Đáp án-Đề 04 Môn GDQP&AN-IL0004

     

MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Đáp án-Đề 04 Môn GDQP&AN-IL0004

 

       Câu 1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm:

a/ Lật đổ chế độ chính trị của các nước XHCN.

b/ Phá hoại nền kinh tế của các nước tiến bộ.

c/ Phá hoại nền văn hóa của các nước tiến bộ.

d/ Lật đổ chế độ xã hội của các nước tiến bộ.

Câu 2. Bạo loạn lật đổ được hiểu là:

a/ Những hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động. 

b/ Những hành động chống phá bằng bạo lực không có tổ chức của lực lượng phản động.

c/ Những hành động gây rối làm mất trật tự an toàn xã hội của lực lượng phản động.

d/ Những hành động chống phá gây mất trật tự an toàn xã hội của lực lượng phản động.

Câu 3: Nhiệm vụ kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ được khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam?

a/ Lần thứ X.

b/ Lần thứ IX.

c/ Lần thứ XI.

d/ Lần thứ VIII.

Câu 4: Một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay là?

a/ Ngăn chặn mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.

b/ Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.

     c/ Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta, kịp thời tiến công ngay từ đầu.

d/ Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn và kịp thời tiến công ngay từ đầu.

Câu 5: Chính phủ Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, ngày tháng năm nào?

a/ Ngày 30.4.1976

b/ Ngày 30.4.1977

c/ Ngày 11.7.1995

d/ Ngày 11.7.1994

Câu 6: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “ DBHB” BLLĐ ở Việt Nam hiện nay là:

a/ Mỗi người dân là một pháo đài bất khả xâm phạm trước mọi âm mưu DBHB của địch.

b/ Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.

c/ Tăng cường xây dựng và củng cố trận địa chính trị tư tưởng, văn hoá giữ vững ổn định chính trị.

d/ Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Câu 7: Quan điểm chỉ đạo của Đảng chống lại chiến lược DBHB, BLLĐ như thế nào?

a/ Chống DBHB  BLLĐ là nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

b/ Chống “Diễn biến hoà bình” là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

c/ Các địa phương ,tỉnh, thành chủ động tích cực có phương án chống được DBHB, BLLĐ.

d/ Lực lượng vũ trang phải nêu cao tinh thần cảch giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

Câu 8. Phương châm xây dựng xây dựng dân quân tự vệ theo hướng:

a/ Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính.

b/ Vững mạnh, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ở hầu hết các làng, bản

c/ Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ở hầu hết các bản làng, coi trọng chất lượng là chính.

d/ Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính.

Câu 9. Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ:

a/ 28/3 hàng năm

b/ 27/3 hàng năm

c/ 29/3 hàng năm

d/ 30/3 hàng năm

Câu 10. Nam công dân trong độ tuổi nào được tham gia lực lượng dân quân tự vệ:

a/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

b/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi

c/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi

d/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi

Câu 11. Nữ công dân trong độ tuổi nào được tham gia lực lượng dân quân tự vệ:

a/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi

b/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi

c/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi

d/ Từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi

Câu 12: Tự vệ là tên gọi của lực lượng vũ trang được tổ chức ở cơ quan nào?

a/ Đơn vị hành chính sự nghiệp.

b/ Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị.

c/ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội.

d/ Xã, phường, thị trấn.

Câu 13: Vũ khí trang bị của dân quân tự vệ do ai cấp ?

a/ Ủy ban nhân dân

b/ Bộ công an

c/ Ban chỉ huy quân sự xã

d/ Bộ quốc phòng

Câu 14: Một trong những nội dung xây dựng LLDB ĐV là:

a/ Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.

b/ Tạo nguồn đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên

c/ Tạo nguồn đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch

d/ Tạo nguồn đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo pháp lệnh quy định.

Câu 15: Dân quân là tên gọi của lực lượng vũ trang được tổ chức ở :

a/ Xã, phường, thị trấn

b/ Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị.

c/ Cơ quan nhà nước

d/ Đơn vị hành chính sự nghiệp

Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là …………..”

a/ “Bức tường sắt của Tổ quốc”.

b/ “Lực lượng chiến lược’’

c/ “Lực lượng nòng cốt”.

d/ “Thành đồng của Tổ quốc”.

Câu 17: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng bao nhiêu hải lí?

a/ 188 hải lý

b/ 200 hải lý

c/ 24 hải lý

d/ 12 hải lý

Câu 18: Vùng nội thủy nằm ở phía nào của đường cơ sở?

a/ Nằm ở phía ngoài

b/ Nằm ở phía trên

c/ Nằm ở phía dưới

d/ Nằm ở phía trong

Câu 19: Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt:

a/ Hành pháp, hiến pháp và tư pháp

b/ Lập pháp, hành pháp và tư pháp

c/ Tư pháp, hành pháp

d/ Lập pháp, hành pháp.

Câu 20: Từ đường cơ sở trở ra 12 hải lí là vùng:

a/ Vùng nước đặc biệt

b/ Vùng tiếp giáp lãnh hải

c/ Vùng nước quốc gia

d/ Vùng lãnh hải

Câu 21: Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm các yếu tố cấu thành:

a/ Lập pháp, hành pháp và tư pháp

b/ Lãnh thổ, văn hóa và quyền lực cộng đồng.

c/ Lãnh thổ, dân cư và quyền lực cộng đồng.

d/ Lãnh thổ và dân cư

Câu 22: Việt Nam có ba mặt giáp biển là :

a/ Đông, Nam, Tây Nam

b/ Tây Nam, Nam, Bắc

c/ Đông Bắc, Nam, Tây Nam

d/ Đông, Bắc, Tây Nam

Câu 23: Lãnh thổ Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là:

a/  331.689 km2

b/ 330.689 km2

c/ 332.689 km2

d/ 333.689 km2

Câu 24: Lãnh thổ Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với đường biên giới trên đất liền là:

a/ 4.550 km

b/ 4.555 km

c/ 4.560 km

d/ 4.565 km

Câu 25/ Nguồn gốc nào giải thích tôn giáo ra đời là do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trước tự nhiên?

a/ Nguồn gốc kinh  tế – xã hội.

b/ Nguồn gốc nhận thức.

c/ Tính chất của tôn giáo.

d/ Nguồn gốc tâm lý.

Câu 26/ Tôn giáo có những tính chất gì ?

a/ Tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị

b/ Tính kế thừa, tính phát triển, tính hoàn thiện

c/ Tính chọn lọc, tính bổ sung, tính phát triển

d/ Tính kế thừa, tính xây dựng, tính phục vụ

Câu 27/ Tính chất nào nói về tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội..

a/ Tính lịch sử.

b/ Tính chính trị.

c/ Tính văn hóa.

d/ Tính quần chúng.

Câu 28/ Tính chất nào của tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái.

a/ Tính quần chúng.

b/ Tính chính trị.

c/ Tính văn hóa.

d/ Tính lịch sử.

Câu 29/ Nước Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tôn giáo lớn ?

a/ 6 tôn giáo

b/ 7 tôn giáo

c/ 8 tôn giáo

d/ 9 tôn giáo

Câu 30/ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là:

a/ Công tác vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”.

b/ Cảnh giác trước các hành vi của các đối tượng “buôn thần bán thánh”.

c/ Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan.

d/ Vận động quần chúng tham gia phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Câu 31/ Nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cho đồng bào dân tộc, tôn giáo. Đâu là giải pháp đầu tiên, rất quan trọng.

a/ Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

b/ Tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị – xã hội.

c/ Chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo.

d/ Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị.

Câu 32/ Các thế lực thù địch trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau nhằm:

a/ Làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.

b/ Xóa vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội.

c/ Chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

d/ Xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 33: Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là :

a/ Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

b/ Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

c/ Chủ động phòng ngừa làm thất bại hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

d/ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Câu 34. Trật tự, an toàn xã hội là:

a/ Không đánh nhau, không cờ bạc, không ma túy mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

b/ Không mại dâm, không ma túy mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

c/ Không mê tín dị đoan, không cờ bạc mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

d/Trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.

Câu 35/ Một trong những khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam trong những năm tới?

a/ Hoạt động “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch sẽ gia tăng. Các thế lực phản động tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào nội bộ nước ta.

b/ Hoạt động “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch sẽ gia tăng. Các thế lực phản động tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp phi quân sự để can thiệp vào nội bộ nước ta.

c/ Hoạt động “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch sẽ gia tăng.

d/ Các thế lực phản động tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào nội bộ nước ta.

 

                                          ————–HẾT———–

 

Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

 

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .