Đáp án-Đề số 43- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ- KINH TẾ QUỐC TẾ-IL0043

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ

Ngành: Kế toán doanh nghiệp    –   Trình độ trung cấp

Môn: KINH TẾ QUỐC TẾ

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế là:

  1. Giao dịch kinh tế giữa 2 nước
  2. . Giao dịch kinh tế giữa 1 nước với các nước khác
  3. Giao dịch kinh tế giữa các nước trên thế giới
  4. . Giao dịch kinh tế giữa 1 nước với 1 khu vực trẹn thế giới.

Câu 2: Nền kinh tế thế giới là gì?

  1. Là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
  2. Là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia, có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại thông qua phân công lao động quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế.
  3. Là tổng thể các nền kinh tế của các lãnh thổ trên thế giới, có mối quan hệ kinh tế quốc tế với nhau.
  4. Là nền kinh tế của một quốc gia, đặt trong mối quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới.

Câu 3: Các bộ phận của nền kinh tế thế giới?

  1. Các quốc gia trên thế giới, liên hệ với nhau qua các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
  2. Các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế và các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
  3. Các quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế và các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
  4. Các chủ thể kinh tế quốc tế (bao gốm các quốc gia, các chủ thể cấp độ cao hơn như các tổ chức quốc tế và chủ thể cấp độ thấp hơn như công ty, tập đoàn, xí nghiệp) và các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Câu 4: Mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế quốc tế thể hiện thông qua việc:

  1. Ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 công ty.
  2. Ký kết các hiệp định kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ giữa 2 quốc gia hay từng nhóm quốc gia.
  3. Ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 công ty thuộc 2 quốc gia.
  4. Ký kết giữa 1 quốc gia với 1 tổ chức quốc tế.

Câu 5: Theo trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam là…?

  1. Nước phát triển.
  2. Nước đang phát triển.
  3. Nước chậm phát triển về kinh tế – xã hội.
  4. Nước phát triển chậm nhất trong số các nước phát triển.

Câu 6: Về mặt thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam là nước …?

  1. Thu nhập trung bình.
  2. Thu nhập trung bình cao.
  3. Thu nhập trung bình thấp.
  4. Thu nhập thấp.

Câu 7: Xếp hạng thu nhập trung bình đầu người của các quốc do là do:

  1. Quỹ tiến tệ quốc tế (IMF).
  2. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
  3. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO).
  4. Ngân hàng Thế giới (WB).

Câu 8: Doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là doanh nghiệp:

  1. Có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  2. Có hoạt động mua bán các hàng hóa xuất nhập khẩu.
  3. Có hợp tác với các chuyên gia xuất nhập khẩu.
  4. Cả câu B và C đúng.

Câu 9: Hiệp định thương mại song phương là Điều ước quốc tế được ký kết bởi:

  1. Hai tổ chức thế giới, ví dụ như giữa WB và FAO.
  2. Giữa một tổ chức quốc tế với một quốc gia, ví dụ như giữa IMF và Việt Nam.
  3. Giữa 2 công ty đa quốc gia.
  4. Giữa 2 quốc gia.

Câu 10: Công ty đa quốc gia là công ty?

  1. Sở hữu hay quyền kiểm soát khả năng sản xuất hoặc dịch vụ ở bên ngoài biên giới của một nước mà công ty đó có trụ sở chính.
  2. Sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
  3. Có lực lượng người lao động thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
  4. Cả A và B đúng.

Câu 11: Quan hệ kinh tế quốc tế?

  1. Diễn ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế.
  2. Diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau.
  3. Diễn ra giữa các quốc gia với doanh nghiệp.
  4. Diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau với các tổ chức kinh tế quốc tế.

Câu 12: Các hoạt động nào là quan hệ kinh tế quốc tế?

  1. Thương mại quốc tế
  2. Đầu tư quốc tế và các dịch vụ quốc tế nhằm thu ngoại tệ
  3. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 13: Sự phát triển không đều về kinh tế, khoa học – công nghệ giữa các nước là một trong những cơ sở để:

  1. Chuyển giao công nghệ giữa các nước.
  2. Dịch chuyển lao động giữa các nước.
  3. Hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.
  4. Cả A, B và C sai.

Câu 14: Qúa trình hợp tác giữa các nước ngày càng được tăng cường đã góp phần:

  1. Mở rộng quy mô đầu tư.
  2. Thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.
  3. Nâng cao năng lực quản lý của các công ty đa quốc gia.
  4. Hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.

Câu 15: Sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia đã góp phần:

  1. Đa dạng hóa các chủng loại hàng tiêu dùng.
  2. Đa dạng hóa công nghệ và kỹ thuật sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.
  3. Hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.
  4. Thúc đẩy phát triển sản phẩm mới.

Câu 16: Xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đã gây ra một tác động tích cực:

  1. Tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh quốc tế.
  2. Thúc đẩy khả năng sáp nhập các công ty đa quốc gia.
  3. Tăng cơ hội nâng cao kỹ năng quản lý hiện đại trong các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
  4. Tăng cơ hội chọn lựa đối tác trong các quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 17: Xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đã gây ra một tác động tiêu cực:

  1. Làm lung lay giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều nước.
  2. Gây nên sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế lớn, vào các quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn.
  3. Càng làm chậm đi quá trình đổi mới công nghệ ở nhiều nước.
  4. Làm giảm đi mức tiêu thụ hàng nội địa.

Câu 18: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là?

  1. Một trường hợp của khu vực hóa kinh tế.
  2. Một biểu hiện của hiệp định thương mại đa phương.
  3. Một trường hợp hội nhập kinh tế quốc tế.
  4. Một xu thế quốc tế hóa.

Câu 19: Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa:

  1. Một quốc gia với một tổ chức kinh tế quốc tế.
  2. Một quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế.
  3. Các tổ chức kinh tế quốc tế.
  4. Các quốc gia với nhau.

Câu 20: Các hoạt động của thương mại quốc tế?

  1. Xuất nhập khẩu hàng hóa.
  2. Gia công quốc tế.
  3. Tái xuất khẩu, chuyển khẩu; xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
  4. Cả A, B và C đúng.

Câu 21: Đối với những nước thu nhập thấp, khi tăng nhập khẩu hàng hóa:

  1. Người dân càng được tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao.
  2. Hàng nội địa có cơ hội xuất khẩu.
  3. Thúc đẩy kinh tế phát triển.
  4. Sản xuất hàng nội địa gặp khó khăn.

Câu 22: Đối với một quốc gia, về mặt thương mại quốc tế, trường hợp nào sau đây có thể được xem là tốt đối với phát triển kinh tế:

  1. Xuất khẩu < Nhập khẩu.
  2. Xuất khẩu > Nhập khẩu.
  3. Xuất khẩu = Nhập khẩu.
  4. Không hoạt động thương mại quốc tế.

Câu 23: Một trong những lợi ích của thương mại quốc tế là gì?

  1. Phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
  2. Tạo cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với các tập đoàn lớn.
  3. San bằng sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới.
  4. Phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Câu 24: Tiến bộ về khoa học – công nghệ của một quốc gia sẽ càng được thúc đẩy khi?

  1. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.
  2. Nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xí nghiệp cũng như của địa phương.
  3. Hỗ trợ và ứng dụng những công trình nghiên cứu khoa học.
  4. Tăng cường các mối quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 25: Một rào cản để một doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế là gì?

  1. Thuế xuất nhập khẩu.
  2. Hạn ngạch xuất nhập khẩu.
  3. Thiếu hiểu biết về thị trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong đàm phán thương mại quốc tế.
  4. Không đủ năng lực ngoại ngữ để giao tiếp quốc tế.

 


Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .