Đề số 69- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON-IL0069

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

MÔN HỌC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ  CHO TRẺ MẦM NON

KHÓA : Thời gian : 60 phút

Câu hỏi :

Câu hỏi 1 : Trình bày nội dung công tác luyện phát âm cho trẻ

Câu hỏi 2 : Hãy nêu các phương pháp luyện phát âm cho trẻ

Trả lời:

I.Khái niệm:

Muốn ngôn ngữ trẻ phát triển tốt, trước tiên phải dạy trẻ phát âm đúng.Điều này rất quan trọng,bởi tiếng Việt là tiếng ghi âm,đọc như thế nào thì viết như thế ấy,vì vậy nếu ta dạy trẻ phát âm đúng thì sau này trẻ sẽ viết đúng.

Dạy trẻ phát âm đúng nghĩa là hướng dẫn trẻ phát âm rõ ràng từng từ,câu, đoạn của tiếng mẹ đẻ.Trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình biểu cảm cho phù hợp với hoàn cảnh lời nói.

  1. Nội dung công tác luyện phát âm cho trẻ:

Việc học phát âm của trẻ là một quá trình bao gồm việc ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai,nhìn bằng mắt cách phát âm) và tái hiện lại nó( bằng cơ quan phát âm của mình).Không những thế trẻ còn phải biết điều chỉnh hơi thở,giọng nói của mình sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh nói.Vì vậy công tác rèn luyện phát âm cho trẻ bao gồm các nội dung sau:

  1. Luyện khả năng nghe và phân biệt âm thanh tiếng mẹ đẻ:

Luyện khả năng nghe và phân biệt âm thanh tiếng mẹ đẻ là luyện để trẻ nghe thấy và phân biệt âm thanh ngôn ngữ. Đây là quá trình giúp trẻ tập trung chú ý nghe, để xác định từng âm thanh ngôn ngữ,sau đó phải ghi nhớ những âm thanh này một cách chính xác.

Việc rèn luyện thính giác đối với các lớp nhỏ là luyện cho trẻ phân biệt sự khác nhau giữa các đơn vị ngữ âm một cách tổng quát thông qua hình thức tồn tại tự nhiên của âm thanh ngôn ngữ là từ và câu. ở các lớp lớn ta tập cho trẻ phân biệt các âm tiết riêng lẻ.

  1. Luyện cơ quan phát âm:

Là tạo điều kiện để trẻ luyện tập,làm cho các cơ quan phát âm của trẻ vận động một cách linh hoạt, nhịp nhàng, trẻ dễ điều khiển,dễ cấu âm khi phát âm.

Đây chính là quá trình trẻ tri giác được phương thức phát âm.Vì vậy người lớn phải nói trước mặt trẻ một cách rõ ràng,chính xác giúp trẻ tri giác đúng. Công tác luyện cơ quan phát âm được tiến hành ở 2 mức độ:

  • Mức độ 1: luyện để cơ quan phát âm vận động tự do,giúp cho cơ quan phát âm của trẻ chuyển động linh hoạt tinh tế.
  • Mức độ 2 :luyện vận động theo phương thức phát âm từng từ, từng câu, từng âm riêng lẽ.
  • Việc luyện cơ quan phát âm có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào việc luyện tai nghe cho trẻ. Trẻ nghe đúng mới phát âm chính xác được.
  • Trẻ nhỏ cần nhiều bài tập luyện vận động tự do.Trẻ lớn nên thực hiện nhiều bài tập vận đọng theo phương thức phát âm.
  • Trẻ cần phát âm đúng tất cả các âm, các thanh của từ,của tiếng Việt vào cuối tuổi mẫu giáo. Còn việc phát âm đúng biểu cảm các câu,đoạn văn sẽ đươc hoàn thiện khi trẻ học tiểu học.
  • Việc củng cố ở trẻ cách phát âm các âm của tiếng mẹ đẻ được thực hiện theo trình tự sau:
  • + Làm chính xác vận động của cơ quan phát âm.
  • + Dạy trẻ phát âm đúng từng âm riêng lẻ.
  • + Dạy trẻ phát âm đúng các âm trong tiếng từ.
  • + Dạy trẻ phát âm đúng các âm trong câu.
  1. Luyện thở ngôn ngữ:
  • Trẻ nhỏ thường chưa biết điều chỉnh hơi thở,vì vậy khi nói trẻ thường nói ra nhiều hơn. Nó đòi hỏi phải có sự luyện tập,có sự luyện tập có sự tham gia của ý chí.
  • Luyện thở ngôn ngữ là luyện cho trẻ biết cách thở ra, hít vào, ngừng nghỉ đúng lúc khi phát âm,khi nói(khi nói hết ý,trọn câu, khi cần diễn tả biểu cảm.v.v…
  • Luyện thở ngôn ngữ được thực hiện ở 2 mức độ:

Mức độ 1:

  • Luyện thở tự do:Mục đích luyện cho trẻ cách điều khiển hơi thở theo ý muốn.Trẻ luyện thở theo các mức độ khác nhau: dài-ngắn; nhanh- chậm; mạnh-nhẹ.

Mức độ 2:

  • Luyện thở ngôn ngữ: được thực hiện thông qua việc cho trẻ phát âm từng âm,tiếng,từ,câu trong khi học,chơi,đọc thơ,kể chuyện,hát v.v… mục đích chính là luyện cho trẻ biết ngừng nghỉ, ngắt giọng đúng lúc,đúng chỗ khi nói để người nghe hiểu được trọn ý một cách chính xác.
  1. Luyện giọng:
  • Dạy trẻ biết điều khển giọng nói của mình sao cho rõ ràng,biểu cảm,phù hợp với nội dung và hoàn cảnh nói.
  • Ta thường thấy ở trẻ có hiện tượng khi vui hoặc adua bắt chước bạn thì nói rất to,thậm chí la hét ầm ĩ,nhưng khi cần phát biểu,cần nói, hay trước mặt người lạ trẻ nói lí nhí,nhát gừng,nói lắp… không tự nhiên. Vì vậy ta cần dạy trẻ cách điều chỉnh giọng nói,biết thể hiện các sắc thái khác nhau của giọng.
  • Luyện giọng gồm các nội dung sau:

+ luyện độ cao của giọng: cao,thấp…

+ luyện độ mạnh của giọng : to, nhỏ…

+ luyện  trường độ của giọng : dài,ngắn.

+ luyện tốc độ của giọng : nhanh chậm.

  • Luyện giọng là đặt yêu cầu cao với trẻ nên cô giáo cần hướng dẫn từ từ,tỉ mỉ từ thấp đến cao,cô có thể dạy trẻ bắt chước tiếng kêu của các con vật có giọng cao- thấp, to- nhỏ khác nhau, bắt chước tiếng kêu của các đồ vật, hoặc luyện giọng trong các giờ âm nhạc,kể chuyện, đọc thơ hoặc đóng kịch.

lll. Phương pháp luyện phát âm cho trẻ:

  1. Luyện phát âm theo mẫu:
  • Luyện phát âm theo mẫu là hướng dẫn trẻ phát âm theo đúng các mẫu âm thanh tiếng mẹ đẻ.
  • Các bước tiến hành dạy trẻ luyện phát âm theo mẫu.
  • Bước 1:

Cô phát âm mẫu,trẻ tri giác cách phát âm,cô phát âm mẫu một cách chậm rãi,rõ ràng chính xác từng từ(nếu ở các lớp nhỏ), từng âm vị(nếu ở các lớp nhỡ,lớp lớn). Nhất thiết phải để trẻ nhìn rõ vị trí môi,răng,lưỡi khi cô phát âm. Sau khi phát âm mẫu,ở lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé,cô không cần phải giải thích cấu âm,còn ở lớp mẫu giáo nhỡ và lớn thì phải giải thích cách cấu âm cho trẻ (vị trí của môi,răng,lưỡi,miệng)

  • Bước 2:

-Khi trẻ phát âm cô cần chú ý xem trẻ phát âm có đúng không và sửa sai cho trẻ, cô có thể yêu cầu trẻ phát âm lại 2-3 lần.Tuy nhiên không nên bắt trẻ phát âm lại nhiều lần vì trẻ sẽ càng cuống càng líu lưỡi,phát âm sai thêm.Cô tuyệt đối không nhắc lại lỗi phát âm sai của trẻ.

  • Trò chơi:
  • Hướng dẫn trẻ chơi với mục đích luyện phát âm cho trẻ. Trò chơi luyện phát âm gồm có nhiều nội dung:
  1. Trò chơi luyện thở: Thổi bong bóng,thổi nước nóng, làm làn gió thổi, ngửi hoa, thổi chong chóng, thổi các vật bay, dải lụa v.v…Các trò chơi đều được tổ chức bằng nhiều hình thức và tình huống khác nhau nhằm kích thích trẻ hứng thú trong khi chơi .
  2. Trò chơi luyện cơ quan phát âm:Nhằm mục đích rèn luyện các cơ quan của bộ máy phát âm vận động linh hoạt,chính xác như: Lưỡi ai sạch,Liếm môi, đánh răng bằng lưỡi…
  • Tập cho trẻ nói các câu có âm cần luyện lặp đi lặp lại nhiều lần.
  1. Trò chơi luyện tai nghe:Đố ai nghe rõ, đoán xem ai hát,đố tiếng gì kêu,tìm âm trong tiếng v.v…
  • Các trò chơi luyện tai nghe được tổ chức cho trẻ chơi với các yêu cầu đươc nâng cao dần lên. Mới đầu là các trò chơi luyện sự chú ý thính giác, sau đó là các trò chơi luyện thính giác ngôn ngữ và cuối cùng yêu cầu cao hơn cả là trò chơi Luyện thính giác âm vị cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn.

d.Trò chơi luyện giọng :

– Cô tổ chức, tạo các tình huống khác nhau để trẻ bắt chước tiếng kêu của các con vật, đồ vật, bằng cách điều chỉnh giọng nói, âm lượng, tốc độ, trường độ …cho tốt .

– Trẻ có thể tập nói các câu nói của các con vật ttrong truyện, khi nói trẻ phải tập luyện sao cho giọng nối của mình thể hiện đúng tính cách của nhân vật .

  • Đọc, nói, kể diễn cảm :

– Cô sử dụng các bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao làm phương tiện cho trẻ đọc, kể diễn cảm

 


Note: Học viên nhớ dò đúng mã đề để không bị sai lệch kết quả, trong quá trình làm đề có gì không hiểu hay thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ : phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

 

 

Rate this post
Đăng ký học trung cấp từ xa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .