùng thuốc hạ áp:

  1. Methyldopa
  2. Nifedipin
  3. Atenolol
  4. Captopril

43.PropanololThuốc giảm lipid máu:

  1. Valsartan
  2. Reserpin
  3. Atorvastatin
  4. Timolol

44.Thuốc lợi tiểu quai:

  1. Acetazolamid
  2. Furosemid
  3. Indapamid
  4. Triamterenthu

45.Thuốc kháng Histamin H1 trị say tàu xe:

  1. Chlorpheniramin
  2. Diphenhydramin
  3. Cetirizin
  4. Loratadin

46.Thuốc kháng histamin H1 trị biếng ăn:

  1. Fexofenadin
  2. Cetirizin
  3. Cinnarizin
  4. Cyproheptadin

 

47.Thuốc giảm ho tiêu nhày:

  1. Codein
  2. Dextromethorphan
  3. Bromhexin
  4. Theophylin

48.Thuốc chữa giun tròn:

  1. Albendazol
  2. Niclosamid
  3. Praziquantel
  4. Metrifonat

49.Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton:

  1. Cimetidin
  2. Omeprazol
  3. Sucralfat
  4. Alverin

50.Thuốc có tác dụng chống nôn:

  1. Ranitidin
  2. Sorbitol
  3. Magne sulfat
  4. Domperidol

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .