Đáp án-Đề số 68- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ-PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON-IL0068

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN HỌC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ  CHO TRẺ MẦM NON

KHÓA : Thời gian : 30 phút

 

Câu hỏi: Trình bày các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

Trả lời:

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ các lứa tuổi
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ nhất
Khả năng phát âm :
Âm thanh đầu trẻ phát ra là tiếng khóc . Tiếng khóc của trẻ ở tuần đầu tiêng chưa được phân hóa. Với mọi kích thích trẻ đều trả lời bằng tiếng khóc giống nhau . Từ tháng thứ 2 tiếng khóc của trẻ đã được phân hóa bằng nhịp độ , độ dài và sắc thái của tiếng.

Việc hình thành lời nói là quá trình chọn lọc loại bỏ các âm không có nghĩa giữ lại những âm có nghĩa trong tiếng mẹ đẻ những tiếng liếu lo này có cả ở trẻ bị điếc bẩm sinh, chỉ sau 6 tháng mới bị mất dần đi nếu trẻ không được tiếp nhận các kích thích  âm thanh  ngôn ngữ từ những người xung quanh.
Khả năng hiểu lời nói :
Trẻ sơ sinh phản ứng với tiếng động không biệt bằng cách giật mình .Trẻ được sinh ra với một hệ thống nghe được cấu  trúc đặc biệt để tiếp nhận của con người. Tiếng nói chuyện làm trẻ quay đầu lại hơn là các tiếng động khác . Khoảng 2 đến 3 tháng tưởi trẻ có thể phản ứng  khác nhau bởi các giọng nói khác nhau : giọng nói giận dữ có thể làm trẻ khóc , giọng nói vui vẻ khiến trẻ cười , giọng nói dịu dàng của mẹ , người thân có thể làm trẻ nín khóc .Vào đầu tháng thứ 3 trẻ có phản ứng với tiếng động quen thuộc như quay đầu và mỉm cười khi mẹ mở cửa , chuẩn bị đi tắm…

  • Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ hai

Đặc điểm phát âm:

  • Trong năm thứ hai , khả năng phát âm của trẻ đã có sự tiến bộ hơn . Trẻ phát âm được nhiều từ tuy nhiện phát âm còn sai nhiều. Các từ dài , khó thường được trẻ đơn giản bớt đi . Ví dụ “Hà Nội” thành “à ội”, “cục tác” thành “tác”, “hoa”nói thành “ho”, “táo” thành “tá”…Nói chung , cách câu âm của trẻ ở thời kì này vẫn chưa ôn định . Cùng một từ , một âm nhưng trong cách kết hợp khác nhau sẽ có cách phát âm khác nhau.

Đặc điểm vốn từ :

  • Hai tuổi , trẻ bắt đầu hiểu được mỗi người mỗi vật đều có 1 tên gọi, có thể dung âm thành mà miệng mình phát ra là người khác cũng có thể hiểu được mình muôn gì , không cần dùng cử chỉ …Trẻ biết xác lập mối quan hệ giữ vỏ âm thanh của từ với vật mà từ biểu thị. Vốn từ của trẻ tăng nhanh : từ 10 từ lúc trẻ được 1 tuổi , lên đến khoản 200 đến 300 từ lúc trẻ 2 tuổi . Các từ trẻ dung thường là danh từ hoặc động từ, những từ gần gũi và dễ hiểu với trẻ
  • Ở lứa tuổi này , cách dùng từ còn có 1 đặc điểm nổi bật đó là trẻ thường dùng 1 từ để chỉ nhiều đối tượng giống nhau về một đặc điểm bên ngoài nào đó Trẻ chưa hiểu các mức độ khái quát nghĩa của từ . Ta có thể thấy xu hướng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển như sau: Ban đầu trẻ hiểu những từ chỉ dẫn,sau đó trẻ bắt đầu hiểu những từ chỉ tên,dần dần hiểu được nhận thức và sự cấm chỉ,cuối cùng hiểu nội dung chuyện.

Đặc điểm ngữ pháp
Khả năng sử dụng câu của trẻ năm thứ 2 có nhiều sự thay đổi đáng kể.Đầu năm thứ hai, trẻ     thường dung ngôn ngữ tình huống trong giao tiếp với những người xung quanh. Câu trẻ thường    dung là câu 1 từ. Một từ mang nghĩa cả câu,cũng có khi một từ mang nghĩa của nhiều câu.

Phương thức ngữ pháp ở trẻ chủ yếu là ngữ điệu.

  • Đến sáu tháng cuôi của năm thứ 2, trẻ bắt đầu dùng các câu nói có cấu trúc ngữ pháp mở rộng dần, có chủ ngữ ,vị ngữ hoặc bổ ngữ …Ví dụ: con ăn cơm, chị cho gà ăn ,mẹ tắm cho bé…
    Trong các kiểu câu nói theo mục đích nói , trẻ luắ tuổi này thường dùng câu cầu khiến , kêu gọi ( bà ơi , bế con,..)và câu mệnh lệnh .Cuối năm thứ hai , trẻ sử dụng thêm câu hỏi , câu miêu tả ( ai đấy? Cái gì đấy?Ở đâu? Đau quá, ối trời ơi…)
  • Tuy nhiên do vôn từ còn hạn chế , kinh nghiệm sống và kinh nghiệm sử dụng câu chưa có nhiều nên trẻ dùng câu chưa chính xác , trật tự từ trong câu còn chưa đúng , có khi bị đảo lộn Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ ba:
    Đặc điểm phát âm.
    Ngôn ngữ trẻ lứa tuổi này phát triển rất nhanh. Trẻ phát âm rõ ràng chính xác hơn các hình thức âm thanh ngôn ngữ. Tuy nhiên trẻ còn phát âm sai một số phụ âm đầu như: S, Tr, R, Kh,P… âm cuối : Ng,Ch,Nh,C,T.
    Ở trẻ ta còn bắt gặp hiện tượng nói lắp.Giọng trẻ còn ê a kéo dài,chưa được gọn, khả năng sử dụng giọng biểu cảm còn hạn chế.
  • Đặc điểm vốn từ:
  • Trong cách dùng từ của trẻ là trẻ có thể “sáng tác”,ra những từ mới để thay thế các từ mà trẻ không biết.
  • Do kinh nghiệm sống và dùng từ của trẻ nên chúng ta vẫn thường gặp những lỗi dùng từ sai như:

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
Khả năng phát âm của trẻ lứa tuổi mẫu giáo tiến bộ tỉ lệ thuận với lứa tuổi.Trẻ đã nắm được toàn bộ hệ thống ngữ âm tiếng Việt,càng lớn trẻ càng phát âm chính xác. Tuy nhiên cách phát âm của trẻ chưa thật sự ổn định,tiếng nói của những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến cách phát âm của trẻ.

 

 


Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

Đăng ký học trung cấp từ xa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .