ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
ĐỀ SỐ 02 MÔN: THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
Ngành: ĐIỀU DƯỠNG Thời gian: 75 phút
Hướng đẫn bổ sung :
· Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 50 CÂU – 10 ĐIỄM
Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)
Câu 1: Huyết áp tâm thu nằm trong giới hạn
- 60 – 140 mmHg
- 90 – 140 mmHg
- 60 – 100 mmHg
- 80 – 160 mmHg
Câu 2: Động mạch nào được dùng để đo huyết áp chi trên:
- Động mạch khoeo
- Động mạch cánh tay
- Động mạch bẹn
- Động mạch chày trước
Câu 3: Khi nào được gọi là huyết áp cao:
- Huyết áp tối đa > 90 mmHg
- Huyết áp tối đa > 120 mmHg
- Huyết áp tối đa > 130 mmHg
- Huyết áp tối đa > 150 mmHg
Câu 4: Khi nào được gọi là huyết áp cao:
- Huyết áp tối thiểu > 60 mmHg
- Huyết áp tối thiểu > 70 mmHg
- Huyết áp tối thiểu > 80 mmHg
- Huyết áp tối thiểu > 90 mmHg
Câu 5: Thời điểm đo huyết áp chính xác nhất là:
- 6h sáng
- 8 h sáng
- 14h chiều
- 18h tối
Câu 6: Vị trí thường dùng để lấy nhiệt độ:
- Hậu môn
- Trán
- Nách
- Miệng
Câu 7: Vị trí lấy nhiệt độ chính xác nhất là:
- Trực tràng
- Trán
- Nách
- Miệng
Câu 8: Vị trí thường dùng để bắt mạch ở trẻ sơ sinh:
- Động mạch bẹn
- Động mạch quay
- Động mạch nách
- Động mạch thái dương
Câu 9: Tần số mạch giảm trong bệnh:
- Cường giáp
- Suy giáp
- Vận động
- Cả A, B, C đều sai
Câu 10: Khi nào được gọi là hạ huyết áp từ tư thế nằm sang ngồi:
- Huyết áp tối đa hạ 25 mmHg
- Huyết áp tối đa hạ 10 mmHg
- Huyết áp tối đa hạ 25 mmHg và Huyết áp tối thiểu hạ 10 mmHg
- Huyết áp hạ và kẹt
Câu 11: Góc độ tiêm dưới da là:
- 10 độ
- 15 độ
- 25 – 35 độ
- 30 – 45 độ
Câu 12: Khi trẻ bị sốt cao 39 độ, nên áp dụng phương pháp nào sau đây để hạ nhiệt?
- Cho trẻ uống nước đường
- Lau mát cho trẻ
- Cho trẻ uống paracetamol
- Tất cả A, B, C đều sai
Câu 13: Tiêm bắp cho bệnh nhân với lượng 0,5ml người điều dưỡng nên tiêm vào vị trí nào?
- Cơ Delta
- Cơ tam đầu cánh tay
- Cơ tứ đầu đùi
- Cơ mông lớn
Câu 14: Vị trí thường dùng để tiêm tĩnh mạch
- Mu bàn tay
- Tĩnh mạch hiển trong
- Tĩnh mạch hiển ngoài
- Tĩnh mạch M mặt trước cẳng tay
Câu 15: Huyết áp là:
- Sức co bóp của thất phải
- Sức co bóp của thất trái
- Áp lực của máu lên thành động mạch
- Áp lực của máu lên thành tĩnh mạch
Câu 16: Bệnh nào dưới đây nhịp thở người bệnh tăng, ngoại trừ:
- Viêm phổi
- Lao phổi
- Hen phế quản cấp
- Viêm cầu thận
Câu 17: Glucose 10% là dung dịch:
- Đẳng trương
- Ưu trương
- Cao phân tử
- Nhược trương
Câu 18: Áp lực tĩnh mạch trung tâm là:
- 5 – 6 cm H2O
- 5 – 8 cm H2O
- 5 – 10 cm H2O
- 5 – 15 cm H2O
Câu 19 : Góc độ của đường tiêm tĩnh mạch :
- 15 độ
- 30 độ
- 30 – 45 độ
- 60 – 90 độ
Câu 20: Góc độ của tiêm trong da:
- 10 – 15 độ
- 30 độ
- 30 – 45 độ
- 60 độ
Câu 21: Tiêm dưới da là:
- Đưa thuốc vào lớp thượng bì
- Đưa thuốc vào lớp mô liên kết lỏng lẻo
- Đưa thuốc vào mạch máu
- Đưa thuốc vào bắp thịt
Câu 22 : Tiêm tĩnh mạch là:
- Đưa thuốc vào động mạch
- Đưa thuốc vào mao mạch
- Đưa thuốc vào tĩnh mạch
- Cả A, B, C đều sai
Câu 23: Chỉ định thở 0xy:
- Suy hô hấp
- Nhiễm trùng máu
- Gãy xương
- Viêm ruột thừa
Câu 24: Nhịp thở bình thường của người trưởng thành là :
- 10 – 12 lần/phút
- 14 – 16 lần/phút
- 16 – 20 lần/phút
- 18 – 24 lần/phút
Câu 25: Huyết áp sẽ tăng khi:
- Người bệnh nghỉ ngơi
- Dùng thuốc an thần
- Vận động
- Cả A, B, C đều sai
Câu 26: Mỏm đối chiếu lên lồng ngực:
- Ngang mức khoang gian sườn V bên trái, trên đường giữa xương đòn
- Ngang mức khoang gian sườn V bên trái, trên đường nách trước
- Ngang mức khoang gian sườn IV bên trái, trên đường giữa xương đòn
- Ngang mức khoang gian sườn VI bên trái, trên đường giữa xương đòn
Câu 27: Động mạch vành cấp máu cho:
- Tim
- Phổi
- Dạ dày
- Thực quản
Câu 28: Thực quản dài khoảng:
- 15 cm
- 25 cm
- 35 cm
- 45 cm
Câu 29: Tai biến của tiêm bắp:
- Sốc phản vệ
- Tắc mạch
- Gãy kim
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 30: Tai biến thường gặp của tiêm tĩnh mạch:
- Gãy kim
- Nhiễm trùng
- Phồng nơi tiêm
- Sốc phản vệ
Câu 31: Tai biến tắc mạch trong truyền dịch là do:
- Khí lọt vào thành mạch máu
- Máu chảy vào kim tiêm
- Vô khuẩn không tốt
- Người bệnh lo lắng
Câu 32: Chế độ ăn của người bệnh xơ gan giai đoạn mất bù là
- Hạn chế protid
- Hạn chế glucid
- Hạn chế vitamin
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 33: Đề phòng biến chứng gãy kim trong tiêm thuốc, cần:
- Cố định người bệnh tốt
- Trấn an người bệnh
- Dùng kim tiêm cỡ lớn
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 34: Để phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp cho người bệnh thở 0xy, cần:
- Ăn tăng cường protein
- Ăn tăng cường vitamin
- Làm ẩm 0xy
- Cả A, B, C đều sai
Câu 35: Ở khoang màng phổi có:
- Máu
- Mủ
- Thanh dịch
- Khí
Câu 36: Nguyên nhân gây loét dạ dày
- Vi khuẩn HP
- Thuốc giảm đau kháng viêm
- Stress
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 37: Dung dịch ưu trương là:
- Glucose 5%
- Glucose 10%
- Glucose 50%
- NaCL 0,9%
Câu 38: Dung dịch có trọng lượng phân tử lớn là:
- Glucose 50%
- NaCl 0,9%
- Dextran
- NaHCO3
Câu 39: Mục đích của truyền máu là:
- Giải độc
- Nuôi dưỡng
- Hồi phục khối lượng tuần hoàn
- Chống nhiễm trùng
Câu 40: Số lượng nước tiểu 24h bình thường là:
- 1 lít
- 1,2 – 1,5 lít
- 1,5 – 2 lít
- 2 – 3 lít
Câu 41: Tần số mạch của người cao tuổi là:
- 80 – 90 lần/phút
- 70 – 80 lần/phút
- 60 – 70 lần/phút
- 50 – 60 lần/phút
Câu 42: Huyết áp tối đa thể hiện:
- Sức co bóp thất trái
- Sức co bóp thất phải
- Sức cản ngoại vi
- Sức bền thành mạch máu
Câu 43: Chống chỉ định tương đối của truyền dịch:
- Giảm huyết áp
- Suy tim
- Viêm cầu thận
- Rối loạn nước điện giải
Câu 44: Khi cho người bệnh uống thuốc Digital cần chú ý:
- Tần số mạch
- Cường độ mạch
- Nhịp thở
- Huyết áp
Câu 45: Lượng nước đưa vào cơ thể trong 24h là:
- 1000ml
- 1200ml
- 1500ml
- 3000ml
Câu 46: Người bình thường, dấu sinh hiệu sẽ được theo dõi:
- 1 lần/ ngày
- 2 lần/ ngày
- 3 lần/ ngày
- 4 lần/ ngày
Câu 47: Khó thở khi gắng sức gặp trong bệnh:
- Viêm gan
- Áp xe gan
- Suy thận
- Suy tim
Câu 48: Nhiệt độ cơ thể 38 – 39 độ là:
- Sốt nhẹ
- Sốt vừa
- Sốt cao
- Sốt rất cao
Câu 49: Khi tổn thương động mạch cánh tay, cần áp dụng biện pháp nào để cầm máu:
- Ấn động mạch quay
- Garo động mạch dưới đòn
- Garo động mạch nách
- Garo động mạch cánh tay
Câu 50: Dấu hiệu sinh tồn gồm có:
- Mạch, nhiệt độ
- Huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, mạch
- Tim và mạch máu
- Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
—————HẾT——————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
DUYỆT ĐỀ GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Ths. Nguyễn Công Cường