ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
MÔN: Thực hành nghề nghiệp
Ngành: Trồng trọt và bảo vệ thực vật
Thời gian làm bài : 75 phút
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Họ tên thí sinh:……………………………….…………………………………….……..
Ngày sinh:…………………………..Nơi sinh:………………………….……….……….
Khóa học…………………………………………………………………………..………
ĐỀ THI SỐ: 02
– Đề thi gồm 40 câu
– Thí sinh lựa chọn phương án đúng nhất theo nội dung câu hỏi
– Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm
Câu 1: Tiêu chuẩn rau an toàn là
- Cây rau không bị héo, dư lượng bảo vệ thuốc thực vật theo quy định quốc tế
- Dư lượng NO3 theo quy định của FAO
- Hàm lượng kim loại nặng theo quy định quốc tế
- Hạn chế tối đa VSV gây hại cho người và gia súc
- Tất cả các ý trên
Câu 2. Nguyên tắc cơ bản trong bố trí thời vụ trồng rau là?
- kỳ hình thành bộ phận sử dụng có điều kiện thuận lợi nhất
Câu 3: Đa số các loại rau đều phải thông qua giai đoạn vườn ươm là do?
- c
Câu 4: Ngành trồng rau thường bị nhiều loại sâu bệnh hại là do?
- Thời vụ trồng rau
- Chế độ chăm sóc
- Đặc điểm của cây rau
Câu 5: Trước khi nhổ cây giống khoảng 5-6 giờ cần tưới đẫm nước trên luống nhằm mục đích gì?
- Huấn luyện tín chịu hạn cho cây giống
- Huấn luyện tính chịu úng cho cây giống
- Giúp cho việc nhổ cây giống được dễ dàng
- Bảo toàn bộ rễ của cây giống
Câu 6: “IPM” là định nghĩa để chỉ những biện pháp phòng trừ dịch hại nào?
- Biện pháp canh tác
- Biện pháp hoá học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp lý học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật
- Tất cả các biện pháp
- Không có biện pháp nào
Câu 7: Quá trình khử Nitrat nếu không thực hiện triệt để sẽ gây ra hậu quả…?
- Để lại tồn dư kim loại nặng
- Để lại tồn dư Nitơ
- Để lại tồn dư hoá chất
Câu 8: Trong hệ tiêu hoá của con người NO–2 ở mức độ cao sẽ gây ra hậu quả gì?
- Tăng sự hoạt động hô hấp của tế bào
- Giảm sự hoạt động trao đổi chất của tế bào
- Giảm sự hoạt động hô hấp của tế bào
Câu 9: Kim loại nặng phát sinh chủ yếu do nguyên nhân nào?
- Hoạt động của con người
- Phát sinh tự nhiên
- Hoạt động của sinh vật
Câu 10: Ký sinh trùng và vi sinh vật gây hại phát sinh do nguyên nhân nào?
- Dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật
- Dùng quá nhiều phân đạm
- Dùng quá nhiều phân hữu cơ
- Tập quán dùng phân chưa xử lý
Câu 11: Trong sản xuất rau yếu tố nào là yếu tố hạn chế lớn nhất ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây rau trong các yếu tố sau?
- ánh sáng
- Nhiệt độ
- Nước
- Dinh dưỡng
Câu 12: Trong sản xuất rau yếu tố nào là yếu tố hạn chế lớn nhất ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của cây rau trong các yếu tố sau?
- Ánh sáng
- Nhiệt độ
- Nước
- Dinh dưỡng
Câu 13: Nhóm cây ngày ngắn như: Rau muống, đậu ván cần thời gian chiếu sáng 10-12g/ngày thì nên trồng vào vụ nào là sinh trưởng tốt nhất?
- Vụ đông xuân
- Vụ xuân hè
- Trồng quanh năm
Câu 14: Cây rau thích hợp với chế độ trồng xen, gối nguyên nhân là do?
- Do đặc điểm về hình thái, thời gian sinh trưởng
- Yêu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng của các loại rau
- Yêu cầu về điều kiện thời tiết, khí hậu và nhu cầu của người tiêu dùng
- a và c
- a và b
Câu 15: Biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh tế trong nghề trồng rau là?
- Trên cùng một diện tích bố trí nhiều loại rau
- Thực hiện các biện pháp thâm canh: Bón phân, tưới nước…
- Dùng giống có tiềm năng năng suất cao
Câu 16: Nhóm cây ngày dài như: Cải bắp, su hào, hành tỏi cần thời gian chiếu sáng >12g/ngày thì nên trồng vào vụ nào là sinh trưởng tốt nhất?
- Vụ đông xuân
- Vụ xuân hè
- Trồng quanh năm
Câu 17: Nếu thiếu ánh sáng trong thâm canh rau, cần thúc đảy quá trình quang hợp nên sử dụng loại phân nào trong các loại sau?
- Phân đạm ure
- Phân Lân
- Phân Kali
- Phân vi lượng
Câu 18: Hiện tượng của cây rau hi bị thiếu nước được thể hiện như thế nào?
- Cây rau sinh trưởng kém, thấp bé còi cọc
- Cây rau sinh trưởng kém, thấp bé, nhiều chất xơ, có vị đắng
- Cây rau non, mềm, yếu, giảm độ giòn và hương vị
Câu 19: Loại đất thích hợp nhất với sự sinh trưởng của các loại rau là?
- Đất thịt nặng, đất sét, tầng canh tác dày
- Đất thịt nhẹ, thịt pha sét, tầng canh tác dày 20-40cm
- Đất phù sa ven sông, thịt mịn
- a và b
- b và c
Câu 20: Cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, muốn đạt được năng suất cao, chất lượng tốt cần phải làm gì?
- Thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, áp dụng công nghệ cao
- Đất đai phải cày bừa kỹ, tơi xốp
- Chăm sóc thực hiện nhiều lần, chăm sóc đặc biệt
- Trồng rau trong dung dịch, trồng rau thuỷ canh
Câu 21: Loài rau nào sau đây thuộc loại thực vật bậc thấp?
- Măng tre
- Bắp cải
- Hành, tỏi
- Không có ý đúng
Câu 22: Hạt giống rau cần được xử lý ở bao nhiêu độ là thích hợp nhất?
- Nước ấm 540C
- Nước ấm 40-450C
- Nước ấm 30-350C
- Không có ý đúng
Câu 23: Phân lân cần thiết nhất cho những loại rau nào?
- Rau ăn quả, hạt
- Rau ăn hoa
- Rau ăn thân, lá
- Rau ăn rễ củ
Câu 24: Cây rau yêu cầu có độ pH như thế nào?
- Đất hơi kiềm hoặc trung tính, pH 6-6,8
- Đất chua hoặc trung tính, pH < 6
- Trên đất chua, kiềm, pH >6,8, pH < 6
Câu 25: Các giống lúa sử dụng trong sản xuất của Việt Nam thuộc dạng hình nào?
- Indica
- Japonica
- Javanica
Câu 26: Khi thay đổi điều kiện sống từ cạn xuống nước cỏc giống lúa cạn sẽ sinh trưởng, phát triển như thế nào?
- Tốt hơn
- Kém hơn
- Không thay đổi
Câu 27: Hiện tượng bạc bụng ở lúa có biểu hiện như thế nào?
- Hạt gạo có màu trắng đục ở đáy hạt
- Hạt gạo có màu vàng
- Kích thước hạt thay đổi
Câu 28: Trong quá trình ngõm ủ hạt giống nếu thừa nước, thiếu oxy, mầm và rễ sẽ phát triển như thế nào?
- Mầm bằng rễ
- Mầm dài, rễ ngắn
- Mầm ngắn rễ dài
Câu 29: Nguyên nhân nào gây bệnh nghẹt rễ lúa?
- Do giống
- Chế độ dinh dưỡng khụng hợp lý
- Nhiễm các độc tố
Câu 30. Hiện tượng điển hình của ruộng lúa khi sâu đục thân hại nặng?
- Cây lúa bị cắn ngang thân, đổ rạp
- Bông lúa bị bạc trắng
- Bông và lá lúa bạc trắng
Câu 31. Phôi nhũ nằm ở vị trí nào của hạt thóc
- Nằm phía trên đỉnh vỏ trấu
- Nằm ở bụng hạt thóc
- Nằm trong hạt thóc ở phía cuống quả
Câu 32. Bộ phận nào của hạt thóc sau này sẽ phát triển thành mầm và rễ phôi
- Phôi nhũ
- Nội nhũ
- Tinh bột
Câu 33. Tại sao hạt lúa lai lại không nên xử lý bằng nước muối?
- Hạt sẽ nổi hết dù là hạt chắc
- Phôi nhũ rất nhỏ, vỏ trấu chứa nhiều không khí
- Nội nhũ nhỏ, vỏ trấu hở và chứa nhiều không khí
Câu 34. Trong quá trình nảy mầm, mầm phôi và rễ phôi xuất hiện như thế nào?
- Mầm phôi xuất hiện trước sau đó đến rễ phôi
- Rễ phôi xuất hiện trước, sau đó là mầm phôi
- Mầm và rễ phôi xuất hiện đồng loạt
Câu 35. Kinh nghiệm “ngày ngâm đêm ủ” là biện pháp nhằm mục đích gì trong việc ngâm ủ hạt giống?
- Là biện pháp điều tiết hợp lý các yếu tố liện quan đến nước, không khí, nhiệt độ trong quá trình ngâm ủ hạt giống.
- Là biện pháp điều tiết sự phát triển của mầm và rễ mầm cho phù hợp
- Tận dụng tối đa về điều kiện nhiệt độ và không khí trong quá trình ngâm ủ hạt giống
Câu 36. Biểu hiện của mầm phôi khi thiếu oxi trong ngâm ủ hạt giống
- Mầm và lá ban đầu mọc dài, yếu ớt, rễ kém phát triển
- Mầm ngắn nhưng rễ phát triển dài hơn bình thường
- Mầm lá và rễ đầu mọc rất ngắn
Câu 37. Trong điều kiện lạnh, dùng biện pháp kỹ thuật nào sau đây để tăng cường sự hô hấp cho đống ủ
- Đống ủ không qua nhỏ
- Sử dụng rơm, rạ, bao tải phủ lên đống ủ để giữ nhiệt
- Dùng nước ấm tưới trực tiếp lên đống ủ
- Cả ba cách trên
Câu 38. Biện pháp cày sâu trong làm đất lúa có tác dụng nào trong các tác dụng sau
- Tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển
- Tăng nguồn dự trữ phân bón
- Tăng sự hoạt động của vi sinh vật có lợi
- Tất cả các ý đều đúng
Câu 39. Đặc điểm giống nhau giữa lá cỏ và lá lúa
- Hình dạng và màu sắc lá
- Cách ra lá và số lá
- Các gân lá mọc song song
Câu 40. Có thể phân biệt lá lúa và lá cỏ thông qua cái gì?
- Hình dạng và màu sắc lá
- Tai lá và thìa lìa lá
- Thông qua bẹ lá
————————————————–