ĐỀ KIỂM TRA Cuối Kỳ
MÔN: Cây Lương Thực
Ngành: TRỒNG TRỌT BẢO VỆ THỰC VẬT
(Trình độ trung cấp )
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Câu 1. Chọn câu đúng về phương pháp lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa?
- Lan truyền qua hạt giống, đất
- Lan truyền qua tiếp xúc cơ giới
- Lan truyền qua trứng rầy nâu
- Không câu nào đúng
Câu 2. Điều kiện thời tiết nào sau đây sẽ làm bệnh đạo ôn phát triển mạnh?
- Điều kiện nhiệt độ mát từ 24-28oC, ẩm độ cao > 80%, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao.
- Nhiệt độ cao trên 32-35oC, có mưa nắng xen kẽ, ẩm độ cao.
- Nhiệt độ thấp 15-20oC, có sương mù, độ ẩm thấp, có nắng mưa xen kẽ.
- Cả 3 câu đều đúng
Câu 3. Các biện pháp xử lý đất tránh ngộ độ hữu cơ, hạ phèn đầu vụ lúa ở ĐBSCL?
- Sau thu hoạch cho đất nghỉ khoảng 2 tuần, cày, xới xáo đất
- Rải vôi ngâm đất 1 tuần
- Bón phân lân trước khi gieo sạ
- Tất cả các biện pháp trên
Câu 4. Trong thời tiết nắng nóng, đất ruộng tôi trên cao khó giữ nước vậy tôi sạ dày có hạn chế được cỏ dại không?
- Có vì sạ dày cỏ không phát triển được
- Không vì hạt cỏ rất nhỏ nên lượng giốngcó nhiều cũng không thể che phủ hết để hạt cỏ không phát triển
- Có nhưng hạn chế không nhiều
Câu 5. Lúa ở giai đoạn 10 -12 ngày sau sạ giữ mực nước cao ở trong ruộng có ảnh hưởng đến sự đẻ nhánh của cây lúa không?
- Không ảnh hưởng nhiều
- Có, nếu mực nước cao sẽ ảnh hưởng đến việc đẻ nhánh, các chồi lúa không phát triển được do ngập nước
- Có nhưng ảnh hưởng không nhiều
Câu 6. Bón phân đạm cho cây lúa theo phương pháp nào sau đây?
- Bón rải đều trong suốt quá trình sinh trưởng
- Bón “ nhẹ đầu, nặng cuối”
- Bón “ nặng đầu, nhẹ cuối”
- Bón “nặng đầu”
Câu 7. Bón phâm đạm cho lúa ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất?
- Bón lót trước khi gieo sạ, cấy và bón khi lúa sắp trố
- Bón khi cấy và giai đoạn làm đòng
- Bón sau cấy và trước trỗ
- Bón sau cấy và chín sữa
Câu 8. Nên bón phân thúc vào thời điểm nào trong ngày là thích hợp?
- Vào sáng sớm
- Vào buổi sáng hoặc chiều mát
- Buổi trưa nắng
- Khi trời chuẩn bị mưa
Câu 9. Để phòng bệnh lem lép hạt lúa nên phun thuốc phòng chống ở giai đoạn nào của cây lúa?
- Giai đoạn đẻ nhánh
- Giai đoạn làm đòng
- Giai đoạn trước và sau trỗ
- Không cần phun ngừa
Câu 10. Thời kỳ sinh trưởng nào của ngô bị sâu xám phá hoại nhiều?
- Thời kỳ gieo hạt
- Thời kỳ cây con
- Thời kỳ sinh trưởng
- Thời kỳ phun râu, trỗ cờ
Câu 11. Bệnh thối thân của cây ngô do tác nhân nào?
- Do vi khuẩn
- Do nấm gây ra
- Do nấm và vi khuẩn gây ra
- Không câu nào đúng
Câu 12. Giống bắp nào dễ nhiễm Bệnh bạch tạng ?
- Giống bắp ngọt
- Giống bắp nếp
- Giống bắp vàng
- Tất cả đều đúng
Câu 13. IPM là gì?
- Kiểm soát dịch hại tổng hợp
- Quản lý dịch hại tổng hợp
- Tất cả đều đúng
- Tất cả đều sai
Câu 14. Nguyên tắc của IPM trên cây lương thực gồm
- Trồng cây khỏe, Bảo vệ thiên địch
- Thường xuyên thăm đồng, nông dân trở thành chuyên gia
- Câu A đúng
- Bao gồm cả câu A và B
Câu 15. Các bệnh hại trên hạt bắp xuất hiện khi nào?
- Sau thu hoạch
- Thời kỳ chín
- Bảo quản sau thu hoạch
- Không câu nào đúng
Câu 16. Để ngăn ngừa bệnh trên hạt trong quá trinh bảo quản bắp ta sử dụng các biệp pháp nào?
- Phơi khô, độ ẩm <14%, loại bỏ các tạp chất
- Kho bảo quản phải thoáng, có quạt hút gió
- Định kỳ phun/xông thuốc chống mối mọt
- Câu a, b đúng
Câu 17. Thời kỳ sinh trưởng nào của cây bắp cần lượng nước thấp nhất?
- Thời kỳ gieo hạt
- Thời kỳ 3-4 lá
- Thời kỳ 7-8 lá
- Thời kỳ trỗ cờ – chín sữa
Câu 18. Rễ chân kiềng của cây bắp xuất hiện ở thời kỳ sinh trưởng nào và nhiệm vụ của nó?
- Thời kỳ cây 7-8 lá, chống đổ ngã
- Thời kỳ 3-4 lá, chống đổ ngã
- Thời kỳ trỗ cờ, chống đổ ngã
- Câu a, b đúng
Câu 19. Biểu hiện nào sau đây không phải triệu chứng cây bắp thiếu phân lân?
- Bộ rễ kém phát triển,
- 2 mép lá hình thành 2 dải tím đỏ
- Cây non chuyển sang mầu huyết dụ khá rõ
- Tất cả đều sai
Câu 20. Bệnh bạch tạng (mốc sương) trên bắp là bệnh do nấm Sclerospora maydis gây ra có triệu chứng như thế nào?
- Trên lá có sọc vàng nhạt hoặc trắng bạc lan khắp lá
- Làm biến dạng như trỗ cờ trên bắp hoặc vừa trên cờ có bắp
- Cây không có trái hoặc có trái không có hạt
- Tất cả các triệu chứng trên
Câu 21.Để khoai lang đạt năng suất củ cao người ta thường dùng biện pháp kỹ thuật nào?
- Bón đạm giai đọan tạo củ
- Cắt tỉa lá, cành nhánh hợp lý
- Giảm nước vào giai đoạn tạo củ
- Câu a, b đúng
Câu 22. Trong quá trình sản xuất cây khoai lang sâu bệnh hại nào gây hại nặng đến năng suất cây khoai lang?
- Sâu đục thân (bọ hà)
- Sâu xanh ăn lá
- Bệnh thối thân
- Câu a, c đúng
Câu 23. Loại đất nào thích hợp cho cây khoai lang sinh trưởng phát triển?
- Đất cát
- Đất thịt
- Đất cát pha
- Câu a, b, c đúng
Câu 24. Rễ củ của cây khoai lang được hình thành từ loại rễ nào?
- Rễ đực
- Rễ cái
- Rễ con
- Cả 3 loại rễ trên
Câu 25. Biện pháp kỹ thuật nào ảnh hưởng đến sự hình thành củ của khoai lang?
- Nhắc dây, xả luống
- Tưới nước
- Câu a, b đúng
- Câu a, b sai
Câu 26. Ở điều kiện nhiệt độ nào sau đây rễ đực sẽ hình thành củ?
- Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp
- Nhiệt độ cao, ẩm độ cao
- Câu a, b đều đúng
- Không câu nào đúng
Câu 27. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng sự thụ phấn của cây bắp không?
- Không
- Có
Câu 28. Biện pháp kỹ thuật nào sau đây làm tăng năng suất bắp?
- Bón phân NPK cân đối
- Tưới nước đầy đủ
- Bón nhiều phân hữu cơ
- Câu a, b, c đúng
Câu 29. Đốt đòng sau thu hoạch rồi sạ chay nhiều lần có ảnh hưởng gì cho đất không?
a. Không vì vẫn giữ được đồ phì cho đất
b. Không, vì đốt đồng làm giảm mật độ sâu bệnh hại trong đất
c. Có, vì đốt đòng và sạ chay nhiều lần sẽ làm mất độ phì nhiêu của đất.
d. Không có câu nào đúng
Câu 30. Đặc điểm chính của những giống bắp có khả năng nảy mầm ngay trên bông trong thời kỳ chín?
- Giống bắp nếp
- Giống bắp vàng
- Giống bắp có lá bi bị hở.